Khái quát về kinh tế xã hội, Giáo dục và Đào tạo của thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)

8. Cấu trúc luận văn:

2.1. Khái quát về kinh tế xã hội, Giáo dục và Đào tạo của thành phố

Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội thành phố Quy Nhơn

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.

Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại I, với ưu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển, được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong ba trung tâm Công nghiệp, thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ (cùng với Đà Nẵng và Nha Trang). Quy Nhơn đang từng bước chỉnh trang đô thị, xây dựng và nâng cấp để trở thành một trong những trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội và du lịch, là đô thị lớn nằm trong chuỗi đô thị của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Hiện nay, toàn thành phố có 21 phường xã, trong đó, có 16 phường và 5 xã. Tổng diện tích 285 km², dân số trên 300.000 người.

Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như: núi (Như núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (Khu vực đèo Cù Mông), gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm (Đầm Thị Nại), hồ (Hồ Phú Hòa (Phường Nhơn Phú và phường Quang Trung), Bầu Lác (Phường Trần Quang Diệu), Bầu Sen (Phường Lê Hồng Phong), hồ Sinh Thái (Phường Thị Nại)), sông ngòi (Sông Hà Thanh), biển, bán đảo (Bán đảo Phương Mai) và

đảo (Đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh). Bờ biển Quy Nhơn dài 72 km, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.

Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng: tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) tăng 11,7 % so với năm 2017, trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp - XD tăng 12,1%, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 11, 5% (kế hoạch tăng trên 11,5 %), giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 4,7% (kế hoạch tăng trên 4,3 %); hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xã hội được tăng cường và có nhiều nỗ lực; quốc phòng, an ninh được củng cố; hiệu quả, hiệu lực hoạt động của chính quyền được nâng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Quy Nhơn lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ thành phố, phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường kỷ cương, nâng cao trách nhiệm các ngành, các cấp, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; khai thác tiềm năng, thế mạnh và phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với giải quyết tốt an sinh xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng- an ninh và trật tự an toàn xã hội; xây dựng và phát triển thành phố Quy Nhơn trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại ” [ 14]

Mục tiêu phát triển của thành phố theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là phấn đấu đến năm 2025, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền

trung. Đến năm 2035, là trung tâm kinh tế biển quốc gia, đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu trên, còn rất nhiều việc phải làm. Chính vì vậy, chính quyền và nhân dân thành phố Quy Nhơn cùng chung tay góp sức xây dựng vì mục tiêu chung.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và Đào tạo địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

- Ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và thành phố, phối hợp chặt chẽ cùng các ban, ngành, đoàn thể và các xã, phường, cộng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể CB, CNV, GV giữ vững và phát huy tốt thành tích giáo dục cả về chất lượng và quy mô, cụ thể như sau:

- Thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch trường lớp phù hợp quy mô phát triển giáo dục cấp thành phố, đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập của con em nhân dân nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

- Quy mô mạng lưới trường lớp đã được mở rộng, tăng về số lượng, theo hướng đa dạng hóa. Toàn ngành có 107 trường với 56.041 trẻ và học sinh theo học; trong đó, Mầm non: 57 trường và 16.084 trẻ; Tiểu học: 28 trường và 24.863 học sinh; Trung học cơ sở: 21 trường và 17.858 học sinh. Ngoài ra, tại thành phố Quy nhơn còn có 09 trường Trung học phổ thông; 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp dạy nghề và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 01 Trung tâm dạy nghề; có 02 trường; đại học; 04 trường cao đẳng. Trên địa bàn 21 phường xã, đều có tất cả các trường mầm non, tiểu học và THCS; CSVC trường lớp tiếp tục được đầu tư, tăng cường đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.

từ năm 2001, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được tuyển vào lớp 6 dạt 100% và học sinh từ 15 đến 17 tuổi được công nhận tốt nghiệp THCS 3.553/3.562 học sinh, tỷ lệ 99.74%. Về phổ cập THPT: tỷ lệ tốt nghiệp THPTđạt 96,11%. Hiện nay, thành phố đang thực hiện phổ cập THPT, ngành giáo dục đã hoàn thành công tác điều tra đối tượng phổ cập trong độ tuổi.Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, thành phố có 21/21 phường, xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi năm học 2018 – 2019.

Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao: GDMN có số trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ lên lớp thẳng đối với Tiểu học: 24.255 / 24.258 đạt tỷ lệ 99,98%; Đối vưới THCS tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt: 17258/ 17.371 đạt tỷ lệ 99,34%; đối với THPT tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt: 93,5% .

Chất lượng mũi nhọn có nhiều tiến bộ, trong năm học 2018-2019, có 37 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh ở các bộ môn văn hóa lớp 9 (06 giải nhì, 10 giải ba và 21 giải khuyến khích); 03 học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh đạt 01 giải ba và 02 giải tư; 171 em bậc tiểu học tham gia thi viết chữ đẹp cấp thành phố đạt (10 giải nhất, 35 giải nhì, 50 giải ba, 76 giải khuyến khích) và có 10 em đạt giả thi viết chữ đẹp cấp tỉnh.

Có 100% trường tiểu học dạy môn Tiếng Anh và tin học cho học sinh; 100% các trường THCS tổ chức dạy và học Ngoại ngữ theo chương trình Tiếng Anh 10 năm theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 và 100% trường phổ thông có kết nối Internet.

Thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, quan tâm đúng mức tới sự phát triển giáo dục ở những vùng kinh tế- xã hội khó khăn. Thực hiện tốt chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Ngành GD&ĐT thành phố luôn đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tập trung chỉ đạo việc quản lý tổ, chức dạy học

theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tứng cấp học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống; hướng dẫn các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực cho người học. Chú trọng các hoạt động giáo dục thể chất, vệ sinh học đường, phối hợp cùng ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học; tăng cường giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng cho học sinh; lồng ghép giảng dạy về lịch sử đảng bộ địa phương và chủ quyền biển đảo quốc gia.

Tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, phát huy thành quả đạt được, quyết tâm thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa sự nghiệp GD&ĐT của địa phương phát triển vững chắc, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH và hội nhập quốc tế.

2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Mục đích của khảo sát nhằm tìm hiểu thực tế, đánh giá đúng khách quan thực trạng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.2. Nội dung khảo sát

Đề tài luận văn tập trung khảo sát các nội dung như sau:

+ Thực trạng xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

+ Thực trạng các trường mầm non theo 5 tiêu chuẩn trường MN ĐCQG + Thực trạng công tác quản lý xây dựng trường MN ĐCQG trên địa

bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.3. Đối tượng khảo sát

- CBQL là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên của 27 trường mầm non công lập của thành phố Quy Nhơn (51 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; 153 tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên)

2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp nghiển cứu lý luận và thực tiễn, chủ yếu là phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Quy trình khảo sát: chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu bộ công cụ điều tra khảo sát là các bộ phiếu điều tra, thu hồi mẫu phiếu điều tra, kiểm tra, phân loại phiếu hợp lệ ( trả lời đầy đủ các câu hỏi), không hợp lệ (trả lời một câu hỏi, hoặc không chọn đáp án nào); phân loại phiếu điều tra theo đối tượng khảo sát sau khi nhận phiếu về, xử lý mẫu điều tra và đưa ra số liệu điều tra. Trên kết quả phân tích dữ liệu, chúng tôi sử dụng 3 thông số cơ bản là tỉ lệ %, điểm trung bình cộng và thứ hạng để tiến hành viết báo cáo kết quả khảo sát.

Cách tính các thông số, chúng tôi sử dụng theo các công thức sau: + Tỉ lệ %

+ Trung bình cộng:

*Trong đó: = là kết quả trung bình cộng N = n1 + n2 + …+ nn; x: điểm số của các mức độ;

Bảng 2.1. Ý nghĩa giá trị trung bình

Điểm trung bình Ý nghĩa

1,00 - 1,75 Yếu/Không quan tâm/ Không cần thiết/ Không ảnh hưởng/ Không khả thi

1,76 - 2,51 Trung bình/Không quan tâm/ Không cần thiết/ Không ảnh hưởng/ Không khả thi

2,52 – 3,27 Khá/Quan tâm/ Cần thiết/ ảnh hưởng/ Khả thi

3,28 – 4 Tốt/Rất quan tâm/ Rất cần thiết / Rất ảnh hưởng/ Rất khả thi

Khảo sát về các mức độ quan tâm/cần thiết/ ảnh hưởng/ khả thi trong luận văn quy định điểm như sau:

Điểm 4: Tốt/ Rất quan tâm/ Rất cần thiết / Rất ảnh hưởng/ Rất khả thi Điểm 3: Khá/ Quan tâm/ Cần thiết/ ảnh hưởng/ Khả thi

Điểm 2: Trung bình/ Ít quan tâm/ Ít cần thiết / Ít ảnh hưởng/ Ít khả thi Điểm 1: Yếu/ Không quan tâm/ Không cần thiết/ Không ảnh hưởng/ Không khả thi

2.3. Thực trạng giáo dục mầm non theo 5 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.4. 1.Thực trạng xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy nhơn

Thành phố Quy Nhơn được thành lập từ ngày 3/7/1986 từ thị xã Quy Nhơn lên thành phố Quy Nhơn có 27 trường trong đó có: 08 trường công lập và 19 trường mẫu giáo dân lập. Sau năm 2014, 19 trường mẫu giáo dân lập chuyển sang trường công lập, toàn thành phố có 27 trường công lập với 6589 trẻ /148 nhóm, lớp (11 nhóm trẻ, 137 lớp mẫu giáo); các trường đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng trường học đạt MN ĐCQG theo Quyết định số

36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành quy chế công nhận trường MN ĐCQG. Trong thời gian đầu việc xây dựng trường MN ĐCQG rất khó khăn: kinh tế - ngân sách eo hẹp, các trường chuyển từ dân lập sang công lập trường lớp chưa khang trang, quỹ đất ít chưa đáp ứng được diện tích theo chuẩn quy định, giai đoạn 2010-2015 mới chỉ có 4 trường được công nhận ĐCQG, trong đó có 3 trường ở mức độ 2 và 1 trường ở mức độ 1.

Giai đoạn 2015-2020 là giai đoạn tiếp tục phát triển số lượng, chất lượng và đầu tư xây dựng trường MN ĐCQG là chủ trương lớn của ngành, tăng cường đầu tư cho GDMN; hỗ trợ CSVC, đào tạo đội ngũ nhà giáo; huy động mọi nguồn lực để tăng cường các điều kiện tổ chức dạy và học, vận động các ban, ngành, đoàn thể đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng các công trình nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn theo tinh thần Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố Quy Nhơn về Đề án xây dựng trường ĐCQG.

Giai đoạn này thực hiện các chủ đề như: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Đẩy mạnh “Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”... Trong giai đoạn này áp dụng Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/2/2014 ban hành Quy chế công nhận trường MN ĐCQG và mới được thay thế bằng Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận ĐCQG đối với trường mầm non. Ngành GD&ĐT thành phố và các trường không ngừng nỗ lực phân đấu và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của bậc học mầm non.

Để nâng cao tỷ lệ trường ĐCQG, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Trong những năm gần đây các cấp quản lý đã chủ

động tham mưu cho cấp ủy, UBND thành phố Quy Nhơn vá các xã, phường xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng trường ĐCQG, lồng ghép quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Bên cạnh đó các địa phương cũng quan tâm đầu tư CSVC trường, lớp khang trang; làm tốt công tác quy hoạch, ưu tiên quỹ đất cho giáo dục, huy động các nguồn lực trong nhân dân để xây dựng trường học. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện xây dựng trường MN ĐCQG ở thành phố Quy nhơn còn chậm, kết quả là phát triển thêm 06 trường mầm non được công nhận, nâng số trường đạt chuẩn lên 10/27 đạt 37% so với tổng số trường mầm non trong toàn thành phố thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Bảng thống kê các trường MN ĐCQG và chưa ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn T T T Trường MN, MG Đạt kiểm định CLGD Đạt chuẩn Quốc gia Thời gian hoàn thành/ công nhận lại Năm Cấp độ Năm Mức

I. Khối trường công lập

1 MG Phước Mỹ 2 MG Bùi Thị Xuân 3 MG Trần Quang Diệu 2017 3 2017 1 2022

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)