Thực trạng công tác quản lý lập kế hoạch xây dựng trường MN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 64)

8. Cấu trúc luận văn:

2.4.1. Thực trạng công tác quản lý lập kế hoạch xây dựng trường MN

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá về thực trạng công tác quản lý lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG

S T T

Nội dung Kết quả thực hiện

Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1 Lập kế hoạch xây dựng trường

MN ĐCQG trong năm học 0 37 149 18 2.09 4 2 Xây dựng kế hoạch trường MN

ĐCQG trong những năm tiếp theo 0 35 150 19 2.08 5 3 Nội dung kế hoạch mang tính khả

thi, đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn xây dựng trường MN ĐCQG

0 41 147 14 2.11 3 4 Các mục tiêu và kế hoạch thể

hiện tầm nhìn dài hạn 0 43 148 13 2.15 1 5 Huy động các lực lượng trong và

ngoài nhà trường tham gia xây dựng kế hoạch

0 34 151 19 2.07 6 6 Biện pháp thực hiện trong kế

hoạch phù hợp với thực tiễn của nhà trường

0 42 148 14 2.14 2 Qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL và GV các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, về thực trạng công tác lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG qua 6 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí, cho thấy việc lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG được đánh giá khách quan theo từng nội dung như sau:

Nội dung lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG trong năm học: Các trường mầm non đã xây dựng kế hoạch nhưng còn chung chung chưa cụ thể theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn và mức độ đạt trong năm học, để từ đó rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch thực hiện cho những năm tiếp theo. Các

trường mới chỉ xây dựng đề án “Xây dựng trường học ĐCQG giai đoạn 2015- 2020”. Vì vậy, kế hoạch một số trường chưa có tính khả thi và chưa đạt hiệu quả cao. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 4, đạt mức trung bình.

Tiếp đến nội dung xây dựng kế hoạch trường MN ĐCQG trong những năm tiếp theo: Các trường đã đầu tư việc xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch tương đối cụ thể theo thực trạng của nhà trường. Nhưng bên cạnh đó, còn một số trường chưa khảo sát kỹ từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Chưa rút ra những điểm còn hạn chế của năm trước nên xây dựng kế hoạch chưa tốt, chưa mang tính khả thi cao. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 5, đạt mức trung bình yếu.

Thứ ba là nội dung kế hoạch mang tính khả thi, đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn xây dựng trường MN ĐCQG: Quy hoạch mạng lưới trường lớp đã được chú trọng, hệ thống trường lớp được phân bố trên địa bàn hợp lý, có kế hoạch tuyển sinh để đáp ứng công tác CSGD trẻ, phù hợp với việc phân bố dân cư lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Kế hoạch đầu tư trọng điểm về CSVC như xây dựng phòng học, phòng chức năng, trang bị đầy đủ TBDH, ĐDĐC... các trường chưa bám theo đề án nên kết quả xây dựng trường MN ĐCQG còn thấp so với các chỉ tiêu đã đề ra. Việc phân rã từng tiêu chí và hạn mức đạt của từng tiêu chí chưa được chú trọng. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 3, đạt mức trung bình.

Nội dung các mục tiêu và kế hoạch thể hiện tầm nhìn dài hạn: tập trung xây dựng đề án “Xây dựng trường học ĐCQG giai đoạn 2020-2025”. Đặc biệt chú trọng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV, NV trong những năm tiếp theo. Đồng thời xây dựng kế hoạch xây dựng các phòng chức năng, sân vườn đáp ứng yêu cầu nâng cao của chuẩn mức độ 2. Nội dung này được xếp thứ tự cáo nhất, đạt mức cao nhất so với các 6 nội dung nhưng theo quy ước nêu trên mới đạt mức trung bình khá.

xây dựng kế hoạch: Việc xây dựng kế hoạch chỉ chủ yếu do nhà trường khảo sát thực tế và lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Các trường chưa chú trọng việc huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia xây dựng kế hoạch, chưa đưa kế hoạch ra thảo luận, góp ý từ các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Từ đó kế hoạch chưa có sức lan tỏa trong cộng đồng về việc xây dựng trường MN ĐCQG. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 6, đạt mức trung bình thấp nhất 2,07.

Nội dung biện pháp thực hiện trong kế hoạch phù hợp với thực tiễn của nhà trường: Đa số các trường thực hiện khảo sát cụ thể theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí nên khi đề ra kế hoạch sát với thực tế của nhà trường. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 2, đạt mức trung bình khá.

Như vậy, công tác lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, thông qua kết quả khảo sát thì công tác lập kế hoạch chỉ đạt ở mức đánh giá đạt điểm trung bình từ 2.07 đến 2.15 ở mức độ trung bình, muốn đạt được mục tiêu thì người CBQL phải có những biện pháp quản lý khoa học, hợp lý hơn trong việc lập kế hoạch.

2.4.2. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và nhân viên các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Để tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV các trường mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát (phụ lục) kết quả tổng hợp ở bảng bên dưới:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL và GV, NV về tầm quan trọng của công tác quản lí bồi dưỡng đội ngũ GV, NV của trường MN ĐCQG

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

1 Rất quan trọng 93 45,5

2 Quan trọng 78 38,2

3 Ít quan trọng 33 16,1

Bảng 2.14cho thấy: 83,7% CBQL, GV,NV cho rằng quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non hiện nay là quan trọng và rất quan trọng, đây là điều kiện cần thiết để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của hiaos viên mầm non. Tuy nhiên, vẫn còn 16,1% CBQL và GV, NV đánh giá ở mức ít quan trọng. Nguyên nhân là do một phần CBQL và GV, NV nhận thấy việc bồi dưỡng GV, NV trong các trường mầm non công lập là tất yếu. Nhà quản lý cần có những biện pháp hữu hiệu để đội ngũ CB, GV, NV các nhà trường nhận thức rõ ràng, sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý trong việc lãnh đạo, điều hành hoạt động bồi dưỡng GV, NV trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Không có CBQL và GV nào đánh giá ở mức độ không quan trọng.

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và nhân viên của trường MN ĐCQG

STT Nội dung

Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV, NV học tập nâng cao kiến thức chuyên môn vượt chuẩn

0 51 146 7 2,21 1

2

Tổ chức cho GV, NV tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi chia sẻ kinh nghiệm

0 39 146 19 2,09 4

3

Tổ chức các hội thi để bồi dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ, năng lực cho đội ngũ GV, NV để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

0 37 151 16 2,10 3

4 Giáo dục tư tưởng, chính trị,

Qua khảo sát cho thấy, nội dung được CBQL và GV, NV thực hiện tốt nhất là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng (ĐTB = 2,21) xếp thứ 1, tiếp đến là nội dung giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho đội ngũ GV, NV(ĐTB = 2,12); tổ chức các hội thi để bồi dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ, năng lực cho đội ngũ GV, NV để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường là nội dung mà các CBQL và GV, NV cho rằng thực hiện chưa tốt nhất (ĐTB = 2,10). Cụ thể:

Qua phỏng vấn các CBQL tại các nhà trường, việc xây dựng kế hoạch mới chỉ dừng lại ở kế hoạch vào lúc chuẩn bị bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch theo từng năm học, mà chưa xây dựng theo giai đoạn hay các loại kế hoạch mang tính chiến lược, dài hạn khác. Kế hoạch bồi dưỡng GV,NV theo chuẩn được các trường thực hiện nghiêm túc, quy định rõ thời gian, thời điểm tổ chức bồi dưỡng, nội dung, quy trình, điều kiện thực hiện… Căn cứ vào kế hoạch của ngành, từng nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể của trường mình để việc tổ chức bồi dưỡng đảm bảo đúng tiến độ thời gian quy định. Như vậy, công tác lập kế hoạch bồi dưỡng GV,NV theo chuẩn được các CBQL và GV, NV thực hiện khá tốt, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch ở các cấp quản lý khác nhau. Năm học 2018 – 2019, toàn thành phố có 338 giáo viên mầm non, bình quân 1,57 giáo viên/lớp, 100% đạt trình độ chuẩn, trong đó, có 309 giáo viên (tương ứng 91,4%) đạt trình độ trên chuẩn.

Thực trạng tổ chức cho GV, NV tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi chia sẻ kinh nghiệm: có 185/204 ( tỷ lệ 91%) CBQL và GV, NV được hỏi đều đánh giá khá và trung bình về kết quả thực hiện nội dung này (trong đó 19% đánh giá ở mức độ khá; 72% đánh giá ở mức độ trung bình), chỉ có 9,3% ý kiến cho rằng công tác này thực hiện yếu. Tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng việc tổ chức cho GV, NV tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi chia sẻ kinh nghiệm GV, NV các trường mầm non thời gian qua, chúng tôi trao đổi, tìm hiểu, nghiên cứu việc tổ chức bồi dưỡng trong thời gian gần đây được thể hiện như sau: Về phía phòng GD&ĐT thành phố Quy

Nhơn đã tổ chức hoạt chuyên môn theo cụm mỗi tháng một lần để chia sẻ, trao đổi rút kinh nghiệm các chuyên đề trọng tâm của ngành, các phương pháp GDMN mới; tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn phân công lãnh đạo phòng, các chuyên viên phụ trách bậc mầm non liên hệ với các báo cáo viên hoặc trực tiếp biên soạn bài giảng để bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ GV, NV; các trường cũng rất nỗ lực trong việc duy trì và tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo bài dạy mỗi tháng 2 lần do tổ trưởng chuyên môn chủ trì, thực hiện tốt việc tổ chức các chuyên đề trọng tâm của Bộ GD&ĐT, cho giáo viên tham quan học tập trường bạn trong và ngoài tỉnh.

Nội dung tổ chức hội thi rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng và giáo dục tư tưởng cho đội ngũ GV, NV cũng được CBQL các trường quan tâm được đánh giá ở mức khá và trung bình chủ yếu. Đội ngũ giáo viên có ý thức tổ chức kỷ luật, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Hầu hết giáo viên đều tận tụy với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao, nhiều GV, NV được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, được công nhận giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, nhiều CBQL,GV được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục. Cơ cấu đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo về số lượng, có kỹ năng nghề nghiệp. Các trường chú trọng giáo dục tư tưởng, chính trị, quan điểm, đạo đức, tác phong sư phạm.

Chất lượng, số lượng đội ngũ GV,NV ở các trường mầm non công lập trên địa bàn trong thời gian qua được nâng lên rõ rệt tuy nhiên còn có những bất cập về trình độ, độ tuổi, chênh lệch giữa các trường, vẫn còn có một số giáo viên năng lực hạn chế, chưa quyết tâm trong việc học tập nâng cao trình độ, chưa tích cực trong việc nghiên cứu, thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục và chăm sóc trẻ, tiếp cận với việc lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu phù hợp với trình độ của trẻ dẫn đến việc xây dựng đội ngũ GV,NV gặp những khó khăn nhất định. Công tác bồi dưỡng chưa gắn với công tác tổ chức cán bộ, quy hoạch cán bộ,

quy hoạch phát triển trường học, phát triển ngành… nên hoạt động bồi dưỡng mới chỉ dừng lại ở khâu bổ sung, cập nhật kiến thức cơ bản. Xu thế đổi mới giáo dục hiện nay đang là vấn đề rất quan trọng, tác động nhanh, đến toàn hệ thống giáo dục từ người dạy, người học, người quản lí đến cơ chế, chính sách… cũng có những tác động nhất định đến công tác bồi dưỡng và quản lí hoạt động bồi dưỡng GV, NV. Do vậy CBQL các trường cần có những biện pháp quản lý khoa học để xây dựng và phát triển đội ngũ GV, NV có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực sư phạm, có tâm và có tầm .

2.4.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường MN ĐCQG

ST

T Nội dung

Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Xây dựng và thực hiện kế hoạch CSGD trẻ theo quy định của Bộ GD&ĐT

4 40 153 7 2,20 1

2

Đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức các hoạt động CSGD trẻ, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

2 41 152 9 2,17 3

3 Theo dõi, đánh giá sự phát triển

của trẻ hàng ngày, theo giai đoạn 3 41 149 12 2,18 2 4 Công tác huy động trẻ trong độ tuổi

đi học 4 42 141 16 2,16 4

5 Tổ chức các hoạt động GD thể

chất, ý thức bảo vệ môi trường. 1 37 151 15 2,14 5

6

Kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác CSNDtrẻ theo từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể bằng nhiều hình

thức khác nhau

Tổng hợp ý kiến đánh giá đội ngũ CBQL và GV, NV các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn về thực trạng công tác quản lý chất lượng CSGD trẻ thể hiện ở bảng 2.16 qua 6 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí đánh giá đạt điểm trung bình từ 2,09 đến 2,20 ở mức trung bình, trong đó có nội dung chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT đạt điểm trung bình cao nhất 2,20 xếp thứ nhất mức độ trung bình. Hiệu trưởng các trường đã tập trung chỉ đạo và quản lý đồng bộ việc xây dựng và thực hiện chương trình GDMN hiện hành theo quy định của Bộ GD&ĐT; thực hiện theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày, theo giai đoạn, đặc biệt là sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đúng quy định, với mục tiêu đánh giá để điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp. Bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học, đi sâu nâng cao chất lượng các chuyên đề theo chỉ đạo của Ngành.

Các trường mầm non công lập xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo chuơng trình GDMN, thực hiện đúng lịch sinh hoạt hàng ngày, tổ chức bữa ăn hợp lý về thời gian, đảm bảo nhu cầu năng lượng của mỗi độ tuổi đúng chế độ. CBQL đã thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Sở GD&ĐT về GDMN. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá trên từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể bằng nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ, đột xuất…đặc biệt là công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Phối hợp với Trung tâm y tế thành phố thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 02 lần/năm học. Có sự phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong công tác CSGD trẻ.

Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều nội dung CSGD trẻ của đội ngũ GV,NV các trường mầm non công lập trên địa bàn mới chỉ đạt yêu cầu như : đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, tổ chức hoạt

động theo chủ đề; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thể chất, ý thức bảo vệ môi trường chỉ ở mức trung bình 2,17 và 2,14; công tác huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp chỉ đạt ở mức trung bình thấp 2,16. Như vậy, có thể thấy rằng chất lượng quản lý hoạt động CSGD trẻ ở các trường mầm non công lập trong thành phố Quy nhơn vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 64)