8. Cấu trúc luận văn:
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động xây
dựng trường MN ĐCQG của đội ngũ CBQL và GV,NV các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát ( Phụ lục ) kết quả được tổng hợp qua bảng 2.18
Bảng 2.18. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường MN ĐCQG
STT Nội dung
Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu
1 Xây dựng kế hoạch- nội dung
kiểm tra, báo cáo theo định kỳ 0 49 143 12 2,18 1 2 Lựa chọn lực lượng kiểm tra có
trình độ, có uy tín 0 46 147 11 2,17 2
3
Thực hiện kiểm tra, đánh giá với nhiều hình thức khác nhau ( trực tiếp, khảo sát, trao đổi, quan sát, dự giờ) GV,NV, trẻ thực hiện nhiệm vụ
0 28 146 30 1,99 4
4
Thực hiện đúng quy trình kiểm tra, đánh giá. Lưu giữ hồ sơ, thông tin một cách khoa học
0 38 151 15 2,11 3
5
Tổng kết rút kinh, điều chỉnh kế hoạch sau mỗi lần đợt kiểm tra phù hợp với chuẩn và tình hình thực tế các điều kiện của nhà trường
0 26 146 32 1,97 5
Ý kiến đánh giá đội ngũ CBQL và GV, NV các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn cho thấy kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của công tác quản lý, nhưng là mắt xích quan trọng của quá trình này, nó không những giúp cho nhà quản lý biết ưu điểm của công tác quản lý
mà còn là căn cứ để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo… Để cho kết quả của quá trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động xây dựng trường MN ĐCQG ngày càng tốt hơn, thì việc kiểm tra, đánh giá là hết sức quan trọng.
Kiểm tra phải được lựa chọn lực lượng kiểm tra có trình độ, uy tín và tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dạng. Qua kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường chuẩn theo định kỳ sẽ kịp thời điều chỉnh một số hạn chế, sai sót đối với hoạt động này. Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường MN ĐCQG thành phố Quy Nhơn, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 51 CBQL và 153 GVMN với nội dung: “Đánh giá về quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường MN ĐCQG ”. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.18: cho thấy, ý kiến đánh giá chung về mức độ thực hiện các tiêu chí đưa ra là trung bình. Các tiêu chí đưa ra được đánh giá dao động từ: 19,7 đến 2,18. Xếp thứ 1 là nội dung 1: nội dung “Xây dựng kế hoạch- nội dung kiểm tra, báo cáo theo định kỳ” với 2,18 chỉ ở mức trung bình. Như vậy việc xây dựng kế hoạch chỉ ở mức trung bình thì sẽ kéo theo các chức năng của quản lý cũng chỉ ở mức độ trung bình; trong 5 nội dung thì nội dung 5: “Tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch sau mỗi lần đợt kiểm tra phù hợp với chuẩn và tình hình thực tế các điều kiện của nhà trường” có nhiều ý kiến đánh giá thấp nhất với 1,97 xếp thứ 5. Vì vậy, trong quản lý hoạt động xây dựng trường MN ĐCQG, việc tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm là cần thiết, nên được thực hiện thường xuyên. Trong công tác quản lý muốn đạt được mục tiêu thì chủ thể quản lý cần có những biện pháp quản lý hiệu quả để tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
2.6.6. Thực trạng quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
MN ĐCQG, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến với nội dung: “Quý thầy/cô vui lòng đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt đông xây dựng trường MN ĐCQG ở trường mà quý thầy/ cô đang công tác”. Kết quả thu được ở Bảng 2.19:
Bảng 2.19. Kết quả đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường MN ĐCQG S T T Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
1 Cơ chế chính sách của nhà nước
về xây dựng trường MN ĐCQG 73 68 61 2 3,04 2 2 Điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã
hội ở địa phương 61 73 65 5 2,93 6
3 Số lượng và chất lượng đội ngũ
giáo viên 66 71 64 3 2,97 4
4 Số lượng trẻ được tuyển vào
trường 53 71 73 7 2,83 7
5
Các điều kiện, phương tiện, CSVC, các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng trường MN ĐCQG
75 78 48 3 3,10 1
6 Công tác chỉ đạo kiểm tra, đánh
giá của cấp trên 69 73 58 4 3,01 3
7
Sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong việc quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia
62 75 61 6 2,95 5
Nhìn vào bảng 2.19 ta thấy, các trên đều ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Đặc biệt các yếu tố có tác động lớn nhất đó là yếu tố về các “ Điều kiện phương tiện CSVC, các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng trường MN ĐCQG” với mức
trung bình là 3,10 CSVC, tài chính là khâu trăn trở nhất, là thách thức lớn nhất của các nhà trường công lập theo loại hình tự chủ hiện nay, không những của những trường đang phấn đấu mà cả những trường đã được công nhận; tiếp đến là yếu tố về: “Cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng trường MN ĐCQG” GDMN nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng nguồn ngân sách cho xây dựng trường chuẩn của các địa phương phần lớn gặp khó khăn; ngân sách đầu tư của thành phố, của tỉnh còn ít, chủ yếu còn dựa vào các chương trình dự án và sức đóng góp của phụ huynh học sinh, của nhân dân. Muốn việc xây dựng trường chuẩn đạt hiệu quả cao thì cơ chế chính sách cần phải có hướng mở, quan tâm, đầu tư đúng mức.
Công tác chỉ đạo kiểm tra, đánh giá của cấp trên cũng là một yếu tố được quan tâm nhiều xếp thứ 3 trong 7 yếu tố, điều này cho thấy công tác chỉ đạo cần phải kiên quyết, có nhiều giải pháp mạnh để giúp nhiều cho trường trong việc tháo gỡ các khó khăn, việc kiểm tra đôn đốc chỉ đạo thường xuyên, kịp thời có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế công tác chỉ đạo kiểm tra, đánh giá của cấp trên chưa được thường xuyên và liên tục, phần lớn giao cho nhà trường tự kiểm tra.
Yếu tố thứ 3: “Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên” cũng là yếu tố then chốt điểm trung bình 2,97 xếp thứ hạng 4 trong 7 yếu tố ảnh hưởng. Trong các nhà trường đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ; chỉ khi nào đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn thì chất lượng CSGD trẻ mới đạt hiệu quả cao vì đội ngũ giáo viên quyết định đến chất lượng CSGD trẻ. Họ là những người làm việc trực tiếp và thường xuyên với trẻ và phụ huynh. Nhưng qua khảo sát cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên chưa được đồng đều. Đa số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm còn trẻ hóa. Vì vậy ảnh
hưởng không ít đến chất lượng giáo dục.
Điều kiện kinh tế xã hội và sự phối kết hợp giữa các lực lượng là 2 yếu tố cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý xây dựng trường MN ĐCQG. Kinh tế xã hội địa phương có phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, phụ huynh có điều kiện quan tâm và phối kết hợp với nhà trường trong việc GSGD trẻ với điểm trung bình là 2,93 và 2,95.
Như vậy, qua kết quả khảo sát thì các yếu tố đều rất ảnh hưởng đến hoạt động quản lý xây dựng trường MN ĐCQG, do vậy, các nhà quản lý muốn đạt được các mục tiêu đưa ra thì cần phải có những biện pháp quản lý phù hợp, khoa học.
2.5. Đánh giá tổng quát về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định quốc gia trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.5.1. Ưu điểm
Qua kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy công tác quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đã có những ưu điểm nổi bật sau:
- Phòng GD&ĐT luôn chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá, triển khai thực hiện xây dựng trường MN ĐCQG đúng với quy định.
- Hiệu trưởng đã tổ chức, triển khai kịp thời và đầy đủ các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của ngành đến mỗi CB, GV và NV hiểu rõ các điều kiện để được công nhận và lợi ích thiết thực của việc xây dựng trường đạt chuẩn.
- Tổ chức biên chế đội ngũ CBQL, GV, NV cho các trường đáp ứng yêu cầu, phù hợp với đặc điểm của địa phương, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ trên chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Thực hiện quy hoạch CBQL các trường
theo từng giai đoạn đảm bảo đúng quy định và thực hiện theo đúng quy trình về công tác tổ chức cán bộ, luôn tạo điều kiện cho CBQL và giáo viên trong diện quy hoạch tham dự các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ QLGD và trình độ lý luận chính trị.
- Phối hợp với phòng GD, UBND các phường, xã đã kịp thời tham mưu thành phố ban hành các Đề án, Kế hoạch, Nghị quyết và Quyết định về xây dựng trường ĐCQG một cách đồng bộ và khoa học.
- Phối hợp tham mưu quy hoạch mạng lưới trường lớp, hệ thống trường học trên địa bàn hợp lý, phù hợp quy hoạch. Đề xuất với phòng GD&ĐT, UBND thành phố bố trí quỹ đất hợp lý, đủ điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục và có xét đến yếu tố phát triển lâu dài.
- Hiệu trưởng các trường đã lập kế hoạch, tham mưu đắc lực đến các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương nên trong công tác quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia trong những năm qua có bước chuyển biến. Công tác phát triển đội ngũ ngày càng tăng đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, số giáo viên đạt trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao; CSVC từng bước được kiên cố hóa, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giảm được tỷ lệ học sinh yếu kém. Từ năm 2013 đến nay có 10 trường MN ĐCQG trong đó: có 7 trường mầm non ĐCQG mức độ 1 và 3 trường đạt mức 2, tiến tới xây dựng 8 trường tiếp theo.
- Xây dựng trường chuẩn quốc gia tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục phát triển GDMN, bước đầu làm cơ sở để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ được đa số phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp xây dựng.
- Hàng năm, tổ chức biểu dương CB, GV, NV có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, hội thi, đóng góp nhiều cho việc xây dựng
trường MN ĐCQG.
2.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn vẫn còn những hạn chế sau:
- Việc phát triển mạng lưới trường lớp trong những năm qua trên địa bàn thành phố tương đối quy mô, nhưng kinh phí còn hạn chế nên chỉ đầu tư xây dựng, sửa chữa các phòng học, ĐDĐC..., chưa có điều kiện đầu tư xây dựng các phòng chức năng, CSVC kỹ thuật khác trong nhà trường. Quỹ đất dành cho các trường mầm non chưa đủ theo quy định, đầu tư trang thiết bị CSVC còn thiếu, chưa đồng bộ, phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; một số trường chưa quy hoạch diện tích sân chơi bãi tập, diện tích khuôn viên sân trường, đường nội bộ, cổng tường rào, đặc biệt là phòng đa năng chưa được quan tâm đầu tư. Kinh phí đầu tư cho việc xây dựng trường MN ĐCQG từ nguồn ngân sách của nhà nước còn ít.
- Hầu hết các trường mầm non trên địa bàn thành phố đều có nhiều điểm trường nên rất khó khăn trong công tác quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Tiến độ xây dựng trường chuẩn chậm, chưa thực hiện được kế hoạch đề ra, tỷ lệ thực hiện thấp hơn so với kế hoạch. Công tác tổ chức quản lý nhà trường một số nơi chưa đạt, chưa chú ý việc lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn cũng như biện pháp giữ vững thành tích, thiếu tính bền vững. Công tác kiểm tra đôn đốc của các cấp quản lý giáo dục chưa chặt chẽ và thường xuyên.
- Công tác phát triển đội ngũ, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm, một bộ phận giáo viên năng lực chưa đồng đều thậm chí còn chưa tương xứng với đào tạo.
- Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ. Việc cụ thể hóa chủ trương chính sách XHHGD còn chậm và nhiều khi còn mang tính tự phát trong quá trình thực hiện; tuyên truyền về bản chất, nội dung của XHHGD chưa được chú ý đúng mức.
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân khách quan
- Do sự thay đổi quy chế công nhận trường MN ĐCQG (Thông tư số 19/2018/ TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 thay thế cho Thông tư số 02/2014/TT- BGDĐT ngày 08/02/2014 ) nên trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị của một số cán bộ quản lý chưa đáp ứng được tiêu chuẩn 1- Tổ chức và quản lý.
- Công tác tham mưu cho phòng GD, UBND thành phố Đề án xây dựng trường MN ĐCQG qua 2 giai đoan 2011-2015 và 2015-2020 chưa đánh giá kết quả đạt được và cũng chưa xây dựng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn tiếp theo vì vậy nên hiệu quả của việc xây dựng trường chuẩn chưa cao.
- CSVC, TBHD, ĐDĐC của các trường mầm non công lập còn thiếu nhiều, mặc dù những năm gần đây đã được các cấp quan tâm rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được theo nhu cầu của các trường. Một số trường không đủ quỹ đất, không đủ các phòng chức năng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia. Số điểm trường lẻ của các trường mầm non còn nhiều, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia chưa được thuận lợi.
Nguyên nhân chủ quan
- Một số hiệu trưởng ngại khó, chưa thật sự cố gắng xây dựng kế hoạch theo một lộ trình vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính ổn định lâu dài để tham mưu cho cấp ủy địa phương, ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng trường MN ĐCQG gia trên địa bàn mình, trên cơ sở đó, trình Hội đồng nhân dân địa
phương công khai phương án thu chi, xây dựng và giám sát.
- Các trường chưa làm tốt công tác khảo sát thực trạng các trường để xây dựng kế hoạch; công tác tuyên truyền đến cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, phụ huynh và giáo viên một số trường làm chưa tốt nên lực lượng này chưa có nhận thức sâu sắc việc xây dựng trường MN ĐCQG là một yêu cầu bức thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng CSGD trẻ trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện đồng bộ, chưa cương quyết các chức năng xây dựng kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nên chưa tạo được động lực cho CB, GV, NV.
- Một số giáo viên năng lực sư phạm còn non, lười suy nghĩ, chậm đổi mới,