8. Cấu trúc luận văn:
3.2.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong việc
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Mục đích việc đẩy mạnh của công tác XHHGD nhằm huy động sự tham gia của cả cộng đồng và xã hội cho giáo dục. Trong đó mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục xây dựng môi trường giáo dục an toàn và lành mạnh:
- Huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời, đóng góp công sức, vật chất và tiền của cùng Nhà nước chăm lo xây dựng CSVC và các điều kiện xây dựng trường MN ĐCQG.
-Thực hiện phương châm kết hợp giáo dục nhà trường- gia đình- xã hội. Xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đoàn thể, tổ chức quần chúng để kết hợp cùng chính quyền chung sức phấn đấu xây dựng trường ĐCQG.
XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa rất quan trọng, mà trước hết Nhà nước phải tạo ra cơ sở pháp lý về giáo dục để bất cứ ai cũng có quyền tham gia đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, tạo sự cạnh
tranh về chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó cũng cần chỉ ra vai trò của xã hội trong quá trình giáo dục, không chỉ là đa dạng về hình thức và các nguồn đầu tư cho GDĐT mà còn đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục thích ứng với đòi hỏi của xã hội hiện nay.
3.2.4.2.Nội dung của biện pháp
Tuyên truyền cho cán bộ địa phương, CB, GV,NV nhà trường và cộng đồng phụ huynh trên địa bàn để mọi người thấy được ý nghĩa của công tác XHH GD, việc tạo điều kiện cho con đến trường, chăm lo sự học hành ở nhà của con cái và đóng góp trong điều kiện có thể để xây dựng phát triển giáo dục địa phương là trách nhiệm không thể thiếu được ở các bậc cha mẹ trẻ.
Huy động phụ huynh, ban đại diện cha mẹ trẻ và toàn xã hội đóng góp, thực hiện đa dạng hóa các nguồn đầu tư CSVC cho giáo dục. Thực tế cho thấy, giáo dục ở nhiều địa phuơng nói chung và giáo dục thành phố Quy Nhơn nói riêng vẫn gặp khó khăn lớn về: tài chính, các điều kiện CSVC, TBHD, ĐDĐC cho các cháu và ngân sách ít, vì hầu hết ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục là chi lương cho giáo viên, phần chi cho các hoạt động giáo dục quá ít, nêncơ sở vật chất, trường lớp, TTBHD, ĐDĐC còn thiếu, lại không được đổi mới đáp ứng kịp thời với sự phát triển giáo dục.Vì vậy, việc huy động toàn xã hội đóng góp về nhân lực, tài lực và vật lực để thực hiện đa dạng hóa các nguồn đầu tư CSVC cho giáo dục là rất quan trọng và cần thiết.
Xây dựng môi trường giáo dục là một nội dung quan trọng giúp thức đẩy tiến trình xây dựng trường MN ĐCQG. Xây dựng môi trường nhà trường với tinh thần: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng cơ sở hạ tầng cảnh quang nhà trường khang trang, sạch đẹp, không khí học tập, niềm vui của trẻ đến trường: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Bên cạnh đó gia đình và xã hội, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ vào quá trình giáo dục cùng với nhà trường tạo nên một nền móng vững chắc.
Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động từ sự đóng góp của cha mẹ trẻ; công khai tài chính và các nguồn đóng góp của phụ huynh là sự quyết định thành bại của công tác XHHGD.
3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp
Việc nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục cho cộng đồng hết sức quan trọng, nó là “đòn xeo” thúc đẩy sự thành công của công tác XHHGD. Cộng đồng phải hiểu đúng bản chất của XHHGD, sự cần thiết phải tham gia giáo dục từ đó nâng dần tính tích cực, chủ động, tình cảm và năng lực thực hiện nhiệm vụ này. Vì vậy các trường mầm non tích cực tuyên truyền, vận động một cách đầy đủ về đường lối, chủ trương, mục đích, yêu cầu, những thuận lợi, khó khăn, nhằm chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, nhân dân về sự cần thiết phải tham gia giáo dục.
Để công tác tuyên truyền được hiệu quả, các trường cần chủ động thực hiện - Đối với chính quyền địa phương: Tăng cường tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về các văn bản, nghị quyết, chỉ thị liên quan đến giáo dục và xã hội hóa sự nghiệp giáo dục để các cấp, các ngành, chính quyền địa phương vận dụng đường lối chính sách vào thực tiễn, nhất là công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời điểm, tận dụng triệt để các cuộc hội họp, sinh hoạt của chi bộ, của các đoàn thể, các buổi tổ chức lễ hội.
- Đối với giáo viên: Là những tuyên truyền viên hết sức quan trọng làm nên thành công của công tác tuyên truyền. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho giáo viên hiểu đúng về mục đích và nội dung của XHHGD, XHHGD không chỉ huy động về tài chính cho giáo dục mà XHHGD cần huy động về nhân lực, vật lực, tài lực,… để đảm bảo các điều kiện ngày càng tốt cho công
tác giáo dục. Tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và kĩ năng tuyên truyền cho giáo viên, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; làm tốt công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ, tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, tuyên truyền nêu gương tốt các các CB, GV, NV, phụ huynh có thành tích tốt trong phong trào xã hội hóa GDMN. Hiệu trưởng chú trọng phối hợp với phụ huynh chủ động tổ chức tuyên truyền với hình thức tổ chức hội thi: Bé khỏe bé ngoan, thi an toàndinh dưỡng, nuôi con khỏe dạy con ngoan, bé tập làm nội trợ, thi triển lãm tranh của bé…đó là một giải pháp tuyên truyền hiệu quả tới phụ huynh, từ sản phẩm thực tế của con em mình mà các phụ huynh phấn khởi và đồng tình ủng hộ công tác giáo dục, đẩy mạnh phong trào XHHGD trong xây dựng trường MN ĐCQG.
- Kết quả của việc tuyên truyền thể hiện qua việc : Các cấp ủy đảng chính quyền địa phương đã nhận thức đúng đắn về vai trò của GDMN, ban hành Nghị quyết chỉ đạo về công tác XHHGD. Các tổ chức đoàn thể và nhân dân đồng thuận, nhất trí cao với phương án XHHGD của nhà trường, tuyệt đối không xảy ra tình trạng đơn thư về công tác thu chiXHHGD.
- Chất lượng CSGD trẻ là tiền đề quan trọng để các trường mầm non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó có công tác XHHGD. Để làm tốt công tác XHHGD trước hết về nhận thức của ban giám hiệu, GV,NV trong nhà trường phải hiểu rõ vai trò của mình trong công tác CSGD trẻ: Chất lượng CSGD của nhà trường có đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận...Khi chất lượng CSGD trẻ của nhà trường được nâng cao, trẻ tiến bộ và phát triển toàn diện sẽ được sự công nhận của cộng đồng, đó là khâu quan trọng để thực hiện tốt công tác XHHGD trong xây dựng trường MN ĐCQG.
Xây dựng kế hoạch XHHGD mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế. Để việc lập kế hoạch XHHGD được sát thực và khả thi, Hiệu trưởng cần lưu ý:
- Thứ nhất: Bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý chỉ đạo về công tác XHHGD.
- Thứ hai: Cần xác định tình hình thực tế của đơn vị, địa phương mình, những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác XHHGD; bám sát vào mục tiêu, nội dung cần XHHGD sao cho các nội dung đó nhằm đạt được mục tiêu của giáo dục nhưng cần chú ý đảm bảo phù hợp với quy mô và điều kiện thực tế của nhà trường, đảm bảo tính vừa sức của phụ huynh và địa phương. Từ các hạng mục công việc cần xác định nguồn lực và phương án XHHGD cụ thể.
- Thứ ba ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bổ sung CSVC, TBDH, ĐDĐC của toàn trường vào đầu năm học. Các nhóm lớp lên kế hoạch bổ sung đồ dùng trang thiết bị của nhóm lớp, sát với thực tế của trường, của lớp. Họp toàn trường thảo luận bàn bạc thống nhất và quyết tâm thực hiện.
Tăng cường huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác XHHGD: huy động và tổ chức các lực lượng xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục, đó là hệ thống các hoạt động của sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội vận động nhân dân tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, hiệu trưởng các trường cần tiến hành rà soát và phân loại các hạng mục công việc để huy động lực lượng xã hội phùhợp:
- Đối với các hạng mục về xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng có giá trị kinh tế lớn thì cần tham mưu với chính quyền địa phương hỗ trợ từ ngân sách hoặc nguồn vượt thu của địa phương hoặc các Dự án để đầu tư kinh phí xây dựng. - Đối với các hạng mục phụ trợ, các nội dung công việc nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng- giáo dục trẻ thì huy động nội lực và sự đóng
góp của các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh.
- Ngoài ra, các trường cần tranh thủ sự đầu tư của các tổ chức xã hội và các cá nhân trong và ngoài địa bàn, huy động về công sức, tiền mặt và hiện vật để bổ sung CSVC và các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động CSGD trẻ.
- Ngoài chế độ quy định về các khoản thu, ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp chủ động bàn với ban giám hiệu nhà trường cùng phối hợp đề xuất của ban giám hiệu nhà trường xây dựng quỹ hội, huy động sự hảo tâm của các phụ huynh học sinh, đề ra kế hoạch thu và sử dụng, sau đó thống nhất trong hội nghị phụ huynh học sinh toàn trường. Xây dựng quy chế phối hợp giữa hội đồng giáo dục nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh phù hợp với đặc điểm, hoạt động củanhà trường. Tham gia giám sát các hoạt động CSGD trẻ, phối hợp tổ chức các ngày lễ hội, khen thưởng giáo viên giỏi, bé khỏe bé ngoan.
Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo XHHGD có vai trò hết sức quan trọng, đó chính là việc tổ chức và thực hiện chương trình hoạt động của kế hoạch nếu không thì kế hoạch cũng chỉ là mong muốn trên tờ giấy. Vì vậy, XHHGD cần thể hiện sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất của chính quyền địa phương, phát huy tính năng động sáng tạo của ngành giáo dục, tổ chức phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong một cơ chế tổ chức, điều hành khoa học, nhịp nhàng để thu hút nguồn nhân lực, vật lực,.. trong công tác XHHGD. Để thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo XHHGD người đứng đầu đơn vị phải :
- Làm tốt vai trò điều hành, chịu trách nhiệm về sự điều hành, chỉ đạo công tác XHHGD của nhà trường, tuyệt đối không buông lỏng, phó mặc cho giáo viên hay các bộ phận cấp dưới về công tác huy động XHHGD. Quá trình thực hiện cần nắm chắc các văn bản và nguyên tắc XHHGD của các cấp cũng như quy định của pháp luật, sẵn sàng tham vấn và báo cáo các cấp chính
quyền địa phương, hoặc các cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý giáo dục về công tác XHHGD của đơn vị. Sẵn sàng đối thoại với nhân dân, phụ huynh những khúc mắc về công tác XHHGD và các vấn đề trong phạm vị nhiệm vụ điều hành.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chỉ đạo và điều hành XHHGD nhằm đánh giá tiến độ của quá trình thực thi, phát hiện những sai lệch để kịp thời uốn nắn, sửa chữa, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động tiếp theo.
- Song song với việc huy động nguồn lực, quản lý chặt chẽ các nguồn lực được huy động là khâu quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm kinh phí. Hiệu trưởng củng cố vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng nhà trường. Ban đại diện giám sát các nguồn huy động việc chi và sử dụng vào các mục đích công khai rõ ràng và thực hiện nghiêm túc việc công khai dân chủ theo quy định chính là một nhiệm vụ trong công tác quản lý, chỉ đạo, đồng thời là một giải pháp tuyên truyền hiệu quả cao. Việc công khai dân chủ là thể hiện sự minh bạch, tài chính nói chung và công tác XHHGD nói riêng càng minh bạch, rõ ràng thì niềm tin của chính nội bộ nhà trường, niềm tin của nhân dân càng lớn khi nhìn nhận về công tác quản lý của … Hàng năm tổng kết đánh giá các mặt mạnh mặt yếu, đề ra giải pháp khắc phục, thông báo trong cuộc họp phụ huynh toàn trường sẽ quyết định sự thành công tiếp theo của công tác huy động XHHGD trong xây dựng trường MN ĐCQG.
3.2.5.Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp quản lý trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
3.2.6.1.Mục đích của biện pháp
Phương pháp quản lý đóng vai trò quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Trong hoạt động giáo dục thì đổi mới phương pháp
quản lý giáo dục mang lại hiệu quả nhất .Việc vận dụng các phương pháp quản lý quyết định sự thành công hay thất bại trong công việc một phần của người quản lý. Vì vậy, vấn đề quan trọng của phương pháp quản lý giáo dục là chúng ta biết sử dụng, lựa chọn, phối hợp chúng như thế nào trong các phương pháp quản lý cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng cụ thể nhằm đạt mục tiêu của tổ chức; tùy thuộc vào trình độ và nghệ thuật của chủ thể quản lý, cụ thể: phương pháp quản lý giáo dục phải phù hợp với mục đích quản lý giáo dục; phương pháp quản lý phải phù hợp với nguyên tắc quản lý; việc sử dụng phương pháp quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
3.2.5.2.Nội dung của biện pháp
Có nhiều phương pháp quản lý, nhưng trong QLGD thường xuất hiện 3 phương pháp quản lý chủ yếu và phù hợp là: Phương pháp hành chính – tổ chức, phương pháp tâm lý - xã hội và phương pháp kinh tế. Vì vậy, việc áp dụng 3 phương pháp này vào quản lý xây dựng MN ĐCQG cũng cần thực hiện nghiêm túc, phù hợp điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng địa phương sẽ góp phần quản lý xây dựng có hiệu quả trường MN ĐCQG của thành phố Quy Nhơn.
Tăng cường thực hiện phương pháp hành chính - tổ chức đối với các trường, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục như: Điều lệ trường mầm non quy định mục đích, mục tiêu, quy mô, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động nhà trường; vai trò nhiệm vụ của cán bộ, GV, NV; trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng nhà trường. Thông tư ban hành quy chế công nhận trường MN ĐCQG; các Chỉ thị, Kế hoạch, Nghị quyết, Quyết định của thành phố, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và Sở GD&ĐT…, bắt buộc các trường thực hiện những nhiệm vụ nhằm đảm bảo thực hiện đúng hướng, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị và các bộ phận trong đơn vị trường học theo kế hoạch đề ra.
Chú trọng sử dụng phương pháp tâm lý - xã hội nhằm thuyết phục mỗi