Quá trình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 114)

8. Cấu trúc luận văn:

3.4.1. Quá trình khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến một số CBQL, GV. Lập phiếu trưng cầu ý kiến đối với 51 CBQL và 153 tổ trưởng chuyên môn, GV, NV của 27 trường mầm non công lập thành phố Quy Nhơn

Thời gian khảo nghiệm là học kỳ 2 năm học 2019 -2020

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính câp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.2.1. Về việc thăm dò ý kiến

Các biện pháp đã nêu là kết quả của quá trình nghiên cứu từ cơ sở lý luận, kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của ngành học, bậc học và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương. Khi áp dụng thực hiện tốt các biện pháp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý xây dựng trường MN ĐCQG ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm thông qua việc lấy ý kiến của 204 người, bao gồm: CBQL, GV, NV của các trường về mức độ cấp thiết và tính khả thi của của chúng. Kết quả khảo sát như sau:

3.4.2.2. Về trưng cầu ý kiến đánh giá

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

S T T Biện pháp Tính cấp thiết ĐT B Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Chú trọng công tác lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG 179 87,7 25 12,3 00 00 00 00 3,88 3

2 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên trường MN ĐCQG 192 94,1 12 5,9 00 00 00 00 3,94 1 3 Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn của trường MN ĐCQG

184 90,2 20 9,8 00 00 00 00 3,91 2

4 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường MN ĐCQG

172 84,3 32 15,7 00 00 00 00 3,84 4

5 Đổi mới phương pháp quản lý xây trường MN ĐCQG

168 82,4 34 16,7 02 0,9 00 00 3,81 5

Qua khảo sát các biện pháp đề ra trong phiếu xin ý kiến đều được đánh giá rất cao, các biện pháp cấp thiết và rất cấp thiết cho việc quản lý xây dựng trường MN ĐCQG, mức độ rất cần thiết chiếm tỉ lệ cao từ 82- 94%, mức độ ít cấp thiết hoặc không cấp thiết cũng có đề cập đến nhưng tỉ lệ thấp chỉ có 0,9% ở một biện pháp 5.

Biện pháp “Phát triển đội ngũ CBQL, GV và NV trường MN ĐCQG” và “Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn của trường MN ĐCQG” được đánh giá ở mức rất cấp thiết cao với tỷ lệ cao. Đây là 2 biện pháp rất phù hợp với các trường mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong thời điểm hiện nay. Điều này thể hiện rõ trình độ GV,NV và chất lượng CSGD trẻ là rất quan trọng trong việc thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường chuẩn theo 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT .

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất S T T Biện pháp Tính khả thi Đ T B Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Chú trọng công tác lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG 176 86,3 28 13,7 00 00 00 00 3,86 2 2 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên trường MN ĐCQG 191 93,6 10 4,9 3 1,5 00 00 3,92 1 3 Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn của trường MN ĐCQG

191 93,6 11 5,4 00 00 2 1 3,92 1

4

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường MN ĐCQG

168 82,4 36 17,6 00 00 00 00 3,82 3

5

Đổi mới phương pháp quản lý xây trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Về mức độ rất khả thi và khả thi: Nhìn chung, các biện pháp đã đề xuất như: đều tạo ra các điều kiện thuận lợi để quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được các đối tượng lấy ý kiến đánh giá là khả thi, bởi các nhóm biện pháp này phần lớn phụ thuộc vào yếu tố bên trong tức là phụ thuộc vào nỗ lực bản thân của ngành giáo dục nói chung và của trường mầm non nói riêng.

Hai biện pháp Phát triển đội ngũ CBQL, GV và NV trường MN ĐCQG; Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng được đánh giá mức độ khả rất thi và khả thi cao, tuy vẫn có ý kiến đánh giá ít khả thi và không khả thi vì khi thực hiện các biện pháp này không chỉ dựa vào các yếu tố bên trong của ngành giáo dục mà còn phụ thuộc vào các chủ trương chính sách của các cấp chính quyền, đời sống kinh tế xã hội của địa phương, mối quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội. Do đó, cần có sự nổ lực rất lớn, tích cực tham mưu đắc lực của các cấp quản lý giáo dục.

Kết quả khảo nghiểm đã khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Mặc dù phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nhưng tôi tin rằng các biện pháp có thể áp dụng một cách sáng tạo và phù hợp cho các địa phương khác có đặc điểm và điều kiện tương tụ trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, trong đó có một số biện pháp có thể áp dụng để xây dựng trường MN ĐCQG.

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào Quyết định xây dựng trường MN ĐCQG của Bộ GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế; căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn hiện nay của các trường; đặc điểm kinh tế- xã hội, văn hóa có liên quan trực tiếp đến giáo dục trong thành phố; đồng thời dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trường MN ĐCQG ở thành phố Quy Nhơn, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý xây dựng trường

MN ĐCQG của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có hiệu quả.

Mỗi biện pháp có một tác động khác nhau trong công tác quản lý xây dựng trường MN ĐCQG. Tuy nhiên, giữa các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để thực hiện công tác này có hiệu quả trước hết, các trường cần: lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn cụ thể; nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng CSGD trẻ, làm tốt công tác XHHGD để xây dựng CSVC khang trang đáp ứng yêu cầu trường chuẩn theo quy định. Chúng ta cần thấy mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý để kết nối, phối hợp, phát huy tác dụng lẫn nhau tạo thành sức mạnh chung đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

Đối với vấn đề xây dựng trường mọi người và cộng đồng luôn nâng cao được nhận thức cùng chăm lo để nâng cao chất lượng GDMN ở địa phương là vấn đề đã được triển khai thực hiện từ ngày đầu thành lập thành phố, góp phần cho việc nghiên cứu vận dụng để quản lý xây dựng trường MN ĐCQG của thành phố Quy Nhơn ngày càng có hiệu quả.

Thực tế cho thấy, quản lý xây dựng trường MN ĐCQG là hành trình khó khăn và phức tạp, thế nhưng, việc duy trì và giữ vững danh hiệu trường ĐCQG lại càng khó khăn hơn. Do đó, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục vận dụng các biện pháp quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phù hợp tình hình cụ thể của mỗi địa phương và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh thì nhất định sẽ thành công.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lý luận

Xây dựng trường MN ĐCQG là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện, tạo tiền đề để tiếp cận với trình độ phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.

Xây dựng và đánh giá trường học theo chuẩn quốc gia cũng là một giải pháp tổng thể để phát triển giáo dục nói chung, GDMN nói riêng trong giai đoạn hiện nay, theo định hướng có tính chiến lược về giáo dục “Chuẩn hóa, CNH-HĐH, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Để làm được điều đó, các trường mầm non đã và đang phấn đấu xây dựng nhà trường đạt các qui định theo 5 tiêu chuẩn của Quy chế công nhận trường MN ĐCQG. Đây là con đường phấn đấu đi lên để phát triển, giúp cho ngành giáo dục giữ vững và phát huy được thành quả của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện.

Quản lý xây dựng trường MN ĐCQG là hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, nhằm mục đích làm cho hệ thống trường mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, phát huy có hiệu quả công tác XHHGD, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH và hội nhập quốc tế.

1.2. Về thực tiễn

thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường MN ĐCQG của thành phố Quy Nhơn hiện nay còn nhiều khó khăn là do CSVC trường lớp, diện tích đất chưa đạt yêu cầu vì nằm trong khu vực đông dân cư nên khó sắp xếp quy hoạch; kinh phí mua sắm, sửa chữa trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế. Ngoài những nguyên nhân trên, còn thiếu sự nỗ lực của CBQL và thiếu sự nhiệt tình của một bộ phận giáo viên, dẫn đến chất lượng CSGD trẻ ở một số trường chưa được nâng cao. Đây là xuất phát điểm để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường MN ĐCQG của thành phố Quy Nhơn.

Các biện pháp đề xuất, một mặt, sẽ khắc phục những hạn chế trong quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG, mặt khác, sẽ góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong thành phố. Song, đây là vấn đề lớn mang tính cộng đồng trách nhiệm cao và cũng tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương, cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp chính quyền và cha mẹ học sinh, sẽ góp phần đem lại thành công trong vấn đề quản lý xây dựng trường mầm non ĐCQG của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2. Khuyến nghị

Để những biện pháp quản lý xây dựng trường MN ĐCQG nêu trên có tính khả thi, góp phần thiết thực vào nâng cao chất lượng CSGD toàn diện trong trường mầm non, chúng tôi xin khuyến nghị với các cấp như sau:

2.1. Đối với UBND tỉnh Bình Định

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố, các huyện, thị xã thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp đến năm 2020 định hướng đến năm 2025, phù hợp với sự phân bố dân cư trên địa bàn các vùng miền, với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên tất cả các vùng miền; gắn liền mục tiêu xây

dựng trường MN ĐCQG với mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 05 tuổi của tỉnh.

- Xây dựng hệ thống đầu tư phát triển quy hoạch, phát triển GDMN; tiếp tục ưu tiên kinh phí để duy trì nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2020 – 2025; kịp thời xây dựng CSVC, TTBĐDĐC đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện đổi mới chương trình GDMN.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tiếp tục tham mưu đầu tư CSVC, TTBĐDĐC từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình nông thôn mới cho các đơn vị trường đăng ký xây dựng trường ĐCQG và để duy trì chất lượng trường học ĐCQG.

- Xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và QLGD cho CBQL và GV, NV hàng năm;

- Tổ chức hội nghị sơ kết hằng năm và tổng kết giai đoạn về công tác xây dựng trường ĐCQG trong toàn tỉnh để rút kinh nghiệm và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn.

2.3. Đối với huyện, thị xã, thành phố

- Đưa mục tiêu xây dựng trường ĐCQG vào Nghị quyết, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố theo từng giai đoạn cụ thể.

- Phê duyệt ổn định mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn.

- Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC - TBDH, đảm bảo đầy đủ các phòng chức năng, lập kế hoạch mở rộng diện tích đất cho các trường còn thiếu diện tích theo quy định trường chuẩn.

- Có kế hoạch tuyển dụng, luân chuyển, điều động giáo viên đảm bảo theo chuẩn quy định.

2.4. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo

- Tích cực tham mưu với UBND huyện, thị xã, thành phố để đề ra kế hoạch, lộ trình xây dựng trường ĐCQG phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

- Tăng cường chỉ đạo các trường mầm non lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn theo giai đoạn; hàng năm trường tự tổ chức rà soát, tự đánh giá qua 5 tiêu chuẩn để xây dựng kế hoạch xây dựng trường chuẩn, phân loại nhóm nhiệm vụ xây dựng chuẩn, để tham mưu các cấp liên quan hiệu quả.

- Tổ chức tham quan học tập trường điển hình trong và ngoài thành phố; tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.

2.5. Đối với cán bộ quản lý trường mầm non

-Tích cực đổi mới công tác quản lý, tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể địa phương trong công tác xây dựng trường ĐCQG.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh, tổ chức tập huấn chuyên đề, thao giảng để nâng cao chất lượng giáo dục.

2.6. Đối với Hội cha mẹ học sinh

- Phối hợp với nhà trường trong việc tuyên truyền chủ trương chính sách đổi mới giáo dục và hỗ trợ thực hiện có chất lượng chương trình GDMN;

- Tích cực cùng nhà trường thực hiện tốt công tác XHHGD theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo(2009), “Chương trình giáo dục mầm non”, ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009, Hà Nội.

[2] Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ nội vụ(2011), “Hướng dẫn về các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐ, ngày 19/10/2011, Hà Nội.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), “ Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia”, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT- BGDĐT, ngày 08/02/2014, Hà Nội.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo( 2015),“Điều lệ Trường Mầm non”,ban hành kèm theo Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT, ngày 24/12/2015, Hà nội [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018), “Quy định về kiểm định chất lượng

giáo dục và đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non”, ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018, Hà Nội. [6] Đặng Quốc Bảo(1996), “Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển

nhà trường trong bối cánh hiện nay”, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)