Thực trạng công tác quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc luận văn:

2.4.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tạ

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường MN ĐCQG

ST

T Nội dung

Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Xây dựng và thực hiện kế hoạch CSGD trẻ theo quy định của Bộ GD&ĐT

4 40 153 7 2,20 1

2

Đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức các hoạt động CSGD trẻ, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

2 41 152 9 2,17 3

3 Theo dõi, đánh giá sự phát triển

của trẻ hàng ngày, theo giai đoạn 3 41 149 12 2,18 2 4 Công tác huy động trẻ trong độ tuổi

đi học 4 42 141 16 2,16 4

5 Tổ chức các hoạt động GD thể

chất, ý thức bảo vệ môi trường. 1 37 151 15 2,14 5

6

Kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác CSNDtrẻ theo từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể bằng nhiều hình

thức khác nhau

Tổng hợp ý kiến đánh giá đội ngũ CBQL và GV, NV các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn về thực trạng công tác quản lý chất lượng CSGD trẻ thể hiện ở bảng 2.16 qua 6 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí đánh giá đạt điểm trung bình từ 2,09 đến 2,20 ở mức trung bình, trong đó có nội dung chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT đạt điểm trung bình cao nhất 2,20 xếp thứ nhất mức độ trung bình. Hiệu trưởng các trường đã tập trung chỉ đạo và quản lý đồng bộ việc xây dựng và thực hiện chương trình GDMN hiện hành theo quy định của Bộ GD&ĐT; thực hiện theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày, theo giai đoạn, đặc biệt là sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đúng quy định, với mục tiêu đánh giá để điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp. Bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học, đi sâu nâng cao chất lượng các chuyên đề theo chỉ đạo của Ngành.

Các trường mầm non công lập xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo chuơng trình GDMN, thực hiện đúng lịch sinh hoạt hàng ngày, tổ chức bữa ăn hợp lý về thời gian, đảm bảo nhu cầu năng lượng của mỗi độ tuổi đúng chế độ. CBQL đã thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Sở GD&ĐT về GDMN. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá trên từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể bằng nhiều hình thức như kiểm tra định kỳ, đột xuất…đặc biệt là công tác vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Phối hợp với Trung tâm y tế thành phố thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 02 lần/năm học. Có sự phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong công tác CSGD trẻ.

Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều nội dung CSGD trẻ của đội ngũ GV,NV các trường mầm non công lập trên địa bàn mới chỉ đạt yêu cầu như : đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, tổ chức hoạt

động theo chủ đề; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thể chất, ý thức bảo vệ môi trường chỉ ở mức trung bình 2,17 và 2,14; công tác huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp chỉ đạt ở mức trung bình thấp 2,16. Như vậy, có thể thấy rằng chất lượng quản lý hoạt động CSGD trẻ ở các trường mầm non công lập trong thành phố Quy nhơn vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng CSGD trẻ nên tỷ lệ huy động trẻ ra lớp chưa đạt 100%, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.4.4. Thực trạng công tác quản lý thực hiện xã hội hóa giáo dục các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)