Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58)

8. Cấu trúc luận văn:

2.3.4. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Bảng 2.7. Thống kê kết quả chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ qua hai năm học 2017- 2018; 2018-2019

Nội dung Năm học

2017-2018 Năm học 2018-2019 Tổng số trẻ được ăn bán trú 4026/15498 4.087/16.084 Tỷ lệ trẻ được ăn bán trú (%) 25,9 24,4 Số lớp bán trú 122/219 129/215 Trẻ đi học chuyên cần 14723/15498 15.116/16.084 Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần (%) 94,9 93,9 Bé ngoan xuất sắc 6198/15498 6.625/16.084 Tỷ lệ bé ngoan xuất sắc (%) 39,9 41,1

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 151/15.498 131/16.084 Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi (%) 0,97 0,81

Trẻ thừa cân, béo phì 603/15.498 1.008/16.084 Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì (%) 3,89 6,27

( Nguồn của PGD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

Đến nay toàn thành phố và các xã đảo chỉ có 20/27 trường tổ chức bán trú tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường đạt rất thấp chỉ có 24,4%; có khoảng trên 90% trẻ phát triển thể chất, nhận thức, ngôn nữ, giao tiếp và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dần hàng năm. Tính đến tháng 5/2019 giảm xuống còn 0,81% so với năm trước đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và đối với trẻ thừa cân, béo phì tăng cao lên 2,38% so với năm trước. 27/27 trường tỷ lệ 100% các trường thực hiện chương trình GDMN theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN. Các trường mầm non đã có nhiều biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN sáng tạo, hiệu quả; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ; chất lượng

CSGD được quan tâm, trẻ em trong các cơ sở GDMN cơ bản được đảm bảo về mặt thể chất lẫn tinh thần; các trường mầm non quản lý tốt chất lượng bữa ăn, chế độ ăn; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo quy định. Nhiều trường mầm non đã chú trọng nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường; tìm nguồn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ tin cậy, có giấy phép kinh doanh, sử dụng nguồn thực phẩm có sẵn tại địa phương.

Các trường mầm non đã chú trọng xây dựng kế hoạch phù hợp điều kiện địa phương, trường lớp, sự hứng thú của trẻ như hình thành môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; quan tâm đến công tác bồi dưỡng CBQL, giáo viên mầm non; xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp; đổi mới các hoạt động và đánh giá sự phát triển của trẻ; tuyên truyền phối hợp được chú trọng và tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội; 27/27 trường mầm non công lập của thành phố Quy Nhơn triển khai thực hiện hiệu quả Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, đánh giá sát 120 chỉ số theo hướng dẫn của Vụ GDMN và tạo tâm thế tốt cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp một. Việc tích hợp các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả và phòng chống thảm họa thiên tai…vào chương trình GDMN được các trường thực hiện linh hoạt, lựa chọn tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ, gắn với thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục; các giáo viên tổ chức tốt việc đánh giá trẻ cuối mỗi chủ đề.

Bên cạnh đó, để giúp trẻ tiếp thu một cách tự nhiên, nghe nói chuẩn và phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như tư duy tốt hơnphòng GD&ĐT thành phố cũng đã chỉ đạo thực hiện chương trình thí điểm làm quen tiếng Anh theo Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày22/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, cho trẻ mẫu giáo ở 6 trường: Quy Nhơn, 2/9, Hoa Mai, Hoa Hồng, Hương Sen và 8/3.

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ QLGD về tiêu chuẩn 3 Tiêu chuẩn 3 T. số Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 27 8 29,7 11 40,7 6 22,2 2 7,4

( Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

Trên địa bàn thành phố, các trường mầm non công lập có 8 trường tổ chức tốt các hoạt động CSGD trẻ. Việc tăng số lượng trẻ và nhóm, lớp bán trú đã góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ, nhất là đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Bên cạnh đó, các trường mầm non đã thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức và tuyên truyền về chăm sóc, nuôi dưỡng qua các loại biểu bảng, hình ảnh, các cuộc họp phụ huynh… các trường rất chú trọng trong công tác xây dựng thực đơn phong phú, phù hợp theo mùa và thời tiết; nguồn nước phục vụ sinh hoạt và ăn uống trẻ phải đạt quy chuẩn…100% các trường thực hiện bếp ăn một chiều, từ quy trình chế biến, tiếp phẩm, chế biến, vận chuyển và tổ chức ăn. Tất cả các bếp ăn được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm; có lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định.

100% các trường mầm non có sự phối kết hợp với trung tâm y tế phường khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần /năm và thực hiện việc theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Hầu hết các trường đều có nhân viên y tế trường học chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe trẻ trong suốt thời gian trẻ học ở trường mầm non; khi phát hiện trẻ mắc bệnh, có dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng, nhà trường kịp thời thông báo đến cha mẹ trẻ để cùng phối hợp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Tuy nhiên vẫn còn một vài trường chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ vẫn còn hạn chế, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân còn cao và có chiều hướng tăng so với năm trước.

2.3.5. Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị - đồ dùng đồ chơi

Bảng 2.9. Quy mô phát triển GDMN công lập qua hai năm học: 2017-2018 và 2018-2019

Nội dung Năm học

2017-2018 Năm học 2018-2019 Số trường 27 27 Số lớp 213 215 Tổng số trẻ ra lớp trong toàn thành phố 15498 16.084 Số lượng trẻ ra lớp 15.498/20.861 16.084/21717 Tỷ lệ (%)trẻ ra lớp 74,3 74,1 Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 3.035/3.098 5.021/5.021 Tỷ lệ (%) huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 97,7 100

( Nguồn của PGD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

Theo tài liệu của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, năm học 2018- 2019, toàn thành phố hiện nay có 57 trường mầm non (công lập: 27 trường. dân lập: 01 trường và tư thục: 29 trường) và 38 cơ sở tư thục được cấp phép. Các trường được phân bố đều 21 phường, xã. Tuy nhiên mạng lưới trường, lớp mầm non hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của nhân dân; nhiều trường, lớp còn quá tải, số lượng trẻ đông nhưng điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng; vì vậy phần nào khó khăn trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng CS&GD trẻ. Tổng số trẻ ra lớp hiện nay của toàn thành phố Quy Nhơn là 16.084/21.717 trẻ, mới đạt tỉ lệ 74,1%, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp là 5.021/5.021 đạt tỉ lệ 100%.

Bảng 2.10. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm học

2017-2018

Năm học 2018-2019

Công trình xây dựng mới 46.033 41.180

Công trình sửa chữa 13.757 14.215

Chi mua sắm trang tiết bị, đồ dùng 3.879 7.324

Ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn có kế hoạch xây dựng mới các trường mầm non, cải tạo trường, lớp theo yêu cầu quy định. Tập trung quan tâm đầu tư xây dựng trường MN ĐCQG, ưu tiên dành quỹ đất cho GDMN. Nhờ vậy CSVC và TTBDH của các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố ngày càng được quan tâm thích đáng. Cùng với sự đầu tư bằng nguồn ngân sách và nguồn đóng góp được huy động từ chủ trương XHHGD, bộ mặt các trường được đổi mới khang trang, sạch đẹp, thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy ngày càng phong phú, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng CSGD của toàn thành phố.

Từ năm học 2017- 2018, đến nay ngành GD&ĐT thành phố Quy nhơn liên tục có những đầu tư trọng điểm khoảng trên 126 tỷ đồng để xây mới 14 phòng học, 5 nhà bếp, 5 công trình vệ sinh và sửa chữa 246 phòng học và các phòng chức năng. Hiện nay, tất cả các trường thuộc bậc học mầm non của thành phố Quy nhơn đã đảm bảo số phòng học. Tuy nhiên số phòng học cấp 4 vẫn còn nhiều. Hầu hết các trường đã có phòng chức năng và sân chơi so với yêu cầu cần phải có của trường chuẩn quốc gia; nhiều trường mầm non đồ chơi vẫn còn ít, chưa phong phú, còn thiếu thốn đặc biệt là các trường ở xã đảo phòng GD&ĐT đã chi ngân sách bổ sung trên 11tỷ đồng mua sắm trang thiết bị giáo dục hiện đại, đồ chơi ngoài trời, đồ dùng đồ chơi theo quy định...để đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ QLGD về tiêu chuẩn 4

Tiêu chuẩn 4 T. Số

Tốt Khá Đạt Chưa đạt

SL % SL % SL % SL %

CSVC. TBĐDĐC 27 3 11,1 9 33,3 9 33,3 6 22,2

Các trường mầm non hiện nay đã được mở rộng thêm quỹ đất điều chỉnh diện tích sân chơi theo quy định , quy hoạch các điểm trường. Bên cạnh đó, thành phố Quy Nhơn vẫn còn 6 trường (chiếm tỷ lệ 22,2%) chưa đủ phòng làm việc cho ban giám hiệu, phòng y tế, phòng đa chức năng, phòng thể chất; CSVC xuống cấp, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài danh mục chưa đầy đủ theo quy định.

2.3.6. Thực hiện xã hội hóa giáo dục

Ngoài nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước, hàng năm các xã, phường đều trích từ nguồn thu ngân sách địa phương, huy động thêm các nguồn lực hợp pháp từ phụ huynh đóng góp cho sự phát triển GD&ĐT tại địa phương như xây dựng CSVC, mua sắm TTBĐDĐC đáp ứng yêu CSGD đối với trẻ mầm non. XHHGD bước đầu được khai thác, phát huy có hiệu quả. Từ năm 2017 đến 2019 tổng nguồn lực đã vận động, huy động được từ các khoản tài trợ, quà biếu, tặng, cho…; các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân thông qua các quỹ xã hội; các khoản xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường, các dụng cụ phục vụ học tập, sinh hoạt của học sinh với kinh phí trên 5 tỷ đồng.

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của cán bộ QLGD về tiêu chuẩn 5

Tiêu chuẩn 5

Tốt Khá Đạt Chưa đạt

SL % SL % SL % SL %

Thực hiện xã hội hóa giáo dục 3 11,1 6 22,2 14 51,9 4 14.8

( Nguồn của PGD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

Qua bảng khảo sát kết quả điều tra cho thấy, có 9 trường ( tỷ lệ 33,3%) thực hiện tốt và khá công tác XHHGD và 66,7% ở mức độ đạt và chưa đạt chủ yếu thuộc các xã đảo khó khăn của thành phố.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định quốc gia trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.4.1. Thực trạng công tác quản lý lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá về thực trạng công tác quản lý lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG

S T T

Nội dung Kết quả thực hiện

Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu

1 Lập kế hoạch xây dựng trường

MN ĐCQG trong năm học 0 37 149 18 2.09 4 2 Xây dựng kế hoạch trường MN

ĐCQG trong những năm tiếp theo 0 35 150 19 2.08 5 3 Nội dung kế hoạch mang tính khả

thi, đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn xây dựng trường MN ĐCQG

0 41 147 14 2.11 3 4 Các mục tiêu và kế hoạch thể

hiện tầm nhìn dài hạn 0 43 148 13 2.15 1 5 Huy động các lực lượng trong và

ngoài nhà trường tham gia xây dựng kế hoạch

0 34 151 19 2.07 6 6 Biện pháp thực hiện trong kế

hoạch phù hợp với thực tiễn của nhà trường

0 42 148 14 2.14 2 Qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL và GV các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, về thực trạng công tác lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG qua 6 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí, cho thấy việc lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG được đánh giá khách quan theo từng nội dung như sau:

Nội dung lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG trong năm học: Các trường mầm non đã xây dựng kế hoạch nhưng còn chung chung chưa cụ thể theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn và mức độ đạt trong năm học, để từ đó rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch thực hiện cho những năm tiếp theo. Các

trường mới chỉ xây dựng đề án “Xây dựng trường học ĐCQG giai đoạn 2015- 2020”. Vì vậy, kế hoạch một số trường chưa có tính khả thi và chưa đạt hiệu quả cao. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 4, đạt mức trung bình.

Tiếp đến nội dung xây dựng kế hoạch trường MN ĐCQG trong những năm tiếp theo: Các trường đã đầu tư việc xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch tương đối cụ thể theo thực trạng của nhà trường. Nhưng bên cạnh đó, còn một số trường chưa khảo sát kỹ từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Chưa rút ra những điểm còn hạn chế của năm trước nên xây dựng kế hoạch chưa tốt, chưa mang tính khả thi cao. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 5, đạt mức trung bình yếu.

Thứ ba là nội dung kế hoạch mang tính khả thi, đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn xây dựng trường MN ĐCQG: Quy hoạch mạng lưới trường lớp đã được chú trọng, hệ thống trường lớp được phân bố trên địa bàn hợp lý, có kế hoạch tuyển sinh để đáp ứng công tác CSGD trẻ, phù hợp với việc phân bố dân cư lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Kế hoạch đầu tư trọng điểm về CSVC như xây dựng phòng học, phòng chức năng, trang bị đầy đủ TBDH, ĐDĐC... các trường chưa bám theo đề án nên kết quả xây dựng trường MN ĐCQG còn thấp so với các chỉ tiêu đã đề ra. Việc phân rã từng tiêu chí và hạn mức đạt của từng tiêu chí chưa được chú trọng. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 3, đạt mức trung bình.

Nội dung các mục tiêu và kế hoạch thể hiện tầm nhìn dài hạn: tập trung xây dựng đề án “Xây dựng trường học ĐCQG giai đoạn 2020-2025”. Đặc biệt chú trọng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV, NV trong những năm tiếp theo. Đồng thời xây dựng kế hoạch xây dựng các phòng chức năng, sân vườn đáp ứng yêu cầu nâng cao của chuẩn mức độ 2. Nội dung này được xếp thứ tự cáo nhất, đạt mức cao nhất so với các 6 nội dung nhưng theo quy ước nêu trên mới đạt mức trung bình khá.

xây dựng kế hoạch: Việc xây dựng kế hoạch chỉ chủ yếu do nhà trường khảo sát thực tế và lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Các trường chưa chú trọng việc huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia xây dựng kế hoạch, chưa đưa kế hoạch ra thảo luận, góp ý từ các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Từ đó kế hoạch chưa có sức lan tỏa trong cộng đồng về việc xây dựng trường MN ĐCQG. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 6, đạt mức trung bình thấp nhất 2,07.

Nội dung biện pháp thực hiện trong kế hoạch phù hợp với thực tiễn của nhà trường: Đa số các trường thực hiện khảo sát cụ thể theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí nên khi đề ra kế hoạch sát với thực tế của nhà trường. Nội dung này được xếp thứ tự thứ 2, đạt mức trung bình khá.

Như vậy, công tác lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, thông qua kết quả khảo sát thì công tác lập kế hoạch chỉ đạt ở mức đánh giá đạt điểm trung bình từ 2.07 đến 2.15 ở mức độ trung bình, muốn đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58)