Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 81 - 86)

8. Cấu trúc luận văn:

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan

- Do sự thay đổi quy chế công nhận trường MN ĐCQG (Thông tư số 19/2018/ TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 thay thế cho Thông tư số 02/2014/TT- BGDĐT ngày 08/02/2014 ) nên trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị của một số cán bộ quản lý chưa đáp ứng được tiêu chuẩn 1- Tổ chức và quản lý.

- Công tác tham mưu cho phòng GD, UBND thành phố Đề án xây dựng trường MN ĐCQG qua 2 giai đoan 2011-2015 và 2015-2020 chưa đánh giá kết quả đạt được và cũng chưa xây dựng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn tiếp theo vì vậy nên hiệu quả của việc xây dựng trường chuẩn chưa cao.

- CSVC, TBHD, ĐDĐC của các trường mầm non công lập còn thiếu nhiều, mặc dù những năm gần đây đã được các cấp quan tâm rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được theo nhu cầu của các trường. Một số trường không đủ quỹ đất, không đủ các phòng chức năng theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia. Số điểm trường lẻ của các trường mầm non còn nhiều, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia chưa được thuận lợi.

Nguyên nhân chủ quan

- Một số hiệu trưởng ngại khó, chưa thật sự cố gắng xây dựng kế hoạch theo một lộ trình vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính ổn định lâu dài để tham mưu cho cấp ủy địa phương, ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng trường MN ĐCQG gia trên địa bàn mình, trên cơ sở đó, trình Hội đồng nhân dân địa

phương công khai phương án thu chi, xây dựng và giám sát.

- Các trường chưa làm tốt công tác khảo sát thực trạng các trường để xây dựng kế hoạch; công tác tuyên truyền đến cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, phụ huynh và giáo viên một số trường làm chưa tốt nên lực lượng này chưa có nhận thức sâu sắc việc xây dựng trường MN ĐCQG là một yêu cầu bức thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng CSGD trẻ trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện đồng bộ, chưa cương quyết các chức năng xây dựng kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nên chưa tạo được động lực cho CB, GV, NV.

- Một số giáo viên năng lực sư phạm còn non, lười suy nghĩ, chậm đổi mới, không bắt kịp đà đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục

- Công tác XHH, huy động mọi nguồn lực để tham gia xây dựng trường chuẩn quốc gia ở một số trường chưa có giải pháp đủ sức thuyết phục, ý thức của một số bộ phận đang còn trông chờ, ỷ lại. Nguồn huy động sự đóng góp từ ban đại diện cha mẹ học sinh và xã hội hóa giáo dục còn hạn chế do đời sống KT - XH của nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn.

Tiểu kết chương 2

Việc xây dựng trường MN ĐCQG là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, chủ trương này đã được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, CBQL, GV,NV trên địa bàn thành phố Quy Nhơn hưởng ứng và nỗ lực phấn đấu không ngừng đã tạo nên sự thay đổi về cảnh quan sư phạm, CSVC trường học đầy đủ, khang trang, môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn hơn, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên những thay đổi đáng kể từ môi trường sư phạm đến việc đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện của bậc học mầm non. Trên cơ sở các vấn đề lý luận đã được hệ thống hoá thể hiện qua kết quả khảo sát, điều tra đã phản ảnh đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động xây dựng trường MN ĐCQG ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay. Kết quả cho thấy, tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập yếu kém trong công tác quản lý của người hiệu trưởng. Đánh giá đúng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của thực trạng. Đó là những cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp, nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng trường MN ĐCQG trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, sẽ trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Các nguyên tắc xác lập các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Xây dựng trường chuẩn quốc gia ngày càng được các cấp quan tâm. Kế hoạch xây dựng trường học ĐCQG thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2015 - 2025, đã xác định “Xây dựng hệ thống mạng lưới trường học phát triển hoàn chỉnh, đảm bảo đủ diện tích, cơ sở hạ tầng, TTBDH đồng bộ; đội ngũ nhà giáo, CBQQL có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với nghề nghiệp; huy động được nhiều nguồn lực xã hội cùng tham gia vào công tác GD&ĐT; tăng nhanh số trường ĐCQG ở tất cả các cấp học, bậc học đáp ứng yêu cầu cao về giáo dục toàn diện nhằm xây dựng thành phốQuy Nhơn trở thành một trong những trung tâm GDĐT đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của khu vực và cả nước”. Mục tiêu cụ thể của đề tài là cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường MN ĐCQG, “Đến năm 2025, toàn thành phố Quy Nhơn tỷ lệ trường MN ĐCQG, đạt trên 60%” góp phần nâng cao chất lượng CSGD toàn diện cho trẻ mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, các biện pháp đề xuất đảm bảo tính mục tiêu.

3.1.2. Bảo đảm tính pháp lý và tính khoa học

MN ĐCQG nói riêng, các biện pháp cần đảm bảo tính pháp lý, nghĩa là phải phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển giáo dục trong tình hình mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục. Ngoài ra, các biện pháp này phải đảm bảo tính khoa học, tức là phải phù hợp với các lý thuyết về khoa học quản lý, phù hợp với tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, điều kiện phát triển của từng trường và nhu cầu học tập của nhân dân.

3.1.3. Bảo đảm tính thực tiễn

Thực tiễn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học, từ năm 2013 đến nay cho thấy: chủ trương xây dựng trường ĐCQG là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn. Đến nay, toàn thành phố có 10/27 trường mầm non.

Các cấp học, bậc học đều đã được UBND thành phố phê duyệt đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp, với mục tiêu đề ra của đề án quy hoạch là xây dựng CSVC, TBĐDĐC, tiến đến xây dựng trường ĐCQG. Công tác xây dựng trường ĐCQG đã được cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đưa vào nghị quyết, xem đó là một trong những mục tiêu phát triển GDĐT của địa phương.

Xây dựng trường ĐCQG ở các cấp học, bậc học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD&ĐT thành phố. Trường học ĐCQG là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng CSGD trẻ toàn diện.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi khả năng thực thi của các biện pháp; nghĩa là các biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng thực tế của mỗi nhà trường: điều kiện về CSVC, đội ngũ, sự ủng hộ của cha mẹ trẻ… để có thể thực hiện được. Muốn vậy trước hết các biện pháp phải được thống nhất từ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đến cơ quan, ban ngành có liên quan và quần chúng nhân dân.

3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ

Đảm bảo tính hệ thống nghĩa là các nguyên tắc được đề xuất đặt trong một hệ thống tri thức khoa học QLGD. Theo đó các biện pháp quản lý được xác định và dựa trên một chu trình khép kín, bao gồm các khâu cơ bản tương tác, đan xen nhau. Trên cơ sở mối quan hệ qua lại giữa các chức năng quản lý, người quản lý sẽ điều chỉnh hoạt động quản lý của mình một cách toàn diện, hệ thống, phù hợp với thực tiễn của địa phương và của mỗi nhà trường.

Nguyên tắc cũng phải được tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng, tạo ra sức mạnh tổng hợp, đảm bảo công tác quản lý xây dựng trường MN ĐCQG bằng các phương pháp quản lý và nội dung quản lý theo 5 chuẩn quy định của Bô GD&ĐT. Tiến hành đồng bộ các giải pháp là tạo sự liên kết tương hỗ lẫn nhau đảm bảo sự toàn diện đồng đều trong quá trình xây dựng trường ĐCQG. Ngoài ra cũng cần chú ý đến sự nhất quán trong các biện pháp.

3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)