Biện pháp 1: Chú trọng công tác lập kế hoạch xây dựng trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 86)

8. Cấu trúc luận văn:

3.2.1. Biện pháp 1: Chú trọng công tác lập kế hoạch xây dựng trường

gia trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Biện pháp 1: Chú trọng công tác lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia non đạt chuẩn quốc gia

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Tăng cường năng lực lập kế hoạch của cấp quản lý, giúp cấp quản lý có khả năng lập kế hoạch phù hợp và khả thi trong điều kiện thực tế của địa phương, của từng trường. Việc lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG là để thiết kế một chương trình hành động tối ưu nhằm khẳng định sự phát triển của nhà trường trong tương lai ở một thời điểm nào đó và đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động xây dựng nhà trường và tạo khả năng huy động các nguồn lực.

Kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG là kế hoạch quan trọng của các trường mầm non khẳng định sự phát triển của nhà trường .

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

học và kế hoạch dài hạn của nhà trường mang tính lồng ghép, cụ thể hóa mục tiêu phấn đấu một cách tổng thể, bao quát hơn. Việc đưa kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG dựa vào các nguồn lực hiện có và điểm mạnh, điểm yếu của từng trường. Có như vậy, mục tiêu phấn đấu xây dựng trường MN ĐCQG mới xuyên suốt tất cả hoạt động của nhà trường.

Khảo sát các trường mầm non so với 5 tiêu chuẩn xây dựng trường MN ĐCQG để có kế hoạch đầu tư xây dựng từng tiêu chuẩn cụ thể như các tiêu chuẩn về đội ngũ, tiêu chuẩn về CSVC, TBDH, tiêu chuẩn về CSGD ….

Tham mưu, đề xuất UBND thành phố, phòng GD&ĐT thành phố đầu tư kinh phí xây dựng CSVC- TBDH; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Lên kế hoạch phấn đấu cụ thể đến từng giai đoạn 2020 -2025 và định hướng đến năm 2030. Đồng thời báo cáo với Đảng ủy, Chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT về lộ trình xây dựng trường MN ĐCQG của trường mình để nắm bắt; thành lập, tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng trường MN ĐCQG

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Công tác xây dựng trường MN ĐCQG là cả một quá trình nan giải, khó khăn, phức tạp. Để thực hiện được chiến lược và mục tiêu xây dựng trường MN ĐCQG đòi hỏi có nhiều thời gian và nhiều yếu tố: nhân lực, tài lực, vật lực. Do vậy, các trường cần thiết lập các bước cụ thể, vững chắc và linh hoạt và cần phải thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Khi lập kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG cần phải:

Xác định mục tiêu dài hạn, rộng lớn, tính bao quát, có tầm nhìn xa, khoảng thời gian dài.

Tính giải pháp thực hiện có cả định tính và định lượng.

bên ngoài nhà trường:

+ Tình hình, đặc điểm của từng trường; những thuận lợi, khó khăn, những việc làm được, những mặt còn yếu kém, tình hình đội ngũ CB,GV về CSVC, về chất lượng và các hoạt động giáo dục, về công tác XHHGD … tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục.

+ Tình hình bên ngoài nhà tường: đó là môi trường xã hội, những cơ hội mà trường có thể tận dụng như sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, nhu cầu học tập của học sinh, sư quan tâm của cha mẹ học sinh, phong tục tập quán, các giá trị văn hóa truyền thống. Những nguy cơ và thách thức nhà trường cần tránh và khắc phục như những biểu hiện tiêu cực…

+ Những kết quả, thành tích nhà trường đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong thời gian gần đây, những kinh nghiệm thực tế, những sáng kiến nhà trường và các đơn vị.

Bước 3: Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ và biện pháp thực hiện các mặt hoạt động của trường trong quá trình xây dựng trường MN ĐCQG về các mặt công tác: tuyên truyền, xây dựng đội ngũ CB-GV-NV nhà trường, dạy học, CSGD; xây dựng, bảo quản và sử dụng CSVC, TBĐDDH; XHHGD; việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động của nhà trường đều được cán bộ giáo viên theo dõi, giám sát và điều chỉnh kịp thời, rút kinh nghiệm hoạt động của bản thân cũng như của bộ phận mình theo nhiệm vụ được hân công và theo kế hoạch của nhà trường.

Khi kế hoach đã được lập xong và được phê duyệt, hiệu trưởng chỉ đạo sát sao các bộ phận thực hiện kế hoạch, đồng thời tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường MN ĐCQG để rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời điều chỉnh và đề xuất với các cấp lãnh đạo tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng nhà trường theo kế hoạch đề ra.

Quy Nhơn như sau:

+ Trường Mẫu giáo Nguyễn Văn Cừ , đề nghị công nhận mức độ 2 năm 2021

+ Trường Mẫu giáo Ngô Mây , đề nghị công nhận mức độ 2 năm 2021 + Trường Mẫu giáoNhơn Bình, đề nghị công nhận mức độ 1 năm 2022 + Trường Mẫu giáo Bùi Thị Xuân, đề nghị công nhận mức độ 2 năm 2023

+ Trường Mẫu giáo Trần Phú, đề nghị công nhận mức độ 2 năm 2023 + Trường Mẫu giáo Nhơn Lý , đề nghị công nhận mức độ 1 năm2024 + Trường Mẫu giáo Rềnh Gáng , đề nghị công nhận mức độ 1 năm 2025

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL,GV,NV trong trường mầm non nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT. Góp phần thúc đẩy đội ngũ CB,GV,NV không ngừng học tập, hoàn thiện mình, đáp ứng yêu câu đổi mới GD&ĐT, đẩy mạnh công tác hội nhập với GDMN quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL,GV,NV để chuẩn hóa về chất lượng một cách đồng bộ theo mục tiêu và định hướng chung của ngành. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cốt cán, đội ngũ kế cận dự nguồn để nâng cao chất lượng dạy học và quản lý trong nhà trường.

Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL,GV,NV của nhà trường, đảm bảo chất lượng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ đào tạo và năng lực công tác, hợp lý về cơ cấu quy định. Tất cả CBQL và GV, NV có bản lĩnh chính trị vững vàng, mẫu mực về phẩm chất,

đạo dức, lối sống đáp ứng ngày càng cao trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới, làm cho cán CBQL,GV, NV trong nhà trường có nhận thức đúng đắn, hiểu biết sâu sắc về đổi mới giáo dục nói chung và GDMN nói riêng; nắm vững chuẩn của CBQL cũng như chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Nâng cao năng lực quản lý, góp phần cho công tác quản lý đạt hiệu quả, hoàn thiện đầy đủ các điều kiện yêu cầu của cán bộ quản lý theo quy định. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Phấn đấu trong từng năm học, bằng viêc đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên thông qua con đường tham gia học tập nâng chuẩn ở các cấp độ đào tạo; công tác bồi dưỡng của đơn vị, thông qua các hình thức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi rút kinh nghiệm, viết và áp dụng SKKN, dự giờ ở đồng nghiệp, phát huy mạnh mẽ phong trào thi đua ở các cấp

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Trong quản lý xây dựng trường MN ĐCQG, phát triển và bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, NV là một tiêu chuẩn không thể thiếu được, phải đảm bảo số lượng cũng như chất lượng.

Xác định rõ việc xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong nhà trường là trách nhiệm của bí thư chi bộ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn và của giáo viên cốt cán. Do đó mỗi thành viên trong ban chỉ đạo của đơn vị phải gương mẫu nhận thức sâu sắc và tuyên truyền đầy đủ chủ trương này đến tận các nhà giáo.

Cùng với việc tuyển dụng đủ GV, NV, bổ nhiệm đủ CBQL cho các trường mầm non nói chung, các trường MN ĐCQG nói riêng, cần chú trọng

bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý cho CBQL, GV cốt cán và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên của nhà trường. Động viên, khích lệ cán bộ, GV, NV có ý thức tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên. Đánh giá, xếp loại CBQL, GV, NV theo quy chế đánh giá: Chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên mầm non. Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, công bằng và kịp thời.

Triển khai các văn bản kế hoạch của các cấp nhằm nâng cao ý thức trong đội ngũ nhà giáo và CBQLGD về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công tác. Đảm bảo 100% CBQL và đội ngũ nhà giáo có nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong việc xây dựng trường MN ĐCQG. Lấy đây làm nội dung sinh hoạt chính trị thường xuyên, rộng lớn trong toàn đơn vị. Nâng cao ý thức mỗi CBQL và nhà giáo trong việc rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Các trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tập huấn cho CB, GV, NV tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB,GV, NV toàn trường vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo, đổi mới trong hình thức tổ chức các hoạt động. Bố trí cho đội ngũ cán CBQL, GV cốt cán tham gia các lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT; Sở GD & ĐT và Phòng GD&ĐT để nâng cao các kỹ năng xây dựng kế hoạch, quản lý các hoạt động trong trường mầm non; ứng dụng CNTT, các phần mềm trong quản lý; bồi dưỡng kiến thức phòng chống bệnh tật và vệ sinh an toàn thực phẩm; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ...Đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản đối CBQL và đối với GV, NV theo quy định.

chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, của địa phương và của cơ quan; có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao; luôn quan tâm và giúp đỡ mọi thành viên trong nhà trường, tạo cơ hội để mọi thành viên phát huy tối đa năng lực của mình, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và phải có đầy đủ các tiêu chuẩn:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Lối sống, tác phong, giao tiếp, ứng xử và học tập, bồi dưỡngchính trị.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,khả năng tổ chức triển khai chương trình GDMN.

- Năng lực quản lý trường mầm non: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường, quản lý tổ chức bộ máy, CB,GV,NV nhà trường, quản lý trẻ em của nhà trường, quản lý tài chính, tài sản và tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục,thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

-Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội: Tổ chức phối hợp với gia đình trẻ,phối hợp giữa nhà trường địa phương và các đoàn thể.

Đối với đội ngũ GV,NV để nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay cần chú trọng bồi dưỡng các tiêu chí sau:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chấp hành tốt: chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có tính tự giác và kỷ luật cao; có đạo đức trong sáng của nhà giáo, nhân cách và lối sống lành mạnh; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.Trung thực trong công tác, tạo mối đoàn trong quan hệ với đồng nghiệp, yêu thương trẻ và tận tụy với nghề .

của Bộ GD&ĐT, chăm sóc nuôi dưỡng, phương pháp giáo dục, cơ sở chuyên ngành. Kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến GDMN.

- Có các kỹ năng sư phạm: Lập kế hoạch CSGD trẻ, kỹ năng tổ chức

thực hiện các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

- Chú trọng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, đủ số lượng CBQL, GV, NV đạt trình độ đào tạo theo quy định; bố trí phù hợp với năng lực sở trường của từng GV, NV trong nhà trường

- Hiệu trưởng dự kiến nguồn nhân lực tham mưu với lãnh đạo phòng GD&ĐT lập kế hoạch đề xuất UBND thành phố hàng năm tuyển dụng đúng đối tượng và đảm bảo đúng cơ cấu, luân chuyển điều động bố trí nhân sự CBQL,GV,NV cho các trường mầm non đủ theo tiêu chuẩn quy định.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia, đồng thời có kế hoạch đưa cán bộ quản lý đi học nâng chuẩn.

Tăng cường công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị,đạo đức nhà giáo và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Hiệu trưởng quán triệt nghiêm túc và sâu sắc quy định về đạo đức nhà giáo đã được Bộ GD&ĐT ban hành và những quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng. Đồng thời biến những quy định đó thành chuẩn mực đạo đức để nhà giáo phấn đấu, tu dưỡng, tự rèn luyện. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho mỗi GV,NV, nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, trọng trách của nhà giáo để mỗi GV, NV thấy rõ trách nhiệm của mình với việc đào tạo bồi dưỡng con người cho đất nước.

- CBQL các trường chủ động xây dựng kế hoạch cho giáo viên nghiên cứu, học tập về: chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN, cách đánh giá viên chức hàng năm, Điều lệ trường mầm non, Luật giáo dục, các Thông tư của Bộ, các văn bản chỉ đạo của địa phương, của ngành giáo dục…

- Bản thân mỗi GV, NV trong nhà trường phải tận tụy, yêu nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ CS&GD trẻ; chấp hành tốt các quy định của ngành, của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia

- Phân loại trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học và đánh gia năng lực phẩm chất của GV,NV qua đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo:

+ Tổ chức cho GV,NV đăng ký chương trình học tập nâng chuẩn đến năm 2025 để đội ngũ nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu trường chuẩn quốc gia. Hàng năm tiến hành quy hoạch và phát triển đội GV,NV và CBQL để thường xuyên đủ vế số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT. Có kế hoạch chọn và cử CB, GV trẻ có triển vọng đủ tiêu chuẩn để phát triển trong tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)