Chu trình chính sách công và thực hiện chính sách công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh kon tum (Trang 32 - 34)

Thuật ngữ chính sách khi g n với vai trò, chức năng của “khu vực công” đƣợc gọi là chính sách công [12, tr.47]. “Chính sách công là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nƣớc nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định”.

Ở Việt Nam, nhiều chính sách quan trọng đƣợc coi là thể chế hóa đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam. “Chính sách là cụ thể hóa và thể chế hóa của

29

đường lối” đó là quá trình biến đƣờng lối của Đảng cầm quyền thành hiện thực chứ không phải là những “lời hứa”. Trên thực tế, có thể nói rằng: Chính sách là sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thể chế hóa đường lối của đảng cầm quyền thành những quy định, quyết định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, các vấn đề chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội của quốc gia đang đặt ra theo định hướng, mục tiêu đã đề ra ở những giai đoạn nhất định.

Khái quát lại có thể hiểu, chính sách công là một phương thức thực thi quyền lực nhà nước, được biểu hiện ra bằng các chương trình hành động của nhà nước (chiến lược, quyết định, nghị quyết, dự án, cơ chế, quy trình,…) nhằm giải quyết những vấn đề đã và đang đặt ra trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

* Về tổng thể, một chu trình chính sách công bao gồm bốn giai đoạn: (1) Xác lập nghị trình

Muốn xác định, lựa chọn một vấn đề đã và đang đặt ra trong các lĩnh vực của đời sống xã hội để đƣa vào chƣơng trình thảo luận những nhà hoạch định chính sách cần thƣờng xuyên quan sát thực tế, phân tích các hiện tƣợng, dự báo các mâu thuẫn có thể xảy ra cần giải quyết, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.

(2) Xây dựng và ban hành

Giai đoạn này cần đảm bảo các khía cạnh chuyên môn kỹ thuật cũng nhƣ khía cạnh chính trị. Nó bao gồm hai quá trình: xây dựng (nội dung) chính sách và thông qua, ban hành (văn bản) chính sách.

(3) Triển khai thực hiện

Triển khai thực hiện chính sách công là quá trình đƣa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội. Đó là quá trình biến những ý đồ chính sách thành hiện thực. (Nội dung này sẽ được tác giả phân tích ở mục 1.2.2. Thực hiện chính sách công).

30

(4) Đánh giá chính sách

Giai đoạn này có thể bao gồm nhiều hoạt động, đó có thể là đánh giá kết quả đầu ra, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ, đánh giá tác động, đánh giá ngay trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách. Đánh giá chính sách cần đảm bảo các yêu cầu: Không thiên vị; hữu dụng; đầy đủ kỹ thuật; sự tham gia của các bên liên quan; thông tin phản hồi và phổ biến; tiết kiệm,… Theo tính chất, mức độ khái quát có thể chia làm ba loại đánh giá chính sách.

Thứ nhất, đánh giá chính trị: đánh giá này xem xét tính khả thi chính trị của một chính sách đặc biệt ở giai đoạn đầu khi chính sách chƣa đƣợc thông qua.

Thứ hai, đánh giá kỹ thuật: là việc tập trung đánh giá kết quả thực hiện và mục tiêu ban đầu mà chính sách công đặt ra. Đánh giá này cho thấy so với mục tiêu đề ra, kết quả thực hiện có hiệu quả không, đạt mức độ nào, nguồn lực phân bổ có hợp lý không.

Thứ ba, đánh giá toàn diện: để đánh giá toàn diện đòi hỏi khảo sát có hệ thống, khách quan, khoa học, toàn diện quá trình thực hiện chính sách, kết quả thực hiện, các tác động của chính sách, các vấn đề phát sinh… Để có thể đánh giá về sự thành công hay chƣa thành công trong mục tiêu tổng thể của chính sách, ngoài chủ thể chính sách là nhà nƣớc, cần có sự đánh giá của các tổ chức độc lập, các chuyên gia, đặc biệt là đánh giá của ngƣời thụ hƣởng chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh kon tum (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)