Về quy trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh kon tum (Trang 87)

Qua nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Kon Tum nhìn chung ta thấy việc tổ chức thực hiện chính sách đã đƣợc triển khai theo đúng quy trình. Việc thực hiện các chính sách bộ phận, các chƣơng trình mục tiêu cơ bản đảm bảo tính chặt chẽ theo các văn bản hƣớng dẫn, quy định của Nhà nƣớc và của Tỉnh. Các cơ quan chủ trì thực hiện chính sách cơ bản đã triển khai theo đúng lộ trình, tiến độ của kế hoạch đề ra; đảm bảo thực hiện đầy đủ các chƣơng trình hỗ trợ cơ bản để giải quyết vấn đề đói nghèo cho ngƣời nghèo, hộ nghèo và địa phƣơng nghèo theo quan điểm giải quyết vấn đề này của quốc tế và của Việt Nam nhƣ: Hỗ trợ đời sống (giải quyết đói nghèo về vật chất: ăn, mặc, ở); hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho các địa phƣơng nghèo, vùng nghèo,... Qua điều tra xã hội học (theo mẫu phiếu - phụ lục 8), trả lời cho câu hỏi: "Ông (Bà) nhìn nhận và đánh giá như thế nào về quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của địa phương mình trong những năm qua?" có 525/1000, đạt 52,5 % ý kiến đƣợc hỏi đánh giá là tốt, còn lại là các ý kiến khác. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân thuộc về cơ chế vận hành của các cơ quan chủ trì và những vấn đề thuộc về kỹ thuật chuyên môn khi thực hiện chính sách mà quá trình triển khai thực hiện còn những hạn chế cơ bản:

Trong tổ chức thực hiện, mặc dù đã thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh do đồng chí chủ tịch UBND tỉnh

84

làm Trƣởng ban và đặt trực tiếp dƣới sự chỉ đạo của đồng chí chủ tịch UBND tỉnh, nhƣng do các đồng chí trong Ban hoạt động kiêm nhiệm nên trong chỉ đạo, điều hành còn chƣa sâu sát, nên hiệu quả thực hiện chƣa cao. Ngoài ra công tác phối hợp giữa các ban, ngành cùng tham gia chƣơng trình còn lỏng lẻo, nhiều khi vẫn chƣa thật thống nhất, mạnh ai ngƣời nấy làm nên chƣa mang lại hiệu quả cao.

Vấn đề phân cấp quản lí chƣa thực sự đƣợc đ y mạnh, tỉnh còn ôm đồm nhiều việc, cấp huyện và cấp xã chƣa có nhiều quyền chủ động dẫn đến trong thực hiện các hoạt động phải chờ sự chỉ đạo của cấp trên nên dẫn đến chậm chễ, thụ động, thiếu sáng tạo, đặc biệt là phân cấp về phân bổ nguồn vốn.

Một số ban, ngành chƣa quan tâm sát sao trong chỉ đạo thực hiện, chƣa có kế hoạch cụ thể cho hoạt động giảm nghèo bền vững liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn hàng năm nên việc tham gia phối hợp triển khai các chƣơng trình, chính sách, dự án còn chậm, lúng túng, thậm chí chƣa bố trí cả nguồn lực, không có giải pháp để thực hiện nên hạn chế đến chất lƣợng giảm nghèo bền vững, gây khó khăn cho công tác tổ chức quản lý của tỉnh.

Khả năng triển khai các chính sách giảm nghèo bền vững còn chậm, thiếu linh hoạt và cụ thể hoá cho phù hợp với điều kiện địa phƣơng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn thụ động trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tƣ của Nhà nƣớc. Hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều yếu kém, bất cập, yếu về năng lực, nhất là năng lực tổ chức thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng và quản lý xã hội nên không n m đƣợc dân, không sâu sát với dân, không hiểu dân. Một số tổ chức chính trị, xã hội hoạt động chƣa hiệu quả, không tập hợp đƣợc đồng bào.

Trong công tác tổ chức, cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững trực tiếp ở cấp cơ sở, ở một số địa phƣơng đối tƣợng này là cán bộ hợp đồng; một số còn phải kiêm nhiệm, phần lớn không đƣợc đào tạo bài bản, chủ yếu qua

85

công tác tập huấn, trong khi khối lƣợng công việc rất lớn, lại yêu cầu năng lực và cả trách nhiệm cao,... Do đó việc tổ chức chỉ đạo thực hiện gặp nhiều khó khăn, hạn chế đến hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình. Một số cán bộ còn hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện giảm nghèo bền vững; năng lực xây dựng chƣơng trình, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát của chính quyền tỉnh còn yếu.

Việc rà soát hộ nghèo, ngƣời nghèo làm cơ sở thực hiện các chính sách trên địa bàn một số huyện, chƣa đƣợc quan tâm chỉ đạo, việc tổ chức họp bình xét tại thôn bản triển khai chƣa thực sự khách quan, hầu hết các huyện chƣa chỉ đạo quyết liệt, giám sát thƣờng xuyên tại cơ sở nên kết quả rà soát hộ nghèo không phản ánh đúng tình hình thực tế, phải tiến hành phúc tra lại (huyện Đăk Tô, Đăk Glei,…), ảnh hƣởng đến tiến độ điều tra chung của tỉnh; Đặc biệt là ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện chế độ chính sách đối với ngƣời dân. Qua điều tra xã hội học (theo mẫu phiếu - phụ lục 8) trả lời cho câu hỏi: "Theo Ông (Bà) việc đánh giá, xếp loại công nhận hộ nghèo ở thôn, bản, địa phương trong những năm qua có được thực hiện công khai, dân chủ không?" Có 483/1000, đạt 48,3 % ý kiến đƣợc hỏi đánh giá là Có; 341/1000 đạt 34,1% ý kiến đƣợc hỏi là bình thường; 124/1000, đạt 12,4 % ý kiến đánh giá là chưa; 36/1000, đạt 3,6 % ý kiến đánh giá là còn hình thức ; 16/1000, đạt 1,6 % ý kiến đánh giá là khó trả lời cho câu hỏi này. Trả lời cho câu hỏi: "Theo Ông(Bà) việc đánh giá, xếp loại, công nhận hộ nghèo ở thôn, bản, địa phương trong những năm qua có được thực hiện chính xác không?" Có 491/1000 phiếu, đạt 49,1 % ý kiến đánh giá là ; 339/1000 phiếu đạt 33,9% là bình thường; 121/1000, đạt 12,1 % ý kiến đánh giá là chưa; 32/1000, đạt 3,2 % ý kiến đánh giá còn hình thức; 17/1000, đạt 1,7 % ý kiến khó trả lời cho câu hỏi này.

86

những hạn chế, nhƣ: công tác kiểm tra chƣa thƣờng xuyên, còn mang tính định kỳ; mới chỉ quan tâm đến số lƣợng công việc thực hiện, mà chƣa quan tâm đến hiệu quả thực sự của các hoạt động đối với ngƣời nghèo, chƣa đánh giá hết đƣợc hiệu quả của nhiều chƣơng trình, dự án hƣớng đến giảm nghèo bền vững.

Trong kiểm tra, giám sát các chủ thể còn thiếu sự phối kết hợp để hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao nhất. Cơ chế phối hợp và phân cấp quản lý giữa các cơ quan thực hiện chính sách còn thiếu và yếu. Nên việc phối hợp trong chỉ đạo điều hành vẫn chƣa đƣợc chặt chẽ, đặc biệt là ở cấp huyện một số nơi chỉ phó mặc cho cơ quan thƣờng trực. Cơ chế để phát huy tối đa đƣợc sự tham gia của ngƣời nghèo vào công tác giảm nghèo bền vững ở tất cả các khâu nhằm tạo ra sự dân chủ, minh bạch để nâng cao hiệu quả thực hiện giảm nghèo bền vững còn mờ nhạt, chƣa cụ thể.

Công tác huy động nguồn lực vốn của chính quyền tỉnh Kon Tum cũng còn hạn chế nhất định. Do xã nghèo của tỉnh cao, nên việc huy động nguồn lực từ ngân sách địa phƣơng là rất khó khăn. Bản thân là tỉnh nghèo nên ngân sách hạn hẹp, mức đóng góp thực hiện chính sách hầu nhƣ không đáng kể. Còn đối với huy động các nguồn lực (trừ đóng góp ngày công lao động) của ngƣời dân và cộng đồng địa phƣơng là không thực tế vì chính sách tập trung ở các xã nghèo, huyện nghèo.

Về cơ chế phân bổ nguồn vốn: vẫn còn tình trạng “xin - cho”. Điều đó dẫn đến tình trạng: những nơi thực sự cần nhiều nguồn vốn có khi lại chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ. Các thủ tục hành chính vẫn còn nặng nề nên phân bổ vốn cho các chƣơng trình, các hoạt động còn chậm tiến độ đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng thực hiện. Phân bổ nguồn vốn vẫn dàn trải, chƣa giao quyền chủ động nhiều cho chính quyền cấp dƣới,…

87

trọng, đầu tƣ cho chƣơng trình thiếu tập trung, còn dàn trải, nhất là về cơ sở hạ tầng, một số công trình có quy mô không phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi địa phƣơng, hiệu quả sử dụng thấp, chất lƣợng chƣa cao và còn lãng phí, thiếu sự tham gia quản lý của ngƣời dân. Chẳng hạn, nguồn vốn bố trí thực hiện các chính sách của Nghị quyết 30a không đƣợc đầy đủ, kịp thời đáp ứng với đề án và mục tiêu của Nghị quyết đặt ra; mức hỗ trợ theo quy định của Trung ƣơng thấp không kịp thay đổi theo giá cả thị trƣờng; mặt khác các huyện không chủ động rà soát nhu cầu hỗ trợ của ngƣời dân ngay từ đầu năm, khi đƣợc giao vốn mới tiến hành rà soát để phân bổ vốn nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ công tác giảm nghèo, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng và vật tƣ,… của ngƣời dân huyện nghèo. Một số huyện phân bổ nguồn vốn không theo đúng hƣớng dẫn của tỉnh để thực hiện các chính sách của đề án; Tiến độ giải ngân còn chậm, nhất là nguồn vốn phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tƣ.

Công tác tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có lúc, có nơi làm còn chƣa tốt, việc phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở chƣa cao. Công tác vận động nhân dân thực hiện giảm nghèo chƣa cụ thể, hiệu quả. Qua điều tra xã hội học (theo mẫu phiếu - phụ lục 8) trả lời cho câu hỏi: "Trong những năm qua Ông(Bà) có được cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến nội dung các chính sách giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước không?" Có 509/1000, đạt 50,9% ý kiến đƣợc hỏi đánh giá là Có; 329/1000 phiếu đạt 32,9% ý kiến trả lời có nhưng không thường xuyên; 113/1000 phiếu, đạt 11,3 % ý kiến đánh giá là không; 49/1000, đạt 4,9 % ý kiến là khó trả lời .

Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm có giảm nhƣng tính bền vững chƣa cao do vẫn còn có những hộ tái nghèo tập trung chủ yếu là các hộ dân tộc Brâu, Rơ Măm, Giẻ - Triêng, Xơ Đăng,… hộ thiếu đất sản xuất, đông ngƣời ăn theo, hộ

88

bị thiên tai, địch họa,... Một bộ phận hộ nghèo, ngƣời nghèo thiếu tự chủ vƣơn lên, còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại, vào sự giúp đỡ của Nhà nƣớc.

2.3.3. Về nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Thực trạng của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua cho thấy:

Một là, do nhận thức chƣa đúng về vị trí, vai trò của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững nên một bộ phận không nhỏ nhân dân chƣa tích cực tham gia vào công tác giảm nghèo, còn coi đó là trách nhiệm của Nhà nƣớc, của bản thân ngƣời nghèo.

Hai là, bản thân một số ngƣời nghèo, hộ nghèo do lƣời lao động, có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nƣớc, muốn đƣợc là hộ nghèo, hộ đói để đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc. Một bộ phận khác lại thiếu ý chí tự lực, không có tinh thần chủ động vƣơn lên để thoát nghèo. Họ chƣa hiểu đƣợc yếu tố quan trọng, quyết định để thoát khỏi nghèo là ngoài sự tạo điều kiện của cộng đồng, xã hội, nhà nƣớc thì bản thân ngƣời nghèo phải tự nỗ lực vƣơn lên.

Ba là, một số ngƣời nghèo lại có quan niệm nghèo là việc bình thƣờng, do mặt bằng dân trí thấp, ngƣời nghèo có ít khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và dễ bị tổn thƣơng trƣớc những rủi ro trong cuộc sống nhƣ thiên tai, mất mùa, ốm đau,... Khả năng tái nghèo cao.

Do trình độ dân trí thấp nên một bộ phận không nhỏ ngƣời dân tỉnh Kon Tum nhận thức chƣa đúng. Họ còn trông chờ, ỷ lại vào chính quyền các cấp, chƣa thấy rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Qua điều tra xã hội học (theo mẫu phiếu - phụ lục 8) trả lời cho câu hỏi: "TheoÔng (Bà) các cơ quan, tổ chức, cá nhân kể sau đã có trách nhiệm như thế nào đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trong những năm

89

qua?" đối với các hộ nghèo có 581/1000, đạt 58,1 % ý kiến đánh giá là Tích cực thực hiện; 289/1000 phiếu đạt 28,9% ý kiến Chưa tích cực thực hiện; có 41/1000 phiếu, đạt 4,1 % ý kiến đánh giá là Thờ ơ, ít quan tâm; có 89/1000, đạt 8,9 % ý kiến không biết, khó trả lời. Cuộc sống của đồng bào DTTS vẫn còn đơn giản, tạm bợ, một số công trình kết cấu hạ tầng đã đƣợc xây dựng nhƣng sử dụng chƣa đạt hiệu quả, không biết bảo quản nên hƣ hỏng rất nhanh. Thời gian sử dụng lao động còn lãng phí, đặc biệt trong đồng bào DTTS. Trong sản xuất và đời sống còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, chƣa có biện pháp phù hợp để tránh sự bất lợi của thiên nhiên.

Đối với các cấp, các ngành và đoàn thể chƣa nhận thức đầy đủ và sâu s c chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, chƣa thể hiện việc năng động, sáng tạo trong điều hành, vận động chƣa đến nơi đến chốn, chƣa phối hợp đồng bộ, mạnh ai nấy làm, chƣa sâu sát cầm tay chỉ dẫn cụ thể. Chính quyền địa phƣơng chƣa đề ra đƣợc biện pháp phù hợp cho từng nơi, từng vùng, từng đối tƣợng để có cách kh c phục kịp thời; chƣa phân công cán bộ có năng lực theo dõi diễn biến tình hình đói nghèo để phản ánh cho Đảng, chính quyền và hƣớng dẫn cho ngƣời nghèo cách làm ăn mới, chƣa có giải pháp mạnh để xóa nhanh đói nghèo, ngăn chặn tái nghèo. Qua điều tra xã hội học (theo mẫu phiếu - phụ lục 8) trả lời cho câu hỏi: "Theo Ông (Bà) các cơ quan, tổ chức, cá nhân kể sau đã có trách nhiệm như thế nào đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trong những năm qua?", các ý kiến trả lời là chưa tích cực thực hiện: đối với cán bộ cấp tỉnh có 251/1000, đạt 25,1

% ý kiến; đối với tổ chức Đảng các cấp có 233/1000, đạt 23,3 % ý kiến; đối với Ban chỉ đạo Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có 265/1000, đạt 26,5 % ý kiến; đối với cán bộ cấp huyện, thành phố có 153/1000, đạt 15,3 % ý kiến; đối với cán bộ xã có 98/1000, đạt 9,8 % ý kiến.

90

2.3.4. Về sự không phù hợp giữa chính sách với thực tiễn tại tỉnh Kon Tum Kon Tum

Hệ thống chính sách giảm nghèo bền vững đƣợc ban hành quá nhiều, Trong giai đoạn 2016 - 2020, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành 25 văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo và phát động phong trào thi đua tại tỉnh (chi tiết tại phụ lục số 9). dẫn đến chồng chéo, trùng lặp; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chƣa hợp lý. Hệ thống văn bản chỉ đạo không đồng bộ, chính sách đã ban hành, song văn bản hƣớng dẫn chậm, không kịp thời,... Vì vậy, trên thực tế hiệu quả các chính sách này chƣa cao.

Về mặt cơ chế, chính sách: Một số chƣơng trình, dự án đƣợc triển khai mới chỉ mang tính chất giải quyết tình thế mà chƣa mang tính bền vững, lâu dài; hệ thống chính sách có song thƣờng chƣa quan tâm đến phần kinh phí quản lý điều hành thực hiện chính sách đảm bảo hiệu quả. Chẳng hạn, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng triển khai chậm do nguồn kinh phí ít, nhiều đầu điểm công trình, nên việc thi công các công trình dở dang, chậm tiến độ.

Việc lồng ghép các chƣơng trình dự án liên quan đến giảm nghèo còn có sự chồng chéo, thiếu đồng bộ. Một số chính sách chƣa thực sự phù hợp với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh kon tum (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)