Những yếu tố khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh kon tum (Trang 98)

Kinh tế của tỉnh phát triển chƣa vững ch c; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu trên nhiều mặt; nhiều vấn đề xã hội còn đặt ra gay g t, gây bức xúc trong xã hội; trình độ học vấn, mặt bằng dân trí còn thấp; chất lƣợng cuộc sống chƣa cao; tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái chƣa đƣợc đ y lùi; hệ thống chính trị phát triển chƣa tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Kon Tum là một trong những địa bàn trọng điểm về bảo vệ an ninh biên giới, lãnh thổ, phòng chống lại âm mƣu "diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch; tình hình chính trị xã hội vẫn còn tiềm n những nhân tố gây mất ổn định, khả năng cạnh tranh của các cơ sở kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh còn thấp; khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng; chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp. Tỷ lệ ngƣời nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số khá cao và năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.

95

Trong khi đó tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển chung, các thế lực thù địch luôn đ y mạnh chiến lƣợc "diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chia rẽ dân tộc, chống phá ta, trong đó Kon Tum là một trong những địa bàn nhạy cảm. Toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế g n với tự do hóa thƣơng mại vẫn là xu hƣớng bao trùm, đồng thời cạnh tranh kinh tế sẽ ngày càng gay g t hơn, quan hệ các nƣớc trong khu vực tuy phát triển tốt, nhƣng nhân tố gây mất ổn định còn tiềm n có thể tác động đến Kon Tum (về lãnh thổ, tài nguyên, khủng bố,…). Một số nhân tố có tính toàn cầu nhƣ phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, dịch bệnh, tội phạm,…còn chi phối rất lớn đến thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Mặt khác dự báo những năm tiếp theo tình trạng biến đổi khí hậu vẫn diễn biến hết sức phức tạp, là một trong những tỉnh miền núi, biên giới có địa hình chia c t mạnh, rất dễ xảy ra tình trạng lũ quét, sạt lở đất, gió lốc,... Đó là một trong những khó khăn cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo trong thời gian tới. Hiện nay tỷ lệ tái nghèo vẫn chiếm 7-10% trong tổng số thoát nghèo hằng năm. Với việc áp dụng chu n nghèo mới và tình hình giá cả hàng hóa liên tục tăng cao, tình trạng tái nghèo sẽ diễn ra đối với không ít các hộ mới thoát nghèo hoặc ở mức cận nghèo dễ dàng rơi vào tình trạng nghèo khi gặp những biến động, rủi ro trong cuộc sống nhƣ thiên tai, dịch bệnh, ốm đau,… Đây là thách thức lớn nhất để bảo vệ thành quả giảm nghèo, và cũng là thách thức đối với việc đạt đƣợc chỉ tiêu giảm hộ nghèo 3-4%/năm (riêng các huyện nghèo giảm từ 6- 8%/năm) theo chu n nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025

Với xu hƣớng nghèo tập trung vào đối tƣợng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực vùng sâu, vùng xa, công tác giảm nghèo trong thời gian tới sẽ càng khó khăn hơn vì đây là khu vực dân cƣ chịu tác động mạnh mẽ của

96

phong tục tập quán bản địa. Mặt khác, việc thiết kế các chính sách xóa đói giảm nghèo cho nhóm đối tƣợng này thời gian qua còn nặng tính bao cấp tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nƣớc; một bộ phận dân cƣ còn mặc cảm, tự ty, cam chịu đói nghèo, thiếu ý chí vƣơn lên thoát nghèo bằng năng lực của chính mình.

Khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm dân cƣ, các vùng địa lý ngày càng doãng rộng trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ngày càng tăng cao đƣơng nhiên đƣa tới hệ lụy là làm giảm cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của ngƣời nghèo. Đây là thách thức đặt ra đối với chất lƣợng và hiệu quả của việc thực hiện chính sách giảm nghèo trong thời gian tới.

3.1.3. Dự báo xu hướng giảm nghèo đến năm 2025

Một là, tốc độ giảm nghèo càng có xu hƣớng chậm lại. Bởi thực trạng hiện nay các hộ nghèo không thoát nghèo thƣờng là những hộ có thu nhập quá thấp so với chu n nghèo. Bên cạnh đó đại dịch Covid - 19 cũng ảnh hƣởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khiến các hộ nghèo lại càng khó khăn về tiêu thụ sản ph m đầu ra; mặt khác hộ nghèo lại thiếu đất sản xuất, cũng là những hộ ốm đau, bệnh tật, hoặc đông ngƣời ăn theo, thiếu kế hoạch chi tiêu trong gia đình,… Một số chính sách không còn tác động mạnh nhƣ: chính sách đất đai, giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế không còn tác động mạnh nhƣ trƣớc đây, trong khi đó cơ chế, chính sách mới chƣa đƣợc triển khai mạnh mẽ, thiết thực.

Hai là, chênh lệch về trình độ ngƣời lao động dẫn đến sự khác biệt về thu nhập. Xu hƣớng tiến đến một nền kinh tế dựa trên tri thức đã phân chia lực lƣợng lao động còn dẫn đến sự khác biệt về thu nhập. Khoảng cách chênh lệch về mức sống, tài sản, tiếp cận dịch vụ xã hội giữa các bộ phận dân cƣ ở thành phố, thị trấn với dân cƣ vùng sâu, vùng xa, giữa các dân tộc trong tỉnh có xu hƣớng ngày càng gia tăng.

97

Ba là, chính sách tín dụng vì ngƣời nghèo trong bối cảnh mới đòi hỏi phải giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề, trong đó phân bố các nguồn lực để đào tạo nghề và kỹ năng làm việc cho ngƣời lao động cần ƣu tiên đặt lên hàng đầu. Vấn đề này các hộ nghèo, ngƣời nghèo chƣa đƣợc tiếp cận nên rất dễ dẫn đến chính sách tín dụng vì ngƣời nghèo chƣa thực sự hiệu quả, dẫn đến sử dụng sai mục đích.

Bốn là,nguy cơ tái nghèo tăng, do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh có điểm xuất phát thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu chƣa bảo đảm, chƣa có giải pháp kh c phục, rào cản về ngôn ngữ, trình độ giao tiếp, văn hóa và tâm lý của ngƣời địa phƣơng. Vì vậy, những hộ thoát nghèo có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp rất dễ tái nghèo hoặc phát sinh nghèo khi họ gặp thiên tai, bão lũ, mất mùa, hoặc đau ốm, rủi ro,…

Năm là, các chính sách hỗ trợ từ Trung ƣơng và địa phƣơng cho ngƣời nghèo, hộ nghèo thậm chí là các cấp các ngành còn có sự ỷ lại, trông chờ dẫn đến hiện tƣợng hộ nghèo, ngƣời nghèo không muốn thoát nghèo.

Những xu hƣớng trên đây sẽ là những thách thức lớn đối với tỉnh Kon Tum, đòi hỏi việc tổ chức, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ tỉnh đến cơ sở trong giai đoạn 2021 - 2025 phải tập trung xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phƣơng hƣớng và những giải pháp đồng bộ, với sự chỉ đạo quyết liệt nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất.

3 2 PHƢƠNG HƢỚNG

3.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới.

- Bảo đảm an sinh xã hội và các điều kiện hỗ trợ nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

98 ninh, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng.

- Cải thiện đời sống, tăng thu nhập của ngƣời dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (về y tế, giáo dục, an ninh lương thực, nhà ở an toàn, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận nguồn thông tin có chất lượng, việc làm, bảo hiểm xã hội,...) và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng cƣờng sự kết nối về hạ tầng, đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời nghèo; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 3-4%/năm (riêng các huyện nghèo giảm từ 6- 8%/năm) theo chu n nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh bình quân từ 3-4%/năm (riêng các huyện nghèo giảm từ 6-8%/năm) theo chu n nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025, trong đó:

+ Nhóm huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a (huyện Tu Mơ Rông và huyện Kon Plông): giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 6-8%/năm.

+ Nhóm huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg (huyện Ia H’Drai): giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 5-6%/năm.

+ Nhóm huyện Đăk Tô, Đăk Hà: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2,4- 3,5%/năm.

+ Nhóm huyện Đăk Glei, Kon Rẫy: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 5,6-6,6%/năm.

+ Huyện Sa Thầy: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-4%/năm + Huyện Ngọc Hồi: giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1-1,2%/năm.

+ Thành phố Kon Tum: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 0,5- 0,8%/năm.

99

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho lao động nghèo, tạo việc làm g n với thu nhập, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nghèo đến cuối năm 2025 tăng gấp 2 lần so với năm 2021.

3 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ Y U THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH KON TUM

3.3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo bền vững vững

Thứ nhất, quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững các ngành, các cấp phải đƣa nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, các hộ nghèo đặc biệt là hộ nghèo DTTS biết về vị trí, vai trò quan trọng của công tác giảm nghèo bền vững. Thƣờng xuyên đ y mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục qua các kênh thông tin về nội dung, mục đích, các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Thông qua các hoạt động tuyên truyền nhằm làm chuyển biến nhận thức trong các cấp ủy, chính quyền, các ban, sở, ngành, đoàn thể và mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác giảm nghèo bền vững.

Thứ hai, khi xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao nhận thức về giảm nghèo, làm cho mọi ngƣời dân hiểu đƣợc mục đích, ý nghĩa, nội dung của các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững. Mặt khác, tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo, ngƣời nghèo thoát khỏi tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại của nhân dân vào chế độ, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nƣớc.

Thứ ba, đ y mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời lao động về việc làm, giải quyết việc làm và dạy nghề. Đồng thời tuyên truyền, vận động ngƣời nghèo học nghề, chủ động tạo việc làm, đi xuất kh u lao động,…

100

- Thứ tƣ, DTTS ở tỉnh Kon Tum chiếm 53,9% dân số toàn tỉnh nên trong đời sống hằng ngày của cộng đồng các DTTS có rất nhiều lệ tục lạc hậu, gây cản trở lớn đến công cuộc giảm nghèo bền vững nhƣ: Tục cúng ma, tục uống rƣợu; kiêng kị trong ma chay, cƣới hỏi,…và các thói quen xấu nhƣ: uống nƣớc suối, nuôi gia cầm, động vật dƣới gầm nhà, sinh đẻ không có kế hoạch,... Vì vậy, cần chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS thấy đƣợc những tác hại của các lệ tục lạc hậu và sự cần thiết phải loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống hằng ngày của ngƣời dân.

Thứ năm, tổ chức các hình thức tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhƣ: Tuyên truyền miệng, hội nghị, họp dân, sinh hoạt hội, đoàn thể, trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc với ngƣời nghèo, hộ nghèo. Nâng cao vai trò tuyên truyền của ngƣời có uy tín nhƣ già làng, trƣởng thôn, nhà thờ,... Thƣờng xuyên biểu dƣơng các điển hình tiên tiến vƣơn lên, phê phán các hiện tƣợng tiêu cực trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững; các đối tƣợng lƣời lao động, thiếu ý chí phấn đấu vƣơn lên của một bộ phận hộ nghèo, ngƣời nghèo.

Thứ sáu, cần biên biện soạn tài liệu tuyên truyền ng n gọn, dễ hiểu; nội dung phải đƣợc viết ra 02 thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số để ngƣời nghèo là đồng bào DTTS hiểu rõ nội dung cần tuyên truyền. Khi tuyên truyền cho ngƣời nghèo thì cần phải quyết liệt nhƣng cũng cần phải thật khéo léo, bởi vì ngƣời nghèo chính là những ngƣời tự ti nhất và cũng dễ bị tổn thƣơng nhất. Kết hợp giữa tuyên truyền và hƣớng dẫn hộ nghèo, ngƣời nghèo triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững.

3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách

Một là, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng về công tác giảm nghèo bền vững

Tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành, quản lý của các cấp chính quyền; vai trò tuyên truyền, vận động của Mặt trận tổ quốc và

101

các đoàn thể; sự giám sát và tham gia của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc chăm lo hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, huy động sự tham gia của cộng đồng cùng thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Các cấp ủy đảng phải đƣa nội dung giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ trọng tâm công tác thƣờng xuyên hàng năm và theo giai đoạn. Cấp ủy các cấp chỉ đạo ban hành Nghị quyết về công tác giảm nghèo bền vững theo giai đoạn; chỉ đạo chính quyền xây dựng chƣơng trình hành động thực hiện nghị quyết của cấp ủy về công tác giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm; các ban, sở, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm phù hợp với địa phƣơng, đơn vị mình.

Trong công tác lãnh đạo, các cấp ủy đảng phải xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, những lĩnh vực trọng điểm, đột phá để ban hành các nghị quyết, quyết định đúng đ n và kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung các nguồn lực đầu tƣ trọng điểm, đồng bộ nhằm đem lại hiệu quả cao.

Tiếp tục lãnh đạo triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 về “Triển khai thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; ƣu tiên nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc, nhất là giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ dân tộc thiểu số có đất ở, đất sản xuất, 20% trở lên hộ dân tộc thiểu số tham gia vào hợp tác xã; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân”. Hai là, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Chính quyền các cấp, các ngành phải xây dựng đƣợc chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo bền vững dựa trên chƣơng trình mục tiêu quốc gia, phù

102 hợp với thực trạng giảm nghèo của tỉnh.

Trong xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cần lựa chọn, bố trí bộ phận tham mƣu, cơ quan tham mƣu, đội ngũ cán bộ chuyên tráchtheo dõi công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh đảm bảo có trình độ, năng lực và ph m chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh kon tum (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)