Áp dụng chu n nghèo theo Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chu n nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 toàn tỉnh có 16.791 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,34% so với số hộ toàn tỉnh, tƣơng ứng tỷ lệ hộ nghèo giảm trong 5 năm trƣớc đó là 22,29% (từ 38,63% đầu năm 2006 xuống còn 16,34% năm 2010). Số hộ phát sinh nghèo còn cao (6.063 hộ trong giai đoan 2006 - 2010) chiếm tỷ lệ 5,9% số hộ toàn tỉnh, tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh là 7,8%; tỷ lệ hộ nghèo của Kon Tum còn cao hơn rất nhiều so với cả nƣớc và các tỉnh Tây Nguyên.
Giai đoạn 2011 - 2015, áp dụng chu n nghèo quy định tại Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chu n hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tính đến hết gia đoạn này toàn tỉnh còn 12.365 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,26% so với số hộ toàn tỉnh.
Bƣớc sang giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia gia đoạn 2016 - 2020, Tủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoan 2016 - 2020. Tại tỉnh Kon Tum, tổng kinh phí thực hiện Đề án giảm nghèo gia đoạn này là 8.412.329 triệu đồng, trong đó, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gia đoạn 2016 - 2020 là 1.403.126 triệu đồng; các chính sách dự án, chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 7.006.105 triệu đồng, hỗ trợ mạng lƣới cộng tác viên giai đoạn 2017 - 2020 là 3.062 triệu
55
đồng. Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh tính đến cuối năm 2019 là 18.858 hộ, chiếm tỷ lệ 13,62% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh; trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) là 17.649 hộ chiếm 24,93% so với tổng số hộ ngƣời dân tộc thiểu số toàn toàn tỉnh. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,12%/năm (từ 26,11% vào cuối năm 2015 xuống còn 13,62% vào cuối năm 2019), đạt 104% so với mục tiêu Đề án giảm nghèo bền vững. Theo báo cáo số 399/BC-SLĐTBXH ngày 20/12/2020 của Sở Lao động Thƣơng binh và xã hội thì tổng số hộ nghèo toàn tỉnh vào cuối năm 2020 là 14.615 hộ, chiếm tỷ lệ 10,30% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó hộ nghèo DTTS là 13.697 hộ, chiếm tỷ lệ 93,71% so với hộ nghèo toàn tỉnh. Tổng số hộ cận nghèo tính đến năm 2020 là 8.362 hộ, chiếm tỷ lệ 5,89% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có hộ cận nghèo DTTS là 7.621 hộ, chiếm tỷ lệ 91,13% so với hộ cạn nghèo của toàn tỉnh.
Qua diễn biến nghèo ở các giai đoạn ta thấy rằng nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo của Kon Tum còn cao. Đến nay Kon Tum vẫn còn 02 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (Tu Mơ Rông, Kon Plông); 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ (Đăk Glei, Kon Rẫy và Sa Thầy); 01 huyện đƣợc bổ sung mới huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ (Ia H’Drai).
2 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH KON TUM GI I ĐOẠN 2016 - 2020
2.2.1. Lập kế hoạch
Để xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, tỉnh Kon Tum đã thành lập Ban chỉ đạo các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Đứng đầu Ban là Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh; Ban chỉ đạo đã có công văn chỉ đạo các Ban giảm nghèo các huyện, thành phố ban hành kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện để đánh giá lại hiệu quả của
56
việc đầu tƣ các chính sách giảm nghèo trên địa bàn và biết đƣợc kết quả giảm nghèo của năm đó và làm cơ sở dữ liệu để triển khai các chính sách đầu tƣ giảm nghèo cho năm sau. Dựa vào kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, Phòng LĐTB&XH huyện tiến hành tổ chức tập huấn cho các điều tra viên, UBND các xã, thị trấn về quy trình cách thức điều tra. Sau khi đƣợc tập huấn các điều tra viên cấp xã tiến hành tổ chức điều tra tại thôn, làng, bản, tổ dân phố. Sau kết thúc điều tra, UBND cấp xã tiến hành tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo và hộ cận nghèo và công bố niêm yết danh sách tại trụ sở UBND cấp xã để nhân dân biết và báo cáo kết quả về UBND huyện để tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho năm sau
UBND tỉnh giao Sở Lao động thƣơng binh và xã hội xây dựng kế hoạch (chƣơng trình) giảm nghèo hàng năm hoặc theo giai đoạn 5 năm dựa trên kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm trƣớc của các huyện, thành phố. Xây dựng lộ trình giảm nghèo, đăng ký hộ thoát nghèo cho năm sau để tập trung mọi nguồn lực của nhà nƣớc, xã hội đầu tƣ để thoát nghèo bền vững. Kế hoạch giảm nghèo hàng năm đƣợc xây dựng chặt chẽ, cụ thể từng huyện, thành phố. Sau khi thống nhất với Ban chỉ đạo giảm nghèo và UBND, kế hoạch giảm nghèo hàng năm sẽ đƣợc ban hành và triển khai thực hiện tới các huyện, thành phố trong tỉnh. Từ kế hoạch chung đó, các huyện, thành phố xây dựng, ban hành kế hoạch riêng, cụ thể phù hợp với huyện mình để triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất.
Để thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo, trƣớc hết các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phƣơng đã luôn đặt mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu và đƣa vào nghị quyết của cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; g n giảm nghèo bền vững với phát triển kinh tế - xã hội trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực.
57
quốc gia 2011 - 2015, trên cơ sở kết quả tổng kết, UBND tỉnh Kon Tum đã Ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2017 về việc thành lập Đề án giảm nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. Để đảm bảo chƣơng trình đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ, Ban chỉ đạo giảm nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều; tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai đến các ban, ngành và 10 huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời hàng năm hƣớng dẫn và chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá bằng việc giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nƣớc cho các huyện thành phố, các ngành; tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành làm căn cứ bố trí ngân sách, tổ chức triển khai thực hiện, với mục tiêu chung là xã hội hoá công tác giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm.
Trên cơ sở quy chế hoạt động và nhiệm vụ đƣợc phân công, các thành viên Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia tỉnh tiếp tục duy trì và triển khai các chính sách, chƣơng trình, dự án theo từng lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách. Ban chỉ đạo các huyện, thành phố cũng đã chủ động củng cố kiện toàn và xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo bền vững - việc làm cụ thể đến tận xã, phƣờng và thôn, bản. Mục tiêu và chỉ tiêu của chƣơng trình cụ thể nhƣ sau:
Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của ngƣời nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).
Mục tiêu cụ thể:
- Giải quyết một cách cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở các huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trƣớc hết là hạ tầng thiết yếu nhƣ giao thông, trƣờng học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ và
58
nƣớc sinh hoạt; tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia thực hiện các hoạt động của Đề án để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu đƣợc đầu tƣ, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trƣờng.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân 3-4%/năm (Chi tiết từng huyện, thành phố xem phụ lục 7 kèm theo). Riêng các huyện nghèo giảm 6- 8%/năm) theo chu n nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020. Cụ thể:
+ Nhóm huyện nghèo theo Nghị quyết 30a: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 6-8%/năm;
+ Nhóm huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 và huyện Ia Hdrai: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 5,6-6,6%/năm.
+ Nhóm huyện Đăk Tô, Đăk Hà: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2,6- 3,8%/năm.
+ Nhóm huyện Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum: giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1-1,2%/năm.
- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời nghèo, bảo đảm đến cuối năm 2020: thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nghèo tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2015; cơ bản đáp ứng khả năng tiếp cận của hộ nghèo đối với các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo, chính sách phát triển sản xuất, đất sản xuất, chính sách tín dụng ƣu đãi để cải thiện điều kiện sống của ngƣời nghèo; giảm nghèo g n với an ninh quốc phòng; dạy nghề và hỗ trợ cho lao động thuộc đối tƣợng đủ điều kiện xuất kh u lao động.
Ngoài ra, để đ y nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24 tháng 8 năm 2016 về Giảm
59
nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020. Hội đồng Nhân Dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2017/NQ- HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành Quy định nguyên t c, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nƣớc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ủy ban Nhân Dân cũng ban hành Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 9 tháng 11 năm 2016 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời Ban thƣờng vụ tỉnh uỷ và UBND tỉnh Kon Tum đã ra quyết định phân công các đồng chí Tỉnh uỷ viên, các ngành, cơ quan đơn vị, tổ chức và các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kết nghĩa, đỡ đầu các xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao, trợ giúp các xã trong công tác tổ chức triển khai thực hiện xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội,... Phát động phong trào ủng hộ giống gia súc nuôi, cây giống, phân, màn,… Cho hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
2.2.2. Tổ chức thực hiện
Thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức đoàn thể xã hội đã tích cực hoạt động và vận động quần chúng, các sở, ngành, lực lƣợng vũ trang, doanh nghiệp,... Trên địa bàn tỉnh đóng góp vật chất, tinh thần cho công cuộc giảm nghèo của tỉnh. Đã có rất nhiều các hoạt động trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững:
Các hoạt động nhằm giúp ngƣời nghèo phát triển sản xuất và tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống. Với các hoạt động này, tỉnh Kon Tum đã thực hiện các chính sách tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo; hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo DTTS; công tác khuyến nông - lâm - ngƣ và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; dạy nghề cho ngƣời nghèo; nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.
60
Các hoạt động nhằm giúp ngƣời nghèo có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội để nâng cao năng lực vƣơn lên thoát nghèo. Gồm các hoạt động: giúp đỡ ngƣời nghèo trong tiếp cận về y tế; hỗ trợ giáo dục cho ngƣời nghèo; hỗ trợ ngƣời nghèo về đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt. Trong giai đoạn 2016 - 2020 có thêm hoạt động trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo.
Các hoạt động để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cho chính ngƣời nghèo vƣơn lên xóa nghèo bền vững. Gồm các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; Hoạt động tuyên truyền vận động; Hoạt động truyền thông về giảm nghèo bền vững vƣơn lên làm giàu; hoạt động giám sát, đánh giá.
Đối với việc huy động các nguồn vốn phục vụ cho công tác giảm nghèo: Trên quan điểm xã hội hoá công tác giảm nghèo bền vững, Tỉnh đã chỉ đạo huy động các nguồn lực từ ngân sách Trung ƣơng, địa phƣơng và huy động các nguồn lực từ cộng đồng, tổ chức Quốc tế, theo hƣớng lồng ghép các nguồn lực từ các dự án, chƣơng trình khác nhau, trong đó xác định nguồn vốn chủ yếu là từ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia để thwucj hiện chính sách giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở xác định đƣợc cơ chế huy động nguồn vốn, việc xác định đối tƣợng hƣởng lợi, đối tƣợng đầu tƣ cũng đƣợc địa phƣơng đặc biệt chú trọng. Trên quan điểm tập trung đầu tƣ đồng bộ nhƣng có trọng điểm; có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, nguồn vốn đầu tƣ đƣợc tập trung ƣu tiên cho các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn.
Các hình thức đầu tƣ chủ yếu đƣợc Tỉnh xác định là: cung cấp tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo; các hoạt động khuyến nông - lâm, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nƣớc sinh hoạt cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số; dạy nghề cho ngƣời nghèo,...
61
bền vững giai đoạn 2016 - 2020
Thứ nhất, dự án Chương trình 30a
Tiểu dự án 1: Giai đoạn 2016 - 2020, đã thực hiện đầu tƣ 272 công trình(3), từ nguồn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ thực hiện chƣơng trình. Tỉnh đã tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh tại 6 huyện nghèo(4). Qua đó, hệ thống đƣờng giao thông trên địa bàn các xã đƣợc nâng cấp, tạo thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất, giao thƣơng hàng hóa; các công trình thủy lợi, cấp nƣớc sinh hoạt, điện sinh hoạt đƣợc đầu tƣ xây dựng, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân; hệ thống trƣờng lớp học, nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng đƣợc đầu tƣ, sửa chữa phục vụ nhu cầu học tập của ngƣời dân trong vùng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh.
Tiểu dự án 2: Đã thực hiện mua v c xin tiêm phòng thực hiện Chƣơng trình quốc gia lở mồm, long móng và hỗ trợ cây lƣơng thực (giống lúa, ngô), cây công nghiệp (cà phê, bờ lời, keo lai); gia cầm (ngan, vịt); gia súc (trâu, bò, lợn, dê); hỗ trợ làm chuồng, trại, hỗ trợ vật tƣ (phân bón các loại, thuốc BVTV), hỗ trợ máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất cho khoảng 15.574 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo.
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài. Đã hƣớng dẫn chính sách hỗ trợ ngƣời lao động thuộc huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài(5)
.