Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh kon tum (Trang 54)

a. Vị trí địa lý

Kon Tum là tỉnh cực b c Tây Nguyên, phía Tây giáp nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vƣơng quốc Campuchia, với chiều dài biên giới khoảng 260 km, phía B c giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai; có đƣờng quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, Đà Nẵng; Quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi; Quốc lộ 40 đi Attapeu (Lào). Nằm ở ngã ba Đông Dƣơng, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa kh u, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngoài ra, Kon Tum có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; là đầu mối giao lƣu kinh tế trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và trong quan hệ với các tỉnh Đông B c Thái Lan, Nam Lào, Đông B c Campuchia. Là điều kiện thuận lợi để Kon Tum tăng cƣờng liên kết phát triển kinh tế, xã hội với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh.

b. Về địa hình

Phần lớn lãnh thổ tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trƣờng Sơn, địa hình có hƣớng thấp dần từ B c tới Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo

51

ra những cảnh quan phong phú, đa dạng vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập, Kon Tum có độ cao trung bình từ 500 m - 700 m; phía B c có độ cao từ 800 m - 1.200 m; có đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao 2.598 m. Địa hình bị chia c t mạnh, gây khó khăn trong phát triển các mô hình kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp trồng dƣợc liệu của chị em hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh.

c. Khí hậu

Do tính chất đặc thù, khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Ánh sáng dồi dào, nhiệt độ trung bình năm là 22 - 230C, lƣợng mƣa trung bình năm 1.730 - 1.880 mm, có sự phân hoá theo thời gian và không gian. Đặc biệt, mùa khô kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), độ m giảm mạnh, có gió đông b c thổi mạnh, lƣợng bốc hơi lớn gây khô hạn nghiêm trọng. Đây là hạn chế lớn trong phát triển cây trồng, vật nuôi của tỉnh nên cũng phần nào ảnh hƣởng đến việc sản xuất nông nghiệp của chị em hội viên phụ nữ trong tỉnh Kon Tum.

d. Các nguồn tài nguyên

Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 961.450 ha, với nhiều loại đất nhƣ: đất phù sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất mùn vàng trên núi, đất thung lũng … Ở một số vùng có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ huyện: Đăk Hà, Đ k Tô, Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum.

Khoáng sản: Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ m c ma đã đƣợc các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản nhƣ: s t, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật

52

liệu xây dựng,... sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Rừng: Kon Tum phong phú, đa dạng với nhiều loại động, thực vật quý hiếm cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngoặt. Tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng các khu rừng nguyên sinh và đƣa vào xếp hạng quốc gia để có kế hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ, đồng thời đ y mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động, thực vật nói riêng, môi trƣờng sinh thái nói chung.

2.1.2. Khái quát về dân cư, giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại

a. Dân cư

Dân số tỉnh Kon Tum khoảng 540.438 ngƣời (nam chiếm 52,98%, nữ chiếm 47,02%), với 22 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53,25%; trên 42% dân số theo các tôn giáo. Tổng số hộ nghèo chiếm 23,03% (trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 41,39% so với tổng số hộ DTTS toàn tỉnh). Dân số thành thị chiếm 35,53%, dân số nông thôn chiếm 64,47% dân số toàn tỉnh. Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp so với cả nƣớc, với mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 51 ngƣời/km2, tuy nhiên dân cƣ của tỉnh phân bố không đồng đều, trong đó mật độ dân cƣ cao nhất là tại thành phố Kon Tum (390 ngƣời/km2), đây cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh; các địa phƣơng khác mật độ dân số thấp, nhƣ huyện Ia H’Drai chỉ có 7 ngƣời/km2, huyện Kon Plông là 28 ngƣời/km2; điều này gây khó khăn cho việc tập hợp chị em phụ nữ các cấp Hội cũng nhƣ trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình phát triển kinh tế cho chị em phụ nữ, nhất là vùng, địa phƣơng có dân cƣ thƣa thớt.

53

Chất lƣợng giáo dục-đào tạo đƣợc quan tâm, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở đƣợc duy trì và nâng cao; đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Công tác đào tạo nghề đƣợc triển khai tích cực, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chung từ 33% lên 42%. Đã tích cực tạo việc làm cho lao động nông thôn và sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp giáo dục chuyên nghiệp (đại học, cao đẳng, trung cấp,...).

Đời sống ngƣời có công, ngƣời nghèo, các đối tƣợng chính sách xã hội ngày càng đƣợc cải thiện. Nhà ở, đất ở, đất sản xuất của nhân dân phần lớn đƣợc đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 33,36% cuối năm 2010 xuống 11,5% vào cuối năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 4,37%.

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngày càng đi vào chiều sâu, chất lƣợng đƣợc nâng lên; bản s c văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, các di tích cách mạng từng bƣớcđƣợc bảo tồn, phát huy. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phát triển sâu rộng; số thôn, tổ dân phố, khu dân cƣ và hộ gia đình đƣợc công nhận đạt tiêu chu n văn hóa ngày càng tăng. Phong trào thể dục thể thao quần chúng đƣợc duy trì và có tiến bộ. Thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đƣợc đầu tƣ xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

c. Về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại

Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân g n với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân đƣợc củng cố, tăng cƣờng. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc triển khai có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định chính trị, không để xảy ra biểu tình, bạo loạn lật đổ và vƣợt biên. Đã chủ động phòng ngừa, đấu tranh, không để tái nhen nhóm tổ chức phản động FULRO, Tin lành Đê Ga; đấu tranh triệt để xóa bỏ tà đạo Hà Mòn đạt kết quả.

54

Tích cực đ y mạnh công tác đối ngoại, hợp tác, nhất là với các tỉnh giáp biên của nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vƣơng quốc Campuchia. Hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nƣớc, đối ngoại Nhân dân đƣợc tăng cƣờng.

2.1.3. Tình trạng nghèo, đói tại tỉnh Kon Tum

Áp dụng chu n nghèo theo Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chu n nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 toàn tỉnh có 16.791 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,34% so với số hộ toàn tỉnh, tƣơng ứng tỷ lệ hộ nghèo giảm trong 5 năm trƣớc đó là 22,29% (từ 38,63% đầu năm 2006 xuống còn 16,34% năm 2010). Số hộ phát sinh nghèo còn cao (6.063 hộ trong giai đoan 2006 - 2010) chiếm tỷ lệ 5,9% số hộ toàn tỉnh, tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh là 7,8%; tỷ lệ hộ nghèo của Kon Tum còn cao hơn rất nhiều so với cả nƣớc và các tỉnh Tây Nguyên.

Giai đoạn 2011 - 2015, áp dụng chu n nghèo quy định tại Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chu n hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tính đến hết gia đoạn này toàn tỉnh còn 12.365 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,26% so với số hộ toàn tỉnh.

Bƣớc sang giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia gia đoạn 2016 - 2020, Tủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoan 2016 - 2020. Tại tỉnh Kon Tum, tổng kinh phí thực hiện Đề án giảm nghèo gia đoạn này là 8.412.329 triệu đồng, trong đó, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gia đoạn 2016 - 2020 là 1.403.126 triệu đồng; các chính sách dự án, chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 7.006.105 triệu đồng, hỗ trợ mạng lƣới cộng tác viên giai đoạn 2017 - 2020 là 3.062 triệu

55

đồng. Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh tính đến cuối năm 2019 là 18.858 hộ, chiếm tỷ lệ 13,62% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh; trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) là 17.649 hộ chiếm 24,93% so với tổng số hộ ngƣời dân tộc thiểu số toàn toàn tỉnh. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,12%/năm (từ 26,11% vào cuối năm 2015 xuống còn 13,62% vào cuối năm 2019), đạt 104% so với mục tiêu Đề án giảm nghèo bền vững. Theo báo cáo số 399/BC-SLĐTBXH ngày 20/12/2020 của Sở Lao động Thƣơng binh và xã hội thì tổng số hộ nghèo toàn tỉnh vào cuối năm 2020 là 14.615 hộ, chiếm tỷ lệ 10,30% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó hộ nghèo DTTS là 13.697 hộ, chiếm tỷ lệ 93,71% so với hộ nghèo toàn tỉnh. Tổng số hộ cận nghèo tính đến năm 2020 là 8.362 hộ, chiếm tỷ lệ 5,89% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có hộ cận nghèo DTTS là 7.621 hộ, chiếm tỷ lệ 91,13% so với hộ cạn nghèo của toàn tỉnh.

Qua diễn biến nghèo ở các giai đoạn ta thấy rằng nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo của Kon Tum còn cao. Đến nay Kon Tum vẫn còn 02 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (Tu Mơ Rông, Kon Plông); 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ (Đăk Glei, Kon Rẫy và Sa Thầy); 01 huyện đƣợc bổ sung mới huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ (Ia H’Drai).

2 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH KON TUM GI I ĐOẠN 2016 - 2020

2.2.1. Lập kế hoạch

Để xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, tỉnh Kon Tum đã thành lập Ban chỉ đạo các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Đứng đầu Ban là Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh; Ban chỉ đạo đã có công văn chỉ đạo các Ban giảm nghèo các huyện, thành phố ban hành kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện để đánh giá lại hiệu quả của

56

việc đầu tƣ các chính sách giảm nghèo trên địa bàn và biết đƣợc kết quả giảm nghèo của năm đó và làm cơ sở dữ liệu để triển khai các chính sách đầu tƣ giảm nghèo cho năm sau. Dựa vào kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, Phòng LĐTB&XH huyện tiến hành tổ chức tập huấn cho các điều tra viên, UBND các xã, thị trấn về quy trình cách thức điều tra. Sau khi đƣợc tập huấn các điều tra viên cấp xã tiến hành tổ chức điều tra tại thôn, làng, bản, tổ dân phố. Sau kết thúc điều tra, UBND cấp xã tiến hành tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo và hộ cận nghèo và công bố niêm yết danh sách tại trụ sở UBND cấp xã để nhân dân biết và báo cáo kết quả về UBND huyện để tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho năm sau

UBND tỉnh giao Sở Lao động thƣơng binh và xã hội xây dựng kế hoạch (chƣơng trình) giảm nghèo hàng năm hoặc theo giai đoạn 5 năm dựa trên kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm trƣớc của các huyện, thành phố. Xây dựng lộ trình giảm nghèo, đăng ký hộ thoát nghèo cho năm sau để tập trung mọi nguồn lực của nhà nƣớc, xã hội đầu tƣ để thoát nghèo bền vững. Kế hoạch giảm nghèo hàng năm đƣợc xây dựng chặt chẽ, cụ thể từng huyện, thành phố. Sau khi thống nhất với Ban chỉ đạo giảm nghèo và UBND, kế hoạch giảm nghèo hàng năm sẽ đƣợc ban hành và triển khai thực hiện tới các huyện, thành phố trong tỉnh. Từ kế hoạch chung đó, các huyện, thành phố xây dựng, ban hành kế hoạch riêng, cụ thể phù hợp với huyện mình để triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất.

Để thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo, trƣớc hết các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phƣơng đã luôn đặt mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu và đƣa vào nghị quyết của cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; g n giảm nghèo bền vững với phát triển kinh tế - xã hội trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực.

57

quốc gia 2011 - 2015, trên cơ sở kết quả tổng kết, UBND tỉnh Kon Tum đã Ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2017 về việc thành lập Đề án giảm nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. Để đảm bảo chƣơng trình đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ, Ban chỉ đạo giảm nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều; tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai đến các ban, ngành và 10 huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời hàng năm hƣớng dẫn và chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá bằng việc giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nƣớc cho các huyện thành phố, các ngành; tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành làm căn cứ bố trí ngân sách, tổ chức triển khai thực hiện, với mục tiêu chung là xã hội hoá công tác giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm.

Trên cơ sở quy chế hoạt động và nhiệm vụ đƣợc phân công, các thành viên Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia tỉnh tiếp tục duy trì và triển khai các chính sách, chƣơng trình, dự án theo từng lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách. Ban chỉ đạo các huyện, thành phố cũng đã chủ động củng cố kiện toàn và xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo bền vững - việc làm cụ thể đến tận xã, phƣờng và thôn, bản. Mục tiêu và chỉ tiêu của chƣơng trình cụ thể nhƣ sau:

Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của ngƣời nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).

Mục tiêu cụ thể:

- Giải quyết một cách cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở các huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trƣớc hết là hạ tầng thiết yếu nhƣ giao thông, trƣờng học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh kon tum (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)