11. Cấu trúc luận văn
2.5.3. Tâm lý ỷ lại Nhà nước
Một trong những khó khăn của công tác giảm nghèo chính là hiện nay nhiều người không muốn thoát nghèo, tư tưởng còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, bởi lẽ trong các chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo hiện nay, Nhà nước và nhiều tổ chức từ thiện chỉ hướng đến hỗ trợ các hộ nghèo theo phương thức phát không, cho không, hỗ trợ quá mức mà quên đi những hộ đã thoát nghèo, nhóm hộ gia đình khá giả, thiếu các chính sách kích thích sự phấn đấu vươn lên của nhóm đối tượng này khiến họ cảm thấy bị “thiệt thòi”, “mất quyền lợi”, do đó, để khuyến khích những hộ nghèo thoát nghèo, thay vì đầu tư cho hộ nghèo, thì hãy làm ngược lại, tăng chính sách kích thích, khen thưởng tập trung vào những người cận nghèo và mới thoát nghèo, hạn chế chính sách cho không, phát không đối với người nghèo.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO BANA HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH
ĐỊNH
Giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đẩy lùi tình trạng nghèo nàn lạc hậu nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra những giải pháp về giảm nghèo cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, qua thực hiện nghiên cứu, ngoài việc tiếp thu các giải pháp đã có, tác giả cũng xin mạnh dạn đề xuất thêm một số giải pháp để phát triển các nguồn lực, ổn định sinh kế bền vững cho cộng đồng người Bana huyện Vĩnh Thạnh.