Giải pháp đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 104 - 107)

11. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Giải pháp đối với chính quyền địa phương

Giảm nghèo nói chung và giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, do vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là của hệ thống chính trị cơ sở về vai trò, vị trí của công tác dân tộc với hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với công tác xóa đói giảm nghèo nói riêng, do vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền và các hội đoàn thể địa phương cần có sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ trong thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Cấp ủy ban hành nghị quyết về giảm nghèo bền vững theo giai đoạn, chính quyền xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo chỉ

tiêu cụ thể hàng năm, đồng thời phối kết hợp với Mặt trận và các hội đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thực hiện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, một trong những rào cản trong công tác xóa đói giảm nghèo chính là sự bất bình đẳng gia tăng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là trong tiếp cận thông tin. Đặc điểm sinh kế của đồng bào Bana chính là dựa vào rừng núi, vào thiên nhiên, do vậy điều kiện để tiếp xúc với Internet hay thông tin thị trường là vô cùng hạn chế, dẫn đến việc nắm bắt thông tin giá cả vật tư sản xuất cũng như giá cả đầu ra các sản phẩm nông nghiệp chưa kịp thời, dẫn đến phụ thuộc hoàn toàn vào sự thao túng của thương lái. Do vậy, cần tăng cường các hoạt động truyền thông cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về chương trình, chính sách phát triển kinh tế, hỗ trợ giảm nghèo, đặc biệt là thông tin về thị trường tiêu thụ đến với người dân, nhằm giúp cho người dân Bana tiếp cận đầy đủ các nội dung, hoạt động và tầm quan trọng của các chương trình, chính sách, dự án để qua đó họ tham gia tích cực vào quá trình thực hiện, đồng thời hướng dẫn cho đồng bào Bana cách tiếp cận thị trường, mở rộng giao thương để bà con tự chủ trong đầu tư sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn các Ban chỉ đạo giảm nghèo ở cơ sở, nâng cao vai trò của bộ máy chính quyền và đoàn thể cấp xã và năng lực của cán bộ trong thực hiện giảm nghèo, nắm chắc địa bàn, hiểu rõ phong tục tập quán của đồng bào Bana, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có những chính sách phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Quan tâm các hoạt động đối thoại với nhân dân, thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp với hộ nghèo, hộ cận nghèo để qua đó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn thực tế cũng như những bất cập trong thực thi chính sách hỗ trợ giảm nghèo và các chinh sách khác của Nhà nước, từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp hợp lý, sát thực tiễn. Hoạt động đối thoại có thể tổ chức ở tất cả các xã trong huyện, hoặc có thể tại trụ sở UBND huyện, cũng có

thể tổ chức tại điểm làng, khu dân cư để tạo không khí cởi mở, dân chủ, khuyến khích người dân bày tỏ nguyện vọng của minh. Thông tin về hoạt động đối thoại được thông báo rộng rãi đến từng hộ gia đình để họ có thể tham dự một cách đầy đủ nhất.

Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho đồng bào Bana, đặc biệt là cách chăn nuôi bò và heo đen, có thể tổ chức thành từng nhóm hộ dân cư có sở thích chăn nuôi hay sản xuất giống nhau để cùng hỗ trợ nhau hoặc tạo thành vùng chuyên canh, thuận lợi trong việc thực hiện các khâu kỹ thuật trong sản xuất. Cử cán bộ khuyến nông thường xuyên theo dõi, hướng dẫn đồng bào Bana cách áp dụng khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh là tương đối thấp, do vậy khi tập huấn về phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, người dân ghi chép không đầy đủ, hoặc khi tập huấn chỉ tiếp thu lý thuyết mà không gắn với thực hành nên không biết áp dụng trong thực tiễn. Nhiều hộ dân cho rằng, bò của Nhà nước cấp là của Nhà nước, không phải của mình nên không chăm sóc kỹ, để bò gầy ốm hoặc chết, làm thất thoát con giống hoặc thả rông mà không đầu tư chăm sóc. Do vậy, có cán bộ khuyến nông chuyên trách sẽ làm tăng hiệu quả của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Tuy nhiên, hiện nay theo xu hướng tinh giản biên chế trong các cơ quan công quyền, cán bộ khuyến nông không được bố trí trong bộ máy của cấp xã, do vậy sẽ khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả của các chính sách.

Tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án và nguồn vốn của các dự án giảm nghèo, bởi đây là lĩnh vực được đầu tư sẽ là rất lớn, bao gồm vốn hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, nâng cao dân trí và xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình điện, giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, cấp nước sinh hoạt ... cần thiết phải lồng ghép nhiều nguồn vốn cùng thực hiện chương trình. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn phải hết sức chặt chẽ, đúng các quy

định của pháp luật và các chế độ, chính sách hiện hành. Tăng cường chế độ kiểm tra, báo cáo định kỳ, thường xuyên thực hiện công tác quản lý của Nhà nước và giám sát của nhân dân thông qua Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thành viên để xử lý kịp thời những tồn tại vướng mắc, đảm bảo tiến độ và tránh mọi trường hợp lãng phí, thất thoát vốn đầu tư, đặc biệt là tránh tình trạng tham ô của một bộ phận cán bộ thoái hóa, gây dư luận xấu trong nhân dân, xóa bỏ thực trạng: nơi nào dân càng nghèo thì cán bộ càng giàu.

Tổ chức các lớp dạy tiếng Bana cho cán bộ, công chức trên địa bàn, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã để có thể thâm nhập vào cuộc sống của người Bana, biết tiếng nói, ngôn ngữ của đồng bào Bana để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của đồng bào Bana một cách tường tận nhất, mới có thể dùng chính ngôn ngữ của họ để truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân và ngược lại, phản ánh chính xác nhất những mong muốn của người Bana đến các cấp chính quyền, từ đó các chính sách mới thực sự đem lại hiệu quả cao.

Thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết đánh giá hiệu quả các chương trình chính sách, dự án đang triển khai trên địa bàn nhằm phát hiện những hạn chế, bất và có sự điều chỉnh, xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)