11. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Hiệu quả của các chính sách giảm nghèo
Có rất nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đã được thực thi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh như Chương trình 135, Chương trình 134, Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, giao khoán quản lý, bảo vệ rừng; chính sách hỗ trợ sản xuất, Chương trình dạy nghề, Chương trình xuất khẩu lao động, Chương trình tín dụng, Chính sách bảo hiểm y tế...bảng 13 thống kê những chính sách người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh đã được thụ hưởng như sau:
Bảng 2.14. Những chính sách hỗ trợ giảm nghèo mà đồng bào Bana đã được thụ hưởng
Chính sách Số lượng %
Hỗ trợ xây nhà mới 17 6,07
Hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà cửa 20 7,14
Hướng dẫn thủ tục, cấp phép đào đường, lắp đồng hồ nước 10 3,57
Miễn giảm khi gắn và sử dụng nước máy thuỷ cục 3 1,07
Miễn phí khi gắn và sử dụng nước sinh hoạt 52 18,57
Hỗ trợ chi phí cho hộ nghèo 92 32,86
Quà tặng lễ tết 131 46,79
Hỗ trợ vay vốn 178 63,57
Đào tạo nghề cho thanh thiếu niên 1 0,36
Hỗ trợ miễn giảm học phí 126 45,00
Khám chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ BHYT 223 79,64
Cho vay tiền để xây dựng nhà vệ sinh 1 0,36
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)
Qua thống kê nêu trên, có thể thấy đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh đã được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, trong đó nổi bật lên là các chính sách cấp thẻ BHYT và khám chữa bệnh miễn phí (tỷ lệ 79,64%), hỗ trợ miễn giảm học phí (45%), hỗ trợ vay vốn (63,57%), hỗ trợ chi phí cho hộ nghèo (32,86%), hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà cửa (7,14%), Hỗ trợ xây nhà mới (6,07%)…
Phần lớn các chính sách đã triển khai đều đạt kết quả tốt, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã biết cách làm ăn và tự chủ động sản xuất trong các vụ tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn còn một số chính sách chưa phù hợp với thực tế như việc nhân rộng mô hình giảm nghèo, nhiều hộ nghèo không có điều kiện để tiếp cận trực tiếp mô hình vì yêu cầu đối ứng của mô hình hoặc khả năng, trình độ kỹ thuật khó tiếp cận thực hiện mô hình. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết, thị trường không ổn định, khiến cho một số mặt hàng nông nghiệp
được sản xuất tiêu thụ khó khăn hoặc giá thấp nên người nghèo chưa mạnh dạn tham gia mô hình; về chương trình đào tạo nghề, nguồn kinh phí đào tạo thấp nên tỷ lệ lao động qua đào tạo không đáng kể. Bản thân các hộ nghèo, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, tư tưởng không muốn thoát nghèo còn nặng trong một bộ phận nhân dân.
Đánh giá về hiệu quả các chính sách đang được thực thi, người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh cho biết: “Nói chung thì cũng được, cũng đạt mà kết quả nó chưa được cao lắm. Tại vì hỗ trợ có đôi lúc hơi chậm, ví dụ như vật nuôi, theo khu vực nữa, mình nuôi cái gì nó được. Vật nuôi người ta hỗ trợ bò nghé, người ta chăm sóc nó khác, tới mình chăm sóc nó không được bằng người ta nên sản lượng không được cao lắm, nó ốm” (BBPVS số 4- Nam); “Các chính sách của nhà nước hỗ trợ cho người nghèo biết ơn nhưng mình muốn nhà nước cho vay vốn nhiều hơn, thời hạn cho vay cũng dài hơn, lãi xuất thấp xuống để mình trông cây lâm nghiệp” (BBPVS số 2- Nam). Khi được hỏi về hiệu quả sau khi triển khai thực hiện các chính sách, ông Đinh Văn Sao – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận cho biết: “Sau khi triển khai thực hiện các chính sách người dân trên địa bàn có mức sống cải thiện hơn trước, biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất”, Ông Đinh Kho – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa nhận xét: “Chương trình 135 là hiệu quả, vì được nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản về điện, đường, trường, trạm phục vụ cho dân sinh. Hỗ trợ phát triển sản xuất cho dân nghèo...góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển, người dân có thêm thu nhập cao hơn trước đây”. Tuy nhiên, đánh giá về những chính sách không hiệu quả, ông Đinh Sao cho biết: “Chính sách cho vay chuyển đổi nghề theo quyết định 2085/QĐ-TTg của Chính phủ, lý do là vốn hỗ trợ cho vay quá thấp” hay ông Đinh Kho cho rằng: “Điều kiện người đồng bào dân tộc thiểu số định canh định cư không ổn định, làm ăn xa, phương tiện đi lại khó khăn, nguồn vốn
đầu tư của nhà nước cho địa phương còn hạn chế, chỉ đầu tư hạng mục nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân”.
Khảo sát định lượng 280 hộ dân về sự thay đổi của kinh tế hộ gia đình phân chia theo các nhóm hộ sau 3 năm thụ hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, kết quả thu được:
Bảng 2.15: Sự thay đổi của kinh tế hộ gia đình chia theo loại hộ
GĐ có thuộc diện hộ nghèo Không thuộc hộ nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ thoát nghèo Tổng cộng Khá hơn rất nhiều Số hộ 16 15 8 3 42 Tỷ lệ % 38,10 8,43 14,55 60,00 15,00 Khá hơn một chút Số hộ 15 82 19 2 118 Tỷ lệ % 35,71 46,07 34,55 40,00 42,14 Vẫn như cũ Số hộ 9 74 25 0 108 Tỷ lệ % 21,43 41,57 45,45 0,00 38,57 Kém hơn một chút Số hộ 1 6 2 0 9 Tỷ lệ % 2,38 3,37 3,64 0,00 3,21 Kém hơn rất nhiều Số hộ 1 1 1 0 3 Tỷ lệ % 2,38 0,56 1,82 0,00 1.07 Tổng cộng Số hộ 42 178 55 5 280 Tỷ lệ % 100 100 100 100 100
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)
Trong 280 hộ gia đình trả lời thì có 42 hộ gia đình khá hơn rất nhiều (15%) sau khi được thụ hưởng các chính sách giảm nghèo; 118 hộ gia đình khá hơn một chút (42,14%); có đến 108 hộ gia đình vẫn như cũ như khi chưa nhận được sự trợ giúp (38,57%); cá biệt có 12 hộ gia đình (4,28%) kinh tế có chiều hướng kém đi. Trong khi Nhà nước thực hiện rất nhiều chính sách nhằm
hỗ trợ để giảm nghèo, nhưng kết quả thu được không như mong muốn, điều đó chứng tỏ rằng hiệu quả của một số chính sách mang lại chưa cao, chưa kích thích được người dân vươn lên, thậm chí tạo tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ của Nhà nước mà không cần phải làm gì.
Chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo dựng công ăn việc làm cho người dân là một trong các chính sách rất phổ biến và áp dụng rộng rãi trong cả nước, đây một trong những chính sách thiết thực nhằm tạo nguồn lực cho bà con nông dân có cơ hội phát triển kinh tế, nâng mức thu nhập cho gia đình. Đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh đã sử dụng nguồn lực này để phát triển kinh tế, nỗ lực giảm nghèo, kết quả như sau:
Bảng 2.16: Các nguồn vay, chia theo loại hộ đã vay
GĐ có thuộc diện hộ nghèo Không thuộc Hộ Hộ cận Hộ thoát Tổng
hộ nghèo nghèo nghèo nghèo cộng
Quỹ Hội cựu Số hộ 1 7 4 1 13
chiến binh Tỷ lệ % 3,23 5,88 18,18 33,33 7,43 Quỹ Hội Phụ nữ Số hộ 6 8 5 2 21 Tỷ lệ % 19,35 6,72 22,73 66,67 12,00 Ngân hàng Số hộ 24 101 12 0 137 chính sách Tỷ lệ % 77,42 84,87 54,55 0,00 78,29 Quỹ khác Số hộ 0 1 0 0 1 Tỷ lệ % 0 0,84 0,00 0,00 0,57 Không biết Số hộ 0 2 1 0 3 Tỷ lệ % 0 1,68 4,55 0,00 1,71 Tổng cộng Số hộ 31 119 22 3 175 Tỷ lệ % 100 100 100 100 100
Bảng 2.16 thể hiện tình trạng vay vốn và các nguồn vay tại địa phương. Phần lớn các hộ gia đình đều có vay vốn có 172 hộ vay (61,42%), 3 người không biết đến các nguồn vốn vay (1,71%). Các hộ gia đình vay từ nhiều kênh, trong đó nhiều nhất là Ngân hàng chính sách (78,29%), tiếp đến Quỹ Hội phụ nữ (12%) và quỹ Hội cựu chiến binh (7,43%). Như vậy, ngân sách từ các chương trình chính sách được triển khai kịp thời và các nguồn vốn vay cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cho nhân dân trên địa bàn. Trong số 105 hộ gia đình không vay vốn có nhiều hộ nghèo mặc dù có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất nhưng vẫn không muốn vay vì lý do họ đưa ra là sợ không trả được nợ, hoặc là muốn vay không có lãi suất.
Nguồn vốn vay được người dân sử dụng vào các mục đích sau:
Bảng 2.17. Mục đích vay vốn chia theo loại hộ
GĐ có thuộc diện hộ nghèo Không thuộc Hộ Hộ cận Hộ thoát Tổng cộng Mua nhà đất Số hộ 0 2 0 0 2 Tỷ lệ % 0,00 1,71 0,00 0,00 1,16 Sắm đồ dùng Số hộ 0 7 3 0 10 Tỷ lệ % 0,00 5,98 14,29 0,00 5,81
Đầu tư cho việc làm ăn Số hộ 31 110 20 3 164 Tỷ lệ % 100,00 94,02 95,24 100,00 95,35 Lo việc học hành Số hộ 3 27 4 0 34 Tỷ lệ % 9,68 23,08 19,05 0,00 19,77 Khám chữa bệnh Số hộ 3 13 2 0 18 Tỷ lệ % 9,68 11,11 9,52 0,00 10,47 Trả nợ Số hộ 1 5 0 0 6 Tỷ lệ % 3,23 4,27 0,00 0,00 3,49 Tổng cộng Số hộ 31 117 21 3 172 Tỷ lệ % 100 100 100 100 100
Bảng 2.17 thể hiện Mục đích vay vốn chia theo loại hộ, trong số 175 hộ gia đình có vay vốn thì có 3 hộ không có thông tin gì về mục đích vay vốn. Trong số những người vay vốn, có đến 95,35% hộ dân đầu tư cho việc làm ăn và 19,77% đầu tư cho việc học hành, có 10,47% hộ dân dùng vốn vay để khám chữa bệnh, 5,81% hộ dân vay để mua sắm đồ dùng, 3,49% hộ dân vay để trả nợ và 1,81% mua nhà đất. Điều này cho thấy, bên cạnh những hộ gia đình tìm nguồn lực để hỗ trợ cho giảm nghèo, vẫn còn có những hộ gia đình đời sống quá khó khăn, không tìm được sự trợ giúp từ người thân, gia đình và bạn bè nên đã dùng nguồn vốn vay giảm nghèo cho những mục tiêu chữa bệnh hoặc mua sắm đồ dùng, đây là một cách tiêu sản, một khi không có tiền tích lũy, sức khỏe yếu kém lao động không hiệu quả thì việc đi làm để trả nợ vay thì đói nghèo vẫn tiếp diễn là điều đương nhiên.
Chính sách đào tạo dạy nghề và xuất khẩu lao động cũng được triển khai tại địa phương, trong những năm qua, đã mở 39 lớp, đào tạo các nghề: may công nghiệp, dân dụng, chăn nuôi – thú y, sửa chữa xe máy, điện dân dụng, tin học ứng dụng, dệt thổ cẩm....cho 540 người lao động, bố trí tạo việc làm cho khoảng 75% lao động sau các khóa đào tạo; xuất khẩu lao động 94 người. Tuy nhiên, huyện Vĩnh Thạnh là huyện nghèo, công nghiệp tại địa phương không phát triển, các ngành nghề đào tạo nhằm mục đích cho người dân có thể xin việc tại các công ty, xí nghiệp nơi khác hoặc xuất khẩu lao động, nhưng người dân Bana huyện Vĩnh thạnh lại không muốn đi làm ăn xa, trả lời câu hỏi “Bây giờ nếu nhà nước cho đi nơi khác làm công nhân, kiếm nhiều tiền, anh có đi không? Vì sao?”, người dân cho biết: “Nhà nước cho đi nơi khác làm công nhân mình không đi đâu vì mình ở đây quen rồi”(BBPVS số 2- Nam); “Không , vì ở đây quen rồi” (BBPVS số3- Nam); “Bây giờ nếu nhà nước cho đi nơi khác làm công nhân, kiếm nhiều tiền, tôi không đi. Vì tôi đã có cuộc tạm ổn định và đã quen với công việc hiện tại” (BBPVS số 5- Nam).
nhập không cao nên không thu hút được người dân tham gia. Đồng bào DTTS vốn dĩ sống cộng đồng, cái nghèo đã làm họ mặc cảm, tự ti, không có địa vị, tiếng nói trong cộng đồng, nên họ dễ co cụm. Vốn ít tiền nên khi làm bất cứ một việc gì họ đều tính toán đến sự an toàn của túi tiền, vì thế để thuyết phục họ đi làm ăn xa không phải là một vấn đề dễ dàng.