11. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho người dân Bana huyện Vĩnh
huyện Vĩnh Thạnh
Tăng cường chính sách cho vay, giảm cho không, nâng định mức vay vốn, lấy mức vay hộ nghèo làm chuẩn, với mức lãi suất ưu đãi. Tiếp tục thực hiện các chính sách như: chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 4/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ
trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ- TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ....
Có chính sách phân luồng hoạt động cho vay, ưu tiên dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, tăng hạn mức vay, thủ tục và thời hạn vay, để đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu vốn của người dân; ưu tiên cho các dự án khuyến nông, khuyến lâm, tập trung chuyên canh tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, để tạo năng suất, chất lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời đề nghị có chính sách tín dụng đặc thù cho vùng, địa phương để ưu tiên, khuyến khích đồng bào định canh, định cư tại chỗ, vừa giúp cho việc phát triển kinh tế bền vững và vừa giữ gìn bản sắc dân tộc,....Đối với những hộ thiếu đất sản xuất, cần quy hoạch quỹ đất sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ kinh phí khai hoang, phục hóa để cấp đất cho dân, hoặc có chính sách nâng mức cho vay hỗ trợ chăn nuôi những loài vật có giá trị kinh tế cao; cho vay xuất khẩu lao động..., đồng thời quan tâm đến đâu ra của các sản phẩm do nhân dân sản xuất ra.
Bên cạnh việc hỗ trợ ưu đãi về vốn vay, nâng hạn mức vay và thời gian vay cho người dân phát triển sản xuất, cần có cơ chế kiểm soát, quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng vốn, mức vay cho sản xuất phải được căn cứ trên cơ sở kế hoạch/dự án sản xuất, người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều hộ gia đình Bana vay vốn để sửa chữa, xây dựng nhà ở, chữa bệnh, cá biệt có hộ vay để trả nợ... mà không phải vay để phát triển kinh tế, do vậy sản xuất thiếu nguồn lực để phát triển, thu nhập không tăng mà người dân Bana còn phải gánh chịu khoản nợ ngân hàng và không dám vay thêm vì sợ không trả được, điều đó sẽ làm cho cái nghèo cứ đeo bám mãi cuộc sống của người dân.
Vận động xã hội hóa công tác giảm nghèo. Kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất để thu hút nhân lực hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia việc làm, tiêu thụ sản phẩm, tăng cường các hoạt động kết nghĩa, nhận đỡ đầu hỗ trợ nguồn lực hoặc đóng góp nguồn lực để thực hiện chương trình khởi nghiệp tạo điều kiện giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Vĩnh Thạnh thành nơi giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa, đầu tư nâng cấp chợ trung tâm huyện theo hướng văn minh hiện đại, xây dựng các chợ khu vực ở các xã như: chợ Định Quang, chợ Vĩnh Phúc, chợ Vĩnh Hòa, chợ Định Tam. Phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ và thu mua nông sản tại các xã, thôn để cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tạo động lực cho người dân mạnh dạn phát triển kinh tế, đồng thời ổn định giá cả tránh trường hợp bị tư thương ép giá.
3.2.3. Giải pháp phát triển về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ học vấn cho người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh
Giáo dục, truyền thông nâng cao trình độ học vấn và nhận thức chính là chìa khóa để xóa dần văn hóa nghèo trong người nghèo ở Vĩnh Thạnh.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo trong cộng đồng người dân tộc thiểu số chính là trình độ học vấn thấp, với một trình độ văn hóa hạn chế sẽ kéo theo trình độ kinh tế yếu kém, và trong khung cảnh kinh tế nghèo nàn thì hành vi của họ thỏa mãn nhu cầu chỉ là duy trì sự tồn tại, sống sót, do đó sẽ tồn tại một nền văn hóa đặc trưng cho trình độ kinh tế của họ. Văn hóa của sự nghèo khó có xu hướng tồn tại mãi từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi vì ảnh hưởng của nó đối với trẻ em. Chính vì thế, giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình giảm nghèo, xóa bỏ văn hóa nghèo trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Giáo dục sẽ làm giảm đi tình trạng bất bình đẳng giữa nhóm DTTS và các nhóm khác, phát triển giáo dục là một trong những
giải pháp quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, là điều kiện để đồng bào tiếp cận với các dịch vụ xã hội khác trong phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, trước hết huyện Vĩnh Thạnh cần có giải pháp đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đặc biệt phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng giáo dục của từng vùng. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về giáo dục như miễn giảm học phí, trợ cấp tiền ăn cho học sinh các trường bán trú, tuy nhiên các bậc cha mẹ vì cuộc sống nghèo khó khiến họ chỉ quan tâm đến việc làm, thường ít quan tâm đến việc học hành của con em mình, phó thác cho nhà trường, cho giáo viên và thường chiều theo ý muốn con cái, vì vậy con cái họ ít được trang bị những kỹ năng để thành công trong xã hội. Khảo sát tại địa bàn huyện cũng cho thấy hầu hết các hộ nghèo là những hộ có trình độ học vấn thấp và trẻ em ở những nhóm hộ nghèo này ít có điều kiện đầu tư học hành, nguy cơ bỏ học cao hơn rất nhiều so với những nhóm khác. Khi thu nhập giảm thì các hộ nghèo sẵn sàng cho con em họ bỏ học để kiếm tiền. Vì vậy, trong công cuộc giảm nghèo, điều quan trọng là phải chuyển được trình độ học vấn thành vốn văn hóa, thành nếp sống và tác phong văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức, hiểu biết của người dân trong cách mà họ cố gắng vượt lên khỏi hoàn cảnh, cách mà giáo dục có thể giúp họ, giáo dục trở nên cần thiết đến mức nào với bản thân họ và những thế hệ kế tiếp.
Huyện Vĩnh Thạnh cần có những chính sách đầu tư nâng cao năng lực thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho cộng đồng dân cư. Quan tâm lựa chọn những con, em đồng bào dân tộc thiểu số có học lực khá, có khả năng
tiếp thu tốt kiến thức trên các lĩnh vực để đưa đi đào tạo chuyên môn ở trình độ cao đẳng, đại học. Sau khi tuyển chọn, đưa đi đào tạo chuyên môn trình độ cao đẳng, đại học cho con em đồng bào dân tộc thiểu số thì phải có những chính sách sử dụng phù hợp, tránh trường hợp tuyển chọn “đầu vào” và bỏ ngỏ “đầu ra” dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực, đồng thời làm thui chột ý chí phấn đấu của đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích, thu hút đối với những người có trình độ chuyên môn cao, cán bộ giỏi khoa học kỹ thuật nơi khác về công tác tại địa phương. Tuyển chọn để sử dụng đúng ngành nghề, theo quy hoạch, đúng quy trình, nhằm đáp ứng kịp thời nguồn lực về con người cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá giáo dục, vận động toàn xã hội chăm lo cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục. Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chú trọng việc đào tạo và sử dụng giáo viên người dân tộc thiểu số ở địa phương. Tiếp tục đầu tư và có chính sách hỗ trợ cho các trường củng cố trung tâm dạy nghề tổng hợp, quan tâm công tác hướng nghiệp và dạy nghề. Trọng tâm là gắn liền việc học tập văn hoá với bồi dưỡng nhân cách, lý tưởng sống cho lứa tuổi thanh, thiếu niên và nhi đồng. Đi đôi với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục pháp luật gắn với giáo dục truyền thống của địa phương, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật, kiến thức cơ bản cho lực lượng lao động phổ thông, gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho con em người dân tộc thiểu số. Khuyến khích người lao động tham gia các chương trình đào tạo nghề cho đối tượng nghèo; hỗ trợ kịp thời, đầy đủ, đúng chính sách hỗ trợ học nghề cho các hộ nghèo DTTS. Thực hiện đồng bộ các chính sách tạo mới việc làm, tăng thu nhập như hướng nghiệp, khởi nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm phù hợp gắn với phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển chăn nuôi, phát
triển các ngành nghề truyền thống (mây, tre, nứa, thủ công mỹ nghệ) gắn với tiêu thụ các sản phẩm để tăng thu nhập cho các hộ nghèo DTTS, hạn chế được những rủi ro.
Mặt khác, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục, để người dân tự nhận thấy được sự cần thiết của việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề, trình độ canh tác là để nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, những cái mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng có hiệu quả vào quá trình sản xuất, kinh doanh, đánh vào tâm lý “xấu hổ” của người dân khi bị xếp vào danh sách hộ nghèo, kích thích mạnh mẽ mong muốn thoát nghèo của họ, từ đó mới có những đầu tư đúng đắn cho việc học tập của con em mình.
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực thực tiễn, đủ số lượng đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu phù hợp với điều kiện của miền núi. Phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, tập trung sắp xếp, bố trí, nâng cao năng lực công tác của cán bộ, ưu tiên cán bộ người thiểu số và cán bộ nữ, xây dựng đội ngũ công chức dự bị, cán bộ kế cận, dự nguồn để chủ động bổ sung khi cần thiết. Tăng cường công tác đào tạo về văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức theo quy định. Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ huyện về xã, đảm nhận các chức vụ chủ chốt ở những xã đang gặp khó khăn về công tác cán bộ. Bố trí cán bộ trẻ có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành ở một số lĩnh vực công tác, nhằm phát huy được năng lực thực tiễn của cán bộ chuyên môn đã qua đào tạo. Giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ công chức các cấp. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở xã, thôn, nhằm thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng và thực hiện các chương trình dự án ở cơ sở.
Theo lý thuyết Văn hóa nghèo khổ, thì một trong những đặc trưng văn hóa nghèo của người nghèo chính là xu hướng kết hôn sớm, tỷ lệ ly hôn cao và hôn nhân cận huyết thống, điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi và kinh tế của hộ gia đình người đó mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thực hiện các chính sách xã hội khác như: chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và quyền lợi của trẻ em…
Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vĩnh Thạnh, tình trạng này cũng xảy ra tương đối phổ biến, nguyên nhân là do: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa toàn diện đối với lĩnh vực này. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình chưa thực sự sâu rộng, thường xuyên, kịp thời, hiệu quả còn thấp nên nhận thức về pháp luật về hôn nhân và gia đình trong nhân dân chưa cao. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là hiện nay, đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, một số hủ tục, tập quán lạc hậu vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức và đời sống cộng đồng, có sức ảnh hưởng nhất định qua nhiều thế hệ nên việc tuyên truyền, vận động, thay đổi nếp nghĩ, cách làm gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí thấp, nhận thức của thanh niên về hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản, giới tính, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế, chưa thấy được hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, vấn đề giáo dục giới tính của thanh thiếu niên chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều thanh thiếu niên vùng nông thôn nghỉ học, đi làm sớm, ít có cơ hội tiếp cận với các thông tin, không tham gia các sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể địa phương, nhất là đối với các địa bàn khó khăn… Bên cạnh đó, sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn chưa mạnh và thiếu kiên quyết.
Do vậy, cùng với giáo dục, công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sẽ là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo kéo dài từ đời này sang đời khác. Chính quyền huyện Vĩnh Thạnh cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; Tăng cường chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia hỗ trợ công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để công tác này trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tuyên truyền cần được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, chú trọng phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng thôn, làng để người dân hiểu, nắm vững những quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... qua đó, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc Bana.
3.2.4. Giải pháp tuyên truyền, thúc đẩy xuất khẩu lao động cho người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh
Trong những năm qua, xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện đạt khá thấp, toàn huyện có 148 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở thi trường Malaysia, thu nhập từ thị trường lao động này không thực sự hấp dẫn người lao động. Do đó, việc xây dựng giải pháp để đổi mới công tác tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động là vấn đề rất quan trọng. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện cần phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh và Huyện đoàn tổ chức các buổi tuyên