Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

11. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Trình độ học vấn

Trình độ dân trí là một trong những yếu tố tác động đến nhận thức, khả năng tiếp cận các chính sách, tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng lực thoát nghèo cho người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy những khó khăn khi đi học của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh như sau:

Bảng 2.13: Những khó khăn trong việc học hành của con em chia theo loại hộ

GĐ có thuộc diện hộ nghèo Không thuộc Hộ Hộ cận Hộ thoát Tổng hộ nghèo nghèo nghèo nghèo cộng Không có khó khăn gì Số hộ 25 20 11 2 58 Tỷ lệ % 71,43 14,39 26,19 50,00 26,36 Khó khăn về học phí, đóng góp cho trường Số hộ 9 99 20 2 130 Tỷ lệ % 25,71 71,22 47,62 50,00 59,09

Trường lớp xa, đi lại khó khăn

Số hộ 2 15 16 0 33

Tỷ lệ % 5,71 10,79 38,10 0,00 15,00

Khó khăn do ảnh hưởng của hộ khẩu

Số hộ 0 1 0 0 1

Tỷ lệ % 0 0,72 0,00 0,00 0,45

Con cái không thích đi học Số hộ 0 11 8 0 19 Tỷ lệ % 0 7,91 19,05 0,00 8,64 Khác Số hộ 1 2 0 0 3 Tỷ lệ % 2,86 1,44 0,00 0,00 1,36 GĐ ít quan tâm Số hộ 1 4 0 0 5 con cái Tỷ lệ % 2,86 2,88 0,00 0,00 2,27 Con cái Số hộ 0 2 1 0 3 tiếp thu chậm Tỷ lệ % 0 1,44 2,38 0,00 1,36 Tổng cộng Số hộ 35 139 42 4 220 Tỷ lệ % 100 100 100 100 100

Bảng 2.13 thể hiện những khó khăn khi đi học của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh, trong đó chỉ có 220 hộ có người đi học và 60 hộ không có người đi học. Theo góc độ phân chia theo loại hộ thì nhóm hộ không thuộc hộ nghèo không gặp khó khăn gì chiếm tỷ lệ 59,52%, khó khăn về học phí, đóng góp cho trường tỷ lệ 21,43%, trường lớp xa đi lại khó khăn 4,76%, gia đình không quan tâm đến con cái và khó khăn khác cùng tỷ lệ 2,38%. Đối với nhóm hộ nghèo, không gặp khó khăn gì khi đi học chiếm tỷ lệ 11,24%; khó khăn về học phí, đóng góp cho trường tỷ lệ 55,62%, trường lớp xa đi lại khó khăn 8,43%; con cái không thích đi học 6,18%; con cái tiếp thu chậm 1,12%; gia đình ít quan tâm đến con cái 2,25% và khó khăn khác tỷ lệ 1,12%. Số liệu trên cho thấy, mặc dù Nhà nước có những chính sách hỗ trợ về giáo dục như học phí cũng như tiền ăn cho học sinh dân tộc thiểu số, nhưng vẫn có những khoản đóng góp cho nhà trường gây khó khăn cho đồng bào Bana. Mặt khác, yếu tố trường lớp xa, đi lại khó khăn cũng là một thực tế vì đồng bào Bana sống phân bố rải rác ở vùng đồi núi, giao thông đèo dốc trắc trở, hẻo lánh nên việc đi lại của con em là rất khó, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Con cái không thích đi học, tiếp thu chậm hay gia đình ít quan tâm cũng là một yếu tố tác động đến năng lực thoát nghèo của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh.

Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, con em đồng bào dân tộc Bana tuy được đi học nhưng cũng ít được gia đình quan tâm cho học lên bậc học cao: “Trẻ em ở địa phương tôi trong độ tuổi đến trường đều được đi học, tuy nhiên, có vài em vì gia đình quá khó khăn nên không được đi học và học nữa chừng thì bỏ học. Thường thì học đến lớp 7, 8 và một số ít em được cha quan tâm thì học hết bậc đại học” (BBPVS số 5- Nam); “Có đi học chứ. Thường thì đi học tới lớp 6, lớp 7” (BBPVS số 6- Nam); “có, cũng tùy thuộc vào gia đình, có lúc học đến lớp 9 thì nghỉ ở nhà, có đứa cũng hết cấp 3 và chừng 5 –

10 đứa học cao hơn” (BBPVS số 3-Nam). Mặc dù, có nhận thấy được lợi ích của việc đi học, nhưng con em đồng bào Bana chỉ học đến lớp 12 rồi nghỉ, vì:

“Hiện nay thanh niên học đến hết 12 là muốn nghỉ học vì có một số đi học đại học, cao đẳng về mà không xin được việc làm, nên có tư tưởng không muốn đi học” (BBPVS số 1- Nam), ông Đinh Sao – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận cho biết: “Chính sách hỗ trợ của Nhà nước cơ bản là phù hợp, tuy nhiên hiện nay học xong thì sinh viện không có việc làm, đây cũng là rào cản cho sự phấn đấu của sinh viên… Hiện nay để bố trí sắp xếp cho sinh viên mới ra trường gặp rất nhiều khó khăn, hầu như cán bộ công chức đã bố trí đầy đủ các bộ phận trong cơ quan hành chính, sự nghiệp”, như vậy, họ suy nghĩ rằng muốn thoát nghèo, muốn giàu có thì học để đi làm cán bộ, công chức Nhà nước.

Những khó khăn trong học hành của con em đồng bào Bana sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ dân trí, vì đây chính là nhóm đối tượng tiềm năng, dễ tiếp thu và áp dụng công nghệ để mang lại cuộc sống mới cho người dân Bana. Trình độ dân trí thấp sẽ duy trì tư tưởng bảo thủ, làm theo kinh nghiệm hay phong tục lạc hậu mà người xưa để lại, do đó nghèo đói sẽ tồn tại lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)