11. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Việc làm, thu nhập
Việc làm và thu nhập là những yếu tố quyết định trực tiếp đến cuộc sống của người lao động nói chung, người Bana tại huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, việc tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một trong những biện pháp ổn định và nâng cao đời sống, phát triển bền vững. Với đặc thù là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, độ dốc cao, giao thông khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, thường xảy ra thiên tai, đất đai chủ yếu là đất lâm nghiệp, dân cư phân tán, sản xuất thuần nông năng suất và thu nhập hết sức bấp bênh, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên. Qua kết quả khảo sát, việc làm của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.12: Việc làm của chủ hộ chia theo mức sống của hộ
Mức sống của gia đình
Nghèo, Cận Trung Khá giả, Tổng
thiếu thốn nghèo bình giàu có cộng
Cán bộ, Số người 4 2 11 3 20 công chức Tỷ lệ % 2,21 7,14 19,3 21,43 7,14 Nghỉ hưu, Số người 0 3 5 2 10 già Tỷ lệ % 0 10,71 8,77 14,29 3,57 Nội trợ Số người 1 0 1 0 2 Tỷ lệ % 0,55 0 1,75 0 0,71
Nông dân Số người 176 23 40 9 248
Tỷ lệ % 97,24 82,14 70,18 64,29 88,57
Tổng cộng Số người 181 28 57 14 280
Tỷ lệ % 100 100 100 100 100
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)
Số liệu thống kê tại Bảng 2.12 cho thấy việc làm của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh chia theo mức sống của hộ gia đình, trong đó, đại đa số người dân được khảo sát là nông dân, tỷ lệ này chiếm 88,57% (248/280 người), trong số này thì thuộc nhóm hộ nghèo, thiếu thốn 176/181 hộ, hộ cận nghèo 23/28 hộ; hộ trung bình 40/57 hộ, hộ khá 8/12 hộ và giàu 1/2 hộ; số hộ là cán bộ, công chức chiếm 7,14% (20/280 hộ), tuy đối tượng là cán bộ, công chức nhưng vẫn có 4 hộ thuộc nhóm nghèo, thiếu thốn, 2 hộ thuộc diện hộ cận nghèo, 11 hộ trung bình, 3 hộ khá giả, giàu có.
Khảo sát định tính, khi trả lời câu hỏi: “Có vấn đề gì lớn cần sự hỗ trợ của địa phương không?” anh Đinh Diếu cho biết: “Cơ bản là mức sống của dân hiện nay không ổn định lắm, trong thôn có 76 hộ, hộ nghèo chiếm 63 hộ, dân khó khăn thiếu đất sản xuất, nơi sản xuất xa nơi tái định cư nên khó khăn trong đi lại nên cũng mong chính quyền quan tâm giải quyết việc làm và đất sản xuất cho nhân dân.” Hay hỏi về các hộ thoát nghèo nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì anh Đinh Nam trả lời: “Nếu tính ra thoát nghèo thì không có, các hộ ở làng đây khó khăn, cũng tạo điều kiện cho các hộ, năm nay thoát nghèo để hộ khác vô, cứ xoay vòng vậy”.
Khảo sát định lượng cho thấy, đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh có thu nhập dưới 3 triệu chiếm đến 71%, từ 3-5 triệu 15,7%, từ 5-10 triệu là 10%, chỉ có 2,9% hộ gia đình có thu nhập từ 10 triệu trở lên. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, khi được hỏi về mức thu nhập và nguồn thu nhập, người dân cho biết: “Chưa định giá được lúc được mùa thì khác, trung bình 2 - 3 triệu đồng/năm/nhân khẩu. Thu nhập từ sản xuất, chăn nuôi…” (BBGBPVS số 7 – Nam); “Làm nông thu nhập rất thấp chỉ từ làm ruộng, cây trồng và một số hoa màu khác; chỉ thu khoảng chừng 800,000 đồng đến 1.000,000 đồng một tháng” (BBGBPVS số 3 – Nam); “Nói chung là lúc tháng có thu nhập, có tháng không có thu nhập. Nếu có thu nhập thì 1 ngày làm khoảng 100 ngàn, 1 tháng trung bình 2 triệu.” (BBGBPVS số 4 – Nam)… với mức thu nhập như vậy, chỉ chi dùng trong sinh hoạt, không thể đầu tư vào cho sản xuất và tái sản xuất, do vậy khả năng tự lực thoát nghèo là vô cùng thấp.
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)
Biểu đồ 2.8 thể hiện các yếu tố tác động đến khả năng thay đổi cuộc sống của người dân Bana, trong đó các yếu tố như điều kiện tự nhiên và giá cả thị trường, cơ hội có tác động tiêu cực nhất đến khả năng thoát nghèo của đồng bào Bana, cơ bản là vì người dân Bana chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, với đặc điểm địa hình vùng miền núi, không chủ động được nước tưới nên năng suất phụ thuộc vào thiên nhiên, bên cạnh đó là do ảnh hưởng của thiên tai, hầu như năm nào cũng xảy ra bão lụt, lũ quét làm cho đất canh tác bị sạt lở, vùi lấp, người dân mất đất sản xuất, rét đậm, rét kéo dài thường để lại hậu quả nặng nề, gia súc chết hàng loạt, mất mùa, dịch bệnh gây hại cây trồng, con vật nuôi...Mặt khác, nơi ở của đồng bào xa các trung tâm thương mại, giao thông cách trở, hàng hoá khó lưu thông đến các bản, làng nên chi phí đầu tư cho sản xuất cao, ngược lại phải gánh thêm chi phí vận chuyển xa, nên hàng nông sản không tiêu thụ được hoặc bán giá thấp không có lãi. Đặc biệt là chưa có đối tác là các doanh nghiệp làm đỡ đầu, đầu tư sản xuất theo hướng chuyển đổi ngành nghề hoặc chuyên canh vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm để đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân.