Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 59 - 61)

11. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Đặc điểm kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp

Với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, nhưng sản xuất tập trung vào các loại cây lương thực chính như lúa, ngô, mỳ, đậu đỗ các loại... và một số loại cây trồng cạn khác; cây lâm nghiệp như keo, bạch đàn phát triển mạnh, tận dụng đất trống, đồi trọc và nương rẫy bạc màu; các loại cây ăn quả như xoài, cam, mận... cũng được quan tâm.

Chăn nuôi tương đối phát triển, tận dụng diện tích mặt nước sông Kôn nuôi cá nước ngọt với tổng diện tích 40 ha, năng suất bình quân trên 2 tấn/ha,

các loại cá được nuôi chủ yếu là Rô phi đơn tính, Trắm cỏ, Chép, Lóc nuôi ở quy mô nhỏ lẻ để cải thiện bữa ăn gia đình và cung cấp cho nhân dân tại địa phương. Tổng đàn gia súc 43.929 con, trong đó đàn bò 17.194 con, đàn trâu 1.255 con, heo 23.267, đàn dê 2.213 con; đàn gia cầm 113.460 con. Công tác tiêm phòng dịch bệnh, tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi và kiểm tra, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm được tăng cường.

Nhìn chung, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Trình độ sản xuất còn lạc hậu, chưa áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi, đồng bào người dân tộc thiểu số vẫn chưa biết hoặc biết nhưng không sử dụng phân bón vào sản xuất nên năng suất một số loại cây trồng chính còn thấp so với mức trung bình của tỉnh (lúa 57,9 tạ/ha, ngô 47,1 tạ/ha); chăn nuôi gia súc thả rông, bên cạnh đó thường xuyên bị dịch bệnh đe doạ nên hiệu quả không cao. Sản xuất mang tính tự cấp, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Nông sản còn nghèo nàn, chưa có sản phẩm hàng hoá chủ lực đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chương trình kinh tế vườn - kinh tế trang trại phát triển chưa rõ nét, không có mô hình tiêu biểu vì thiếu quy hoạch và thiếu vốn sản xuất.

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, huyện có 01 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ. Sản phẩm chủ yếu là sửa chữa điện dân dụng, cơ khí sửa chữa, hàng mộc dân dụng, xay sát chế biến nông, lâm sản và xây lắp nhỏ, lẻ…Hiện có 05 doanh nghiệp xây dựng, 01 nhà máy mì, 01 nhà máy dăm, 01 cơ sở chế biến gạch hoạt động, 01 cơ sở sản xuất tôn. Đang khôi phục và duy trì nghề dệt thủ công truyền thống, đào tạo nghề đan lát mây tre.

Ngành thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Nhân dân địa phương cũng đã từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường thông qua việc mua bán và trao đổi hàng hoá nông, lâm sản. Các mặt hàng trợ cước, trợ giá theo chính sách của Nhà nước đối với đồng bào vùng dân tộc đặc biệt khó khăn được ưu tiên cung ứng kịp thời đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn. Trên địa bàn huyện có một chợ trung tâm tại thị trấn Vĩnh Thạnh và 02 xã có chợ phiên, còn lại các xã có quầy hàng bán lẻ của tư nhân và tiểu thương bán hàng lưu động. Về dịch vụ tài chính có 02 ngân hàng và 02 đại lý bảo hiểm đang hoạt động.

Ngành bưu chính viễn thông phát triển nhanh chóng, hiện có 01 Bưu điện trung tâm và 9 Bưu điện văn hoá xã, 01 Trung tâm và 04 Trạm viễn thông với 02 mạng truyền dẫn của VNPT và Viettel, đến nay đã phủ 100% xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)