Nhận thức và thái độ về thực trạng đời sống của hộ gia đình đồng bào Bana

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 69 - 86)

11. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Nhận thức và thái độ về thực trạng đời sống của hộ gia đình đồng bào Bana

19,5%,

* Nghề nghiệp:

Bảng 2.2. Nghề nghiệp các thành viên trong hộ gia đình

Nghề nghiệp Số lượng %

Cán bộ, công chức 36 3,5

Công nhân 10 1,0

Nghỉ hưu, nghỉ già 16 1,6

Nội trợ 2 0,2

Học sinh, sinh viên 298 29,2

Nông dân 630 61,8

Ở nhà, không việc làm 3 0,3

Trẻ em (dưới 6 tuổi) 24 2,4

Tổng cộng 1.019 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Bảng 2.2 thể hiện nghề nghiệp của các thành viên trong hộ gia đình đồng bào Bana được khảo sát, trong đó tỷ lệ người làm nông cao nhất, chiếm 61,8%, tiếp đến là học sinh sinh viên 29,2%, cán bộ công chức 3,5%, công nhân 1%, nội trợ 0,2%, số người nghỉ hưu, nghỉ già, không có việc làm và trẻ em chiếm 4,3%.

2.2.2. Nhận thức và thái độ về thực trạng đời sống của hộ gia đình đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh bào Bana huyện Vĩnh Thạnh

Để tìm hiểu về tình hình cuộc sống nghèo đói của đồng bào Bana trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thì một trong những yếu tố quan trọng đó chính là yếu tố kinh tế. Thực tế tìm hiểu trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh về mức thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình đồng bào Bana, kết quả cho thấy rằng:

Bảng 2.3: Thu nhập chia theo mức sống của hộ (đ/tháng)

Mức sống của gia đình

Nghèo, Cận Trung Khá giả, Tổng

thiếu thốn nghèo bình giàu có cộng

Dưới 3 triệu Số hộ 166 15 17 2 200 Tỷ lệ % 91,71 53,57 29,82 14,29 71,43 Từ 3-5 triệu Số hộ 14 9 20 1 44 Tỷ lệ % 7,73 32,14 35,09 7,14 15,71 Từ 5-10 triệu Số hộ 1 4 19 4 28 Tỷ lệ % 0,55 14,29 33,33 28,57 10 Từ 10 triệu Số hộ 0 0 1 7 8 trở lên Tỷ lệ % 0 0 1,75 50 2,86 Tổng cộng Số hộ 181 28 57 14 280 Tỷ lệ % 100 100 100 100 100

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Số liệu thống kê từ Bảng 2.3 cho thấy, thu nhập hàng tháng của đồng bào Bana là rất thấp, thu nhập dưới 3 triệu chiếm đến 71,43%, từ 3-5 triệu 15,71%, từ 5-10 triệu là 10%, chỉ có số ít (2,86%) hộ gia đình có thu nhập từ 10 triệu trở lên và những hộ này tự cho rằng mình giàu có, khá giả. Trong số những hộ cho là mình khá giả, vẫn có 2 hộ thu nhập trung bình dưới 3 triệu đồng/tháng, nhưng ở chiều ngược lại, 01 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo vẫn có thu nhập 5-10 triệu đồng/tháng.

Bảng 2.4: Chi tiêu chia theo mức sống của hộ (1000đ/tháng)

Mức sống của gia đình

Nghèo, Cận Trung Khá giả, Tổng

thiếu thốn nghèo bình giàu có cộng

Dưới 3 triệu Số hộ 172 24 29 2 227 Tỷ lệ % 95,03 85,71 50,88 14,29 81,07 Từ 3-5 triệu Số hộ 9 3 25 6 43 Tỷ lệ % 4,97 10,71 43,86 42,86 15,36 Từ 5-10 triệu Số hộ 0 1 2 6 9 Tỷ lệ % 0 3,57 3,51 42,86 3,21 Từ 10 triệu Số hộ 0 0 1 0 1 trở lên Tỷ lệ % 0 0 1,75 0 0,36 Tổng cộng Số hộ 181 28 57 14 280 Tỷ lệ % 100 100 100 100 100

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Từ số liệu của Bảng 2.4 thể hiện mức chi tiêu hàng tháng của các hộ đồng bào Bana, trong đó: dưới 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất 81,07%; từ 3-5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 15,36%; từ 5-10 triệu đồng là 3,21% và từ 10 triệu đồng trở lên là 0,36%. Đáng chú ý là có 01 hộ thuộc nhóm trung bình thu nhập và chi tiêu đều từ 10 triệu đồng trở lên mỗi tháng, nghĩa là không có tích lũy, nhưng có 02 hộ thuộc nhóm giàu có thu nhập trên 10 triệu đồng nhưng chi tiêu chỉ từ 3-5 triệu đồng mỗi tháng, điều đó chứng tỏ họ biết tính toán, tiết kiệm chi tiêu để tích lũy tài chính.

Nhìn chung, thu nhập của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh chỉ đủ cho tiêu dùng, trang trải cuộc sống, chỉ có số ít hộ dân có thể tích lũy tài chính, vì với nghề nông và mức thu nhập như vậy sẽ là một khó khăn lớn đối với đa số người dân Bana, khi mà đa số các hộ gia đình đều có mức thu nhập rất thấp

dưới 3 triệu đồng/tháng. Trong khi đa số hộ gia đình ở đây đều có 4 thành viên chiếm 43,9%; 3 thành viên chiếm 20%.

Bảng 2.5: Số thành viên của GĐ Số thành viên Tần số % 1 13 4,6 2 35 12,5 3 58 20,7 4 123 43,9 5 35 12,5 6 16 5,7 Tổng 280 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Với số lượng thành viên và mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình như vậy, chia bình quân đầu người chúng ta thấy được rằng mức thu nhập của người dân khoảng 750,000/tháng; nằm trong chuẩn nghèo khi mà mức chuẩn nghèo đó là “Chuẩn mức sống tối thiểu: từ 1.3 triệu đồng/người/tháng trở xuống ở thành thị và 1 triệu đồng/người/ tháng tại nông thôn.”

Mặc dù Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cho đồng bào các dân tộc thiểu số và đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với trước đây, tuy nhiên các vùng miền núi cũng là vùng dân tộc thiểu số đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, khoảng cách thu nhập chênh lệch còn lớn so với các vùng miền khác trong cả nước. Đời sống đồng bào dân tộc ít người vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn khi mà tác giả tiến hành tìm hiểu thực tế cuộc sống của đồng bào Bana sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh hiện nay như thế nào, họ tự đánh giá, cảm nhận mức sống của hộ gia đình mình ra sao? thì kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.4: Mức sống hộ gia đình

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Mức sống của hộ gia đình phản ánh thực trạng cuộc sống của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh. Số liệu từ Biểu đồ 2.4 cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình cho rằng mình nghèo, thiếu thốn vẫn chiếm cao nhất với 65%, cận nghèo 10%, chỉ có 5% hộ gia đình cho là mình khá giả, giàu có. Trong số những người dân tác giả khảo sát, có những người làm cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã, trưởng thôn nên mức sống có khá hơn, nhà cửa khang trang hơn, nhưng phần lớn người dân được hỏi đều làm nghề nông, thu nhập thấp và bấp bênh, họ cho rằng mình rất khó khăn trong cuộc sống, thu nhập chỉ đủ ăn uống và chi tiêu, không có tiền tích lũy hoặc có tích lũy thì cũng rất ít, chi tiêu chủ yếu vào các việc như: mua gạo, thức ăn, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, trả tiền điện, nước, xăng xe đi lại, mua phân bón và giống để gieo trồng, trang trải cho con cái đi học ....

Theo báo cáo trong cuộc họp của Quốc hội khóa XIV trong kỳ họp thứ 6 đã nêu ra một số hạn chế, bất cập, như: đồng bào các DTTS sinh sống ở địa bàn kinh tế -xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; ở những địa phương nghèo, chủ yếu nhận hỗ trợ ngân sách từ Trung ương, khó có thể lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện chính sách dân tộc, trong khi đó ngân sách Trung ương lại chưa bố trí được nguồn vốn riêng để thực hiện một số chính sách, do vậy không đạt được mục tiêu các đề án, chính sách đã được

phê duyệt; một số vấn đề bức xúc trong đồng bào DTTS như: Di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… giải quyết chưa hiệu quả, đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số DTTS chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước. Riêng trường hợp đồng bào dân tộc Bana khi tìm hiểu kỹ về những khó khăn mà họ gặp phải thì kết quả cho thấy rằng cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể:

Bảng 2.6- Tình trạng khó khăn trong cuộc sống của đồng bào Bana

Tình trạng Không xảy ra (%) Thỉnh thoảng (%) Rất nhiều lần (%) Không biết (%) Không đủ lương thực thực phẩm 40,4 55,7 3,9 Không đủ nước sạch để dùng 23,6 59,6 16,1 0,7

Không đủ tiền mua thuốc chữa bệnh 45,4 29,6 24,6 0,4

Không đủ nhiên liệu để nấu ăn 47,9 44,6 7,1 0,4

Không đủ tiền để lo học hành cho con cái 48,2 18,2 32,9 0,7

Không đủ tiền chi cho các việc đột xuất 22,5 29,6 47,9

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Số liệu từ Bảng 2.6 cho thấy những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào Ba Na, mặc dù thu nhập theo đánh giá của người dân Bana là đủ chi tiêu, nhưng khi có các việc đột xuất (như cưới hỏi, tang chế, ốm đau...) thì rất nhiều lần không đủ tiền chi, tỷ lệ này chiếm 47,9%, bên cạnh đó, việc không đủ tiền để lo cho con cái học hành (32,9%) và mua thuốc chữa bệnh (24,6%) cũng chiếm tỷ lệ cao mặc dù Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ về giáo dục và y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thiếu lương thực, thực phẩm và thiếu nước sạch thỉnh thoảng xảy ra ở rất nhiều hộ gia đình, tỷ lệ này

chiếm gần 60%, điều này không khó hiểu khi mà đa số người dân ở miền núi, vùng cao, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, nước sinh hoạt chủ yếu là nước tự chảy ở sông, suối, vào mùa nắng khi nguồn nước sông suối khô cạn sẽ thiếu hụt nước cho sinh hoạt và cho sản xuất, mùa mưa thì lũ lụt gây thiệt hại sản xuất và nguồn nước sinh hoạt cũng không đảm bảo vệ sinh.

Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh nương tựa vào những mối quan hệ thân quen, dòng họ, bạn bè, thể hiện qua bảng thống kê sau:

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Biểu đồ 2.5 thể hiện những nơi vay mượn khi gặp khó khăn của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh. Số liệu từ Biểu đồ 2.4 cho thấy, mạng lưới xã hội cực kỳ quan trọng đối với người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh, khi gặp khó khăn trong cuộc sống thì họ thường vay mượn họ hàng (75,4%), người thân trong gia đình (59,6%), bạn bè (30%), ngoài ra thì vay ở người cho vay lấy lãi (3,6%) và vay ở ngân hàng (0,7%). Điều này cho thấy tính cộng đồng, tinh thần tương thân, tương ái của đồng bào Bana là rất lớn, gắn kết chặt chẽ, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi có khó khăn.

Nhà ở

Chất lượng nhà ở là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hộ nghèo theo Quyết định 59/QĐ-TTg, qua khảo sát thực trạng đời sống của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh, có thể thống kê chất lượng nhà ở của người dân Bana theo bảng sau:

Bảng 2.7: Loại nhà ở chia theo mức sống hộ

Mức sống của gia đình Nghèo, thiếu thốn Cận nghèo Trung bình Khá giả Giàu Tổng cộng Nhà kiên cố Số hộ 68 10 27 10 2 117 Tỷ lệ % 37.57 35.71 47.3 7 83.33 100,0 0 41.7 9 Nhà bán kiên cố Số hộ 101 18 29 2 0 150 Tỷ lệ % 55.80 64.29 50.8 8 16.67 0,00 53.5 7 Nhà tạm Số hộ 12 0 1 0 0 13 Tỷ lệ % 6.63 0,00 1.75 0,00 0,00 4.64 Tổng cộng Số hộ 181 28 57 12 2 280 Tỷ lệ % 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Theo số liệu thống kê từ Bảng 2.7, hộ dân có nhà ở bán kiên cố chiếm cao nhất 150 hộ dân (tỷ lệ 53,57%), trong đó nhóm hộ nghèo, thiếu thốn 101 hộ (chiếm 55,8% so với số hộ cùng nhóm), số hộ dân có nhà ở kiên cố thấp hơn một chút 117 hộ (tỷ lệ 41,79%) và vẫn còn có 13 hộ gia đình ở nhà tạm (4,64%) rơi vào chủ yếu nhóm hộ nghèo thiếu thốn (tỷ lệ 6,63% so với hộ cùng nhóm).

Nước sinh hoạt

Nước sạch và vệ sinh môi trường cũng được chính quyền quan tâm, có 100% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh, về chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân được áp dụng theo Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020, cụ thể: hộ đồng bào dân tộc ít người nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn được Nhà nước hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để nhân dân tự tạo nguồn nước sinh hoạt.

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Biểu đồ 2.6 cho biết nguồn nước mà đồng bào Bana đang sử dụng, trong đó đa số người dân dùng nước giếng tự đào, tỷ lệ này chiếm 72,1%; số hộ dân sử dụng nước máy chiếm 23,2%, chủ yếu là các hộ dân cư trú trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh vì hệ thống nước máy của huyện chỉ đủ cung cấp cho nhân dân trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh, còn lại 4,6% người dân sử dụng nước tự chảy được dẫn từ sông, suối về và nước chưa được xử lý khử trùng.

Hệ thống điện sinh hoạt

Hệ thống điện dùng trong sinh hoạt và sản xuất gần như đã bao phủ toàn bộ đời sống người dân địa phương, có 98,8% tương đương với 277/280 hộ được tiếp cận với hệ thống lưới điện, trong đó có 94,3% hộ gia đình có

công tơ điện riêng, còn 3,9% hộ gia đình câu nhờ hộ gia đình khác, 0,7% sử dụng điện từ nguồn công tơ chung của tập thể. Những hộ gia đình còn lại sử dụng hệ thống chiếu sáng trong sinh hoạt bằng đèn dầu (0.7%), bình ắc quy (0.4%). Số liệu được thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.8: Nguồn điện thắp sáng

Nguồn thắp sáng Số lượng %

Đèn dầu 2 0,7

Bình ắc quy 1 0,4

Nguồn điện có công tơ riêng 264 94,3

Nguồn điện câu nhờ nhà người khác 11 3,9

Nguồn điện từ đồng hồ chung của tập thể 2 0,7

Tổng 280 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Hộ nghèo trên địa bàn huyện cũng được hỗ trợ tiền điện theo Thông tư 190/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính với mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng, chính sách này cũng tháo gỡ một phần khó khăn về kinh tế, tăng sự tiếp cận thông tin cho đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh.

Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe

Tại huyện Vĩnh Thạnh, BHYT được cấp 100% cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ dân các thôn đặc biệt khó khăn. Chính sách này thực sự quan trọng đối với người dân, trong điều kiện thu nhập thấp, quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT tương đối toàn diện và ngày càng được mở rộng, đã hỗ trợ và tác động tích cực đến người nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ có niềm tin vào y học hiện đại. Qua khảo sát, người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh thường lựa chọn các hình thức chữa trị khi có bệnh như sau:

Bảng 2.9: Hình thức chữa trị bệnh của người dân Bana

Hình thức chữa bệnh Số

lượng %

Đi khám tại bệnh viện 116 20,7

Đi khám ở phòng khám đa khoa 9 1,6

Đi khám tại trạm y tế xã 175 31,2

Đi khám phòng khám tư nhân 147 26,2

Tự mua thuốc và tự chữa 112 20,0

Chữa đông y, thầy lang 1 0,2

Tổng 560 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Bảng 2.9 cho thấy, đồng bào Bana đã có nhiều thay đổi trong việc chăm sóc sức khỏe, thay vì khi có bệnh dùng phương pháp “cúng Giàng” thì nay họ đã đi khám tại trạm y tế xã (31,2%), tiếp đến là hình thức đi khám tại phòng khám tư (26,2%) chiếm 35.2%, khám tại bệnh viện (20,7%), tự mua thuốc về tự chữa (20%) trong khi đó, hình thức chữa trị đông y, thầy lang thì chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,2% và chữa trị tại phòng khám đa khoa chiếm tỷ lệ thấp nhì với 1.6%.

2.2.3. Nhận thức và thái độ của người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh về tình trạng nghèo đói

* Nguyên nhân nghèo đói

Báo cáo kết quả giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 – 2018”, ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát của UBTVQH cho biết, các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét về cơ sở hạ tầng, khoảng 25.000 công trình hạ tầng đã được đầu tư, xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 69 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)