Đặc điểm cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 61 - 64)

11. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

- Trường học

Trường tiểu học: có 10 trường, gồm 160 phòng học (64 phòng kiên cố); Trường trung học cơ sở: 5 trường, gồm 94 phòng học (58 phòng kiên cố); Trung học phổ thông: 01 trường gồm 21 phòng học; Trường PTDT Nội trú : 01 trường, 08 phòng học. Mầm non: 07 trường gồm phòng học hiện có 50 phòng (kiên cố 15 phòng).

- Bệnh viện huyện, trạm y tế xã

Bệnh viện đa khoa huyện có quy mô 80 giường bệnh được đầu tư xây dựng năm 2001. Hiện có 9/9 xã, thị trấn có trạm y tế từ chương trình 135 giai đoạn I và các nguồn vốn khác, trong đó có 1 trạm mới xây dựng từ năm 2006 đến nay, có 7 trạm y tế xây dựng trên 5 năm đã xuống cấp, Có 2 trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Hiện nay trên địa bàn huyện có tổng chiều dài các tuyến đường bộ là 126 km, trong đó: Tỉnh lộ 637qua huyện dài 62,1 km, kết cấu mặt đường bê tông nhựa 16 km, mặt đường rộng 6m, còn lại là 54,6 km đường đất. Đường xã có 4 tuyến dài khoảng 37km, trong đó có 23,5km đường bê tông xi măng, 14km đường đất. Đường nội thị Thị trấn Vĩnh Thạnh có 25 tuyến trong đó có 3,8 km đường bê tông nhựa, 5,1km đường bê tông xi măng, số còn lại là đường đất.

Nhìn chung, hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định, đa số là đường đất, qua nhiều ngầm sông suối, nên thường hư hỏng sau mùa mưa, phương tiện vận tải chỉ đi lại đường vào mùa nắng. Do địa hình phức tạp chia cắt nhiều, hàng năm mưa lũ tàn phá hư hỏng nặng,

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt

Khu vực trung tâm huyện có hệ thống nước tự chảy xây dựng từ năm 2001 công suất Q = 200m3/ngàyđêm phục vụ cho khu vực thị trấn Vĩnh Thạnh và các xã lân cận. Hiện nay các hạng mục công trình đầu mối và hệ thống đường ống bị hư hỏng, chất lượng công trình còn 30%, gây ra tình trạng tổn thất nước khá lớn, chất lượng lọc nước chưa tốt, còn đục nước vào mùa mưa, chỉ hợp vệ sinh.

Về nước sinh hoạt cho các xã, thôn vẫn chưa đảm bảo, trong những năm qua, bằng các nguồn vốn mục tiêu đã đầu tư xây dựng giếng đào, hệ thống tự chảy để cấp nước sinh hoạt cho hầu hết các thôn, xã trong huyện. Nhưng nhìn chung nguồn nước chưa đảm bảo, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt chiếm khoảng 70%.

- Công trình thuỷ lợi

Trên địa bàn huyện có các công trình thuỷ lợi lớn quy mô cấp huyện, tỉnh như: Hồ chứa nước Định Bình có công suất thiết kế tưới trên 20,000 ha, công trình thuỷ lợi quy mô cấp xã đã được đầu tư một số nơi. Đến 2017, đã

xây dựng được 4.560 m kênh bê tông kết nối với hệ thống các đập dâng, phục vụ tưới tiêu cho khoảng 694ha lúa nước 2 vụ. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nên các công trình chỉ ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho sản xuất, nhất là hệ thống kênh mương nội đồng.

- Hệ thống điện lưới quốc gia

Toàn huyện có 62,5km đường dây trung thế, 45km đường dây hạ thế, một trạm biến áp 35 KV và 45 trạm biến áp phân phối, tổng dung lượng là 5.620 KVA. 9/9 xã thị trấn đã có điện lưới quốc gia. Trên địa bàn huyện đang có hai đơn vị quản lý vận hành và bán điện trực tiếp đến các hộ dân, gần 70% số hộ được sử dụng điện. Tuy nhiên, hầu hết các trạm biến áp có công suất thấp, hệ thống đường dây còn chắp vá, hệ thống rẽ nhánh phân phối điện toàn khu vực chưa đảm bảo, hay gặp nhiều sự cố mất điện. Sản lượng điện cung cấp thường xuyên bị thiếu hụt. Đến nay, còn 01 thôn chưa có điện lưới Quốc gia. Hệ thống điện chiếu sáng đường nội thị chưa đạt yêu cầu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO VÀ TÁI NGHÈO CỦA ĐỒNG BÀO

BANA HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)