Lý thuyết KAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 54 - 55)

11. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Lý thuyết KAP

KAP là viết tắt của kiến thức, thái độ và hành vi. Nó được sử dụng để khảo sát sự thay đổi hành vi của con người do tác động của sự thay đổi nhận thức và thái độ (Tác động từ các biện pháp can thiệp nhằm thay đổi nhận thức, từ đó dẫn đến thay đổi hành vi quyết tâm thoát nghèo…) :

• Những người được hỏi biết như thế nào về vấn đề đó (K) • Làm thế nào những người được hỏi cảm nhận về vấn đề (A) • Những người được hỏi làm gì về vấn đề đó (P).

Các cuộc khảo sát KAP được phát triển vào những năm 50 và được thiết kế để nghiên cứu về kế hoạch hóa gia đình ở các nước đang phát triển, những cuộc điều tra mẫu đã rất phổ biến trong những năm năm mươi và những năm sáu mươi, hàng trăm nghiên cứu về lý thuyết KAP được thực hiện trong một vài chục quốc gia (Bulmer và Warwick, 1998).

Một cuộc khảo sát về KAP được tiến hành để điều tra hành vi của con người liên quan đến một chủ đề nhất định. Thứ nhất, nó dùng để xác định kiến thức (cái mà người ta biết) (K), cách họ cảm thấy như thế nào? (A) Và họ sẽ làm gì? (P). Nghiên cứu KAP có thể được sử dụng cho mục đích chẩn đoán mà họ mô tả kiến thức hiện tại của người dân, thái độ và hành vi. Thứ hai, họ có thể được thực hiện để tăng cường hiểu biết trong một tình huống hiện tại và giúp thiết kế các biện pháp can thiệp cụ thể thích hợp. Thứ ba, chúng có thể được sử dụng như một công cụ đánh giá để đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp hoặc chương trình nào đó.

Vận dụng lý thuyết KAP trong nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu tại sao tình trạng nghèo kéo dài trong cộng đồng người Bana huyện Vĩnh Thạnh, nhận thức của người dân về đời sống của gia đình mình, tình trạng

cuộc sống hiện nay ra sao và họ có thái độ như thế nào đối với cuộc sống hiện tại của mình cũng như tìm hiểu nhận thức của họ về các chương trình, chính sách, dự án, mô hình sinh kế đang được triển khai tại địa phương, từ đó đề xuất biện pháp can thiệp để thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi quyết tâm thoát nghèo của họ.

Tiếp cận KAP là để khám phá những thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của cộng động về tình trạng đời sống của gia đình họ. Đồng thời, có những thay đổi của cộng đồng sau một khoảng thời gian áp dụng những mô hình giảm nghèo từ những dự án phát triển của các tổ chức đã và đang triển khai ở huyện Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)