Giải pháp đối với người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 107 - 110)

11. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Giải pháp đối với người dân

Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh vẫn nhận thấy rằng mình nghèo, và cái nghèo đối với họ chẳng qua là còn nợ ngân hàng, thiếu tiện nghi sinh hoạt, không có tiền tích lũy...Họ chưa nhìn thấy được nghèo về thu nhập sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về dinh dưỡng làm cho thể chất kém phát triển, trí tuệ kém thông minh, việc tiếp thu kiến thức khó khăn và không đủ sức khỏe để lao động, sản xuất, mặt khác còn làm cho cơ thể dễ phát sinh bệnh tật, dẫn đến phát sinh chi phí chữa bệnh... và cái nghèo như một vòng lẩn quẩn. Do vậy, cần làm cho người dân Bana nhận thức được

hệ quả của sự nghèo đói từ đó mới làm thay đổi hành vi và quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Muốn vậy cần phải tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu vì sao phải giảm nghèo, đồng thời vận động nhân dân tham gia tích cực vào các dự án giảm nghèo, các tổ chức đoàn thể vận động hội viên của tổ chức mình vào các hoạt động, phong trào cụ thể, các mô hình sản xuất, mô hình thoát nghèo và nhân rộng các mô hình hiệu quả.

Một trong những nguyên nhân cơ bản và xuyên suốt dẫn đến tình trạng nghèo, cũng như tình trạng kém hiệu quả của các chương trình dự án giảm nghèo cho đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của người dân còn kém và chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đó là nguyên nhân và cũng là hệ quả của nghèo. Để kết quả công tác giảm nghèo bền vững, cần xây dựng nhân tố con người đủ năng lực đấu tranh chống lại nghèo cũng như thực hiện các giải pháp giảm nghèo, khuyến khích ý chí thoát nghèo “đâm chồi, nảy lộc”, kích thích nội lực phát triển, do vậy cần tuyên tuyền vận động người dân tự học tập và quan tâm đầu tư nâng cao trình độ học vấn cho con em mình để nâng cao trình độ nhận thức, có đủ tri thức về kinh tế, xã hội và khoa học - kỹ thuật mới có thể từng bước làm chủ tự nhiên và có đủ năng lực tự giảm nghèo và triển khai hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo.

Tuyên truyền, vận động đồng bào từng bước thay đổi tư duy, xóa bỏ tâm lý trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước. Nghèo khó cũng có tính chất hai mặt của nó, một mặt nó kìm hãm cá nhân trong một điều kiện khó tiếp cận tới các dịch vụ tốt của xã hội, làm thui chột ý chí của cá nhân, mặt khác nó cũng làm cho cá nhân có ý chí quyết tâm vượt khỏi hoàn cảnh của mình. Vấn đề chủ yếu chính là làm sao để cho người nghèo tự thấy mình nghèo và đâu chính là lối thoát khỏi nghèo. Thực tế nghiên cứu cho thấy, qua 5 năm thụ hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đa số các hộ được khảo sát cho rằng tình trạng nghèo vẫn như cũ không được cải thiện, hoặc có thì cũng khá hơn chút ít, thâm chí có hộ còn cho rằng cuộc

sống tệ hơn so với khi chưa nhận được sự hỗ trợ, điều đó chứng tỏ rằng đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh cũng chưa thực sự cố gắng vươn lên, chưa sử dụng sự hỗ trợ của Nhà nước để làm giàu, mà chỉ xem đó như là một phần sinh kế đương nhiên. Do vậy, cần phải làm cho họ hiểu rằng, bên cạnh nguồn lực do Nhà nước hỗ trợ thì chỉ có họ mới làm cho chính họ thoát khỏi cái nghèo một cách nhanh nhất và bền vững nhất, sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ là hữu hạn, bởi một khi những chính sách hỗ trợ của Nhà nước dừng lại thì người dân ngay lập tức rơi vào nghèo. Tâm lý ỷ lại cũng gây những hệ quả không tốt cho lớp trẻ, hình thành tích cách không thể tự chủ bản thân, tự chủ cuộc sống, mỗi khi gặp khó khăn thì ngay lập tức chờ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào từng bước thay đổi suy nghĩ, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi... chính những phong tục này gây lãng phí rất lớn thời gian, tiền bạc và sức khỏe, sản xuất bị bỏ bê nên năng suất không cao, chất lượng sản phẩm kém. Vận động đồng bào Bana kết hợp giữa phương thức sản xuất truyền thống với phương thức sản xuất mới, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này, ngoài việc phát huy vai trò của các chính sách về tín dụng, đất đai, khoa học kỹ thuật... chúng ta cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động.

Cần đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng. Nòng cốt trong công tác tuyên truyền bao gồm các hội đoàn thể, những người sản xuất giỏi, đặc biệt là phát huy vai trò của đoàn thanh niên, bởi chính độ tuổi thanh thiếu niên mới là nguồn lực tiềm năng trong công tác giảm nghèo, nội dung tuyên truyền giúp người dân hiểu được những lợi ích của việc làm kinh tế, đầu tư giáo dục cho con cái, tham gia tích cực vào các lớp tập huấn do chính quyền địa phương tổ chức... đồng thời cũng giúp họ nhận thức được những

hạn chế khi duy trì những phong tục, tập quán không phù hợp với điều kiện kinh tế và bản sắc văn hóa, loại bỏ những hủ tục như tảo hôn, rượu chè,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)