11. Cấu trúc luận văn
2.5.2. Phong tục, tập quán
Phong tục của người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh là những nét đặc trưng cho văn hóa của họ, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa tâm linh, một trong những phong tục đó là cúng Giàng. Người Bana thường cúng Giàng trong nhiều sự kiện, từ ăn mừng lúa mới, khấn vái để mùa màng tốt tươi cho đến cưới hỏi, ma chay...chi phí cho mỗi lần cúng Giàng cũng có rất nhiều cấp độ và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lời hứa với thần linh hay trả nợ ân nghĩa, ít thì con gà, con dê và con heo, nhiều thì thêm trâu bò. Gia đình có sự kiện phải mời cả làng đến ăn cúng và chia xâu thịt
đem về, có đám ma cúng Giàng, cúng người chết 5-6 con heo và bò. Bất kỳ gia đình nào dù nghèo hay giàu vẫn phải thực hiện đầy đủ nghi thức, không như người Kinh “Rộng làm kép, hẹp làm đơn” do vậy đã nghèo họ càng nghèo thêm. Mặt khác, mỗi khi có việc hiếu, hỷ trong cộng đồng, thì đồng bào Bana là tụ tập uống rượu cần từ 3 ngày trở lên đến khi nào hết rượu, thịt thì thôi, điều này làm cho tốn kém về tiền bạc là rất lớn, lãng phí thời gian và công sức lao động, cây trồng thiếu đi sự chăm sóc, uống rượu nhiều gây hao mòn sức khỏe và chi phí cho chữa bệnh sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, tập quán canh tác chặt, cốt, đốt, trỉa vẫn còn tồn tại trong tư tưởng người Bana, họ luôn muốn phát rừng để lấy đất mới trồng trọt, vì đất mới phì nhiêu không cần bón phân và ít tốn công làm cỏ, khi đất bạc màu thì bỏ và khai hoang đất mới. Chính vì vậy, khi hiện nay Nhà nước cấm khai thác rừng làm nương rẫy thì thói quen canh tác đó làm hạn chế đến năng suất, chất lượng của sản phẩm.