Khung sinh kế bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 55 - 56)

11. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Khung sinh kế bền vững

Sinh kế có thể được hiểu là những việc làm hay phương tiện kiếm sống của con người. Một sinh kế được xem là bền vững khi ở đó con người phải phát huy được tiềm năng sẵn có và được hình thành trong quá trình sản xuất của mình để duy trì và phát triển sinh kế của họ. Sinh kế ấy phải có nền tảng vững chắc và khả năng đương đầu để vượt qua được những rủi ro, các thay đổi bất ngờ. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai.

Tiếp cận lý thuyết về khung sinh kế bền vững được vận dụng trong nghiên cứu này để phân tích đặc điểm và nguồn lực sinh kế của các hộ gia đình đồng bào Bana về cơ cấu nghề nghiệp và cơ cấu thu nhập, một số yếu tố về nguồn lực con người, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn xã hội và nguồn vốn

tài chính. Trên cơ sở phân tích một số yếu tố này nhằm giải thích được sinh kế của những hộ gia đình dân tộc Bana có những ưu điểm và khuyết điểm gì đối với các chương trình chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)