Lý thuyết văn hóa nghèo khổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 56 - 58)

11. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Lý thuyết văn hóa nghèo khổ

Văn hóa nghèo khổ là thứ văn hóa của quần thể nghèo tách ra khỏi văn hóa chính thống của xã hội. Văn hóa nghèo khổ có đặc tính nội sinh và tự phát hình thành nên mô thức vòng tuần hoàn ác tính nghèo khổ tạo ra sự “cha truyền con nối”.

Văn hóa nghèo khổ là một “mô hình sống” (design of living) của người nghèo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mô tả bức tranh đời sống của người nghèo mà theo đó, nhóm người nghèo thường có những đặc trưng sau:

- Luôn sống trong tâm trạng bị gạt ra bên lề và không thuộc về xã hội. - Luôn cảm thấy xa lạ ngay trên chính quê hương mình và thường tin rằng các thiết chế xã hội hiện hữu không thỏa mãn những mong đợi và nhu cầu của họ.

- Luôn cảm thấy không được trợ giúp đủ; tình trạng thất nghiệp cao, lương thấp.

- Luôn nghĩ rằng mình ở vị trí thấp kém trong thang bậc xã hội, cảm thấy chẳng có quyền lực hay tiếng nói gì trong xã hội và chẳng xứng đáng với xã hội.

- Không có cái nhìn dài hạn mà luôn chọn thái độ sống vì cái hiện tại, cái trước mắt.

- Tin tưởng mạnh mẽ vào định mệnh.

- Về đời sống gia đình, nét nổi bật là tỉ lệ ly hôn cao, trẻ em và phụ nữ bị bỏ rơi, do đó gia đình thường trở thành kiểu gia đình “mẫu hệ”.

- Có xu hướng kết hôn rất sớm, làm cha mẹ ở độ tuổi thanh niên (teen parents); hôn nhân chủ yếu là “cặp đôi tự do”, có khi là cùng huyết thống.

- Nhiều thế hệ sống chung nên qui mô gia đình thường lớn.

- Cha mẹ thường lạm dụng quyền lực trong quá trình nuôi dạy con cái, rất ít có sự truyền thông với con cái, con cái thường bị đánh đập.

- Trẻ em gần như không biết đến giai đoạn tuổi thơ (childhood) do phải tham gia lao động rất sớm và thường có kinh nghiệm tình dục rất sớm.

- Thường không quan tâm đến nền giáo dục chính thức, vì vậy con cái họ ít được trang bị những kỹ năng để thành công trong xã hội.

- Có rất ít ý thức về lịch sử, thường chỉ biết đến những vấn đề của mình, hàng xóm của mình, lối sống của mình.

- Không hề có ý thức giai cấp.

- Quan niệm thành công là nhờ cơ may chứ không do nỗ lực bản thân. - Ít có thói quen tiết kiệm.

- Thường không có thói quen tích lũy lương thực, thường có thói quen mua thực phẩm với số lượng ít và mua nhiều lần trong ngày.

- Việc thế chấp tài sản cá nhân rất phổ biến, thường thiết kế hệ thống tín dụng tự phát để vay mượn khi có nhu cầu.

- Nạn nghiện rượu trở nên phổ biến.

- Thường sống ở nơi có mật độ dân số cao, có tư tưởng tập quần.

- Thường dùng đến bạo lực để giải quyết các xung đột, bạo hành đối với nữ giới.

- Tin vào sự thống trị của nam giới.

- Trong cộng đồng thì các gia đình có gốc gác lâu đời thường chiếm ưu thế...

Oscar Lewis cho rằng những đặc trưng trên gần như đúng với mọi cộng đồng nghèo ở các nước đang phát triển, và những đứa trẻ khi lên sáu, bảy tuổi

gần như đã nhập tâm những khuôn mẫu đó nên có thể nói nền văn hóa nghèo đói có tính liên thế hệ là vì vậy (theo Lê Minh Tiến, Báo Tuổi trẻ, 2008).

Nghèo nàn là một thứ bệnh dịch của xã hội đương đại; để điều trị được căn bệnh đó, phải có chính sự can thiệp của người nghèo và một trong những điều căn bản nhất đó chính là thay đổi văn hóa của người nghèo. Trong văn hóa của sự nghèo khổ, những yếu tố của văn hóa cổ truyền như phong tục tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng… là biểu hiện của nền văn hóa đó. Với một trình độ kinh tế eo hẹp thì các cá nhân chọn cách sống phù hợp với điều kiện đó và từ đó theo thời gian cùng với sự được phổ biến bằng những phương tiện xã hội hóa trong nhóm nghèo, trở thành phong tục tập quán, hệ giá trị…của người nghèo. Một nền văn hóa với những hủ tục lạc hậu sẽ cản trở đến sự phát triển kinh tế và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nghèo đói.

Sử dụng lý thuyết văn hóa nghèo khổ trong đề tài, tác giả muốn tìm hiểu liệu rằng có phải do hoàn cảnh kinh tế họ không có điều kiện để tiếp cận với các nguồn lực giúp họ cải thiện điều kiện kinh tế, những kế hoạch nhằm cải thiện đời sống của họ cũng như thay đổi những phong tục tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực… do những tiếp xúc xã hội, những điều kiện cho sự tiếp xúc đó còn hạn chế. Để xem liệu rằng có phải những phong tục tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực… vốn có của đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định; những phong tục, hệ giá trị được truyền qua nhiều thế hệ có phải là một trong những nguyên nhân cản trở đồng bào Bana thoát nghèo hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững nghiên cứu trường hợp đồng bào bana huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)