11. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm, thu nhập cho người dân
người dân Bana huyện Vĩnh Thạnh
Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi, tài nguyên rừng là một nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tận dụng lợi thế về nguồn lực tài nguyên thiên nhiên như đất đai, tài nguyên rừng để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản giá trị cao, có chính sách thu hút đầu tư để xây dựng nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn nhằm thu hút lao động tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Thực tế nghiên cứu cho thấy, mặc dù còn rất khó khăn về thu nhập, việc làm nhưng người dân Bana không muốn đi làm ăn xa, bởi tâm lý mặc cảm, tự ti, không muốn mạo hiểm, sợ thất thoát đến túi tiền vốn rất eo hẹp của mình. Do vậy, tạo việc làm ngay tại địa phương là một trong những giải pháp quan trọng, then chốt trong việc giải quyết khó khăn về việc làm, thu nhập cho người dân.
Với địa bàn sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở phân tích, đánh giá lợi thế về tiềm năng sẵn có của từng vùng, huyện Vĩnh Thạnh nên tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương. Từng bước cơ giới hóa sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Sinh kế của đồng bào Bana luôn gắn liền với rừng, do vậy, cần phát triển các mô hình kinh tế trang trại gắn với giao đất, giao rừng, quản lý bảo vệ rừng cho người dân Bana, bên cạnh đó phải thường xuyên tuyên truyền cho họ ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái tránh trường hợp giao rừng để họ phá rừng làm nương rẫy. Cấp đất cho người dân tại chỗ thiếu đất bằng những nguồn khác
nhau, khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất dẫn đến hoặc tái du canh trở lại, hoặc di cư tự do từ vùng này sang vùng khác, là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống cũng như mối quan hệ dân tộc. Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tăng thêm nông, lâm sản có giá trị, có sức cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.. Mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt trên lòng hồ thủy lợi Định Bình. Chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên trách nông nghiệp tại cơ sở để phục vụ tốt công tác khuyến nông, lâm, ngư trên địa bàn.
Với lợi thế địa bàn rộng lớn, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ phù hợp với phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa, lịch sử, huyện cần có chính sách phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch dựa trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng của địa phương. Trong đó du lịch sinh thái môi trường gắn với di tích lịch sử và bản sắc văn hoá dân tộc là tiềm năng phát triển lâu dài cho nền kinh tế huyện. Tiến hành quy hoạch và xúc tiến đầu tư các điểm du lịch lịch sử, sinh thái ở Vĩnh Sơn, quy hoạch và phát triển làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm của người Bana – làng Hà Ri xã Vĩnh Hiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, dịch vụ một cách lành mạnh theo đúng pháp luật, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Phát triển du lịch sinh thái đi đôi với bảo vệ môi trường, đặc biệt là thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi pháp luật về quản lý bảo vệ rừng đến cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức.