Giai đoạn 14 ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất nấm sò tại thừa thiên huế (Trang 46 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Giai đoạn 14 ngày

Thời gian này tơ nấm đang bước vào giai đoạn ổn định. Ở giai đoạn này, chúng sinh trưởng song song cả bên trong và bên ngoài. Chúng không đòi hỏi các điều kiện khắt khe như ở giai đoạn đầu. Nhưng vẫn phải đảm bảo các điều kiện về môi trường nuôi trồng như nhiệt độ, ánh sáng và không khí cho tơ nấm sinh trưởng.

- Nấm sò trắng 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 Cm

Khả năng tăng trưởng tơ nấm

+ Vụ Đông Xuân: Chiều dài tơ nấm trong giai đoạn này dao động từ 9,6 – 10,7 cm. Các công thức thí nghiệm đều có chiều dài tơ nấm thấp hơn so với công thức đối chứng. Sau công thức đối chứng, công thức V có chiều dài tơ nấm đạt 10,3 cm. Các công thức I, III và IV có chiều dài tơ nấm bằng nhau và ngắn nhất.

Sự tăng trưởng tơ nấm trong giai đoạn này dao động từ 3,8 – 4,7 cm. Công thức VIcó sự tăng trưởng tơ nấm cao nhất và công thức II có sự tăng trưởng thấp nhất. Công thức III và công thức V tăng trưởng 4,6 cm, công thức IV tăng trưởng 4,1 cm và công thức I tăng trưởng 3,9 cm trong giai đoạn này.

+ Vụ Xuân Hè: Các công thức có chiều dài tơ nấm nằm trong khoảng 10,4 – 12,1 cm. Các công thức thí nghiệm đều có chiều dài tơ nấm trong giai đoạn này cao hơn so với công thức đối chứng và công thức II và III cùng có chiều dài tơ nấm cao nhất.

Sự tăng trưởng tơ nấm trong giai đoạn này có độ tăng trưởng dao động từ 3,7 – 5,6 cm. Công thức VI vẫn tăng trưởng tơ nấm chậm nhất và tăng trưởng tơ nấm mạnh nhất là công thức III với 5,6 cm, tiếp đến là công thức II đạt 5,5 cm. Công thức IV tăng trưởng 5,2 cm, công thức I tăng trưởng 5,0 cm trong giai đoạn này.

- Nấm sò tím

+ Vụ Đông Xuân: Các công thức thí nghiệm có chiều dài tơ nấm dao động từ 9,6 – 11,4 cm. Công thức V có chiều dài tơ nấm cao nhất và công thức VI có chiều dài tơ nấm thấp nhất. Công thức III có chiều dài tơ nấm cao thứ 2 và đạt 11,3 cm. Các công thức còn lại có chiều dài tơ nấm dao động từ 10,1 – 10,9 cm.

Trong giai đoạn này thì tăng trưởng tơ nấm giữa các công thức đạt 3,19 – 4,7 cm. Các công thức thí nghiệm đều tăng trưởng cao hơn so với VI. Tiêu biểu là công thức IV đạt cao nhất, kế tiếp công thức III đạt 4,5 cm và công thức V đạt 4,5 cm. Công thức I và II tăng trưởng lần lượt là 4,3 cm và 4,4 cm.

+ Vụ Xuân Hè: Chiều dài tơ nấm dao động từ 9,0 – 11,7 cm. Các công thức thí thiệm đều có chiều dài tơ nấm cao hơn so với công thức đối chứng. Chiều dài của các công thức thí nghiệm dao động từ 11,1 – 11,7 cm.

Tăng trưởng giai đoạn này thì tăng trưởng tơ nấm dao động từ 3,0 – 5,9 cm. Tăng trưởng tơ nấm cao nhất thuộc về công thức IV, kế tiếp là công thức III đạt 5,7 cm và công thức II đạt 5,6 cm. Trong thí nghiệm thì các công thức thí nghiệm đều tăng trưởng cao hơn so với VI.

Qua hình 3.3 cho thấy:

- Chiều dài tơ nấm trên các công thức giữa hai vụ có sự chênh lệch nhau ở mỗi chủng giống. Nấm sò trắng trên công thức VI có chiều dài tơ nấm trong vụ Đông Xuân cao hơn vụ Xuân Hè. Các công thức còn lại có chiều dài tơ nấm trong vụ Xuân Hè cao hơn vụ Đông Xuân.

- Hai chủng giống thí nghiệm có chiều dài tơ nấm khác nhau ở hai vụ nuôi trồng. Trong vụ Đông Xuân, chiều dài tơ nấm ở giai đoạn này trên các công thức I, II và IV cùa nấm sò tím cao hơn nấm sò trắng. Còn ở các công thức còn lại thì ngược lại. Trong vụ Xuân Hè, chỉ có công thức VIĐC có chiều dài tơ nấm của nấm sò trắng cao hơn nấm sò tím. Các công thức còn lại có chiều dài tơ nấm của nấm sò tím cao hơn nấm sò trắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất nấm sò tại thừa thiên huế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)