3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.3. Hiệu suất sinh học
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng cho nấm của một đơn vị nguyên liệu nhất định. Nó được tính dựa trên lượng nấm tươi và khối lượng nguyên liệu khô trong một bịch nguyên liệu. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 CT I CT II CT III CT IV CT V CT VI Kg
Năng suất thực thu
Nấm sò trắng - Vụ Đông Xuân Nấm sò trắng - Vụ Xuân Hè
- Nấm sò trắng
+ Vụ Đông Xuân: Hiệu suất sử dụng nguyên liệu của nấm dao động từ 15,55 – 71,19%, hiệu suất tăng dần theo các công thức từ I – VI. Theo đó công thức I có hiệu suất sinh học nhỏ nhất và công thức VIĐC có hiệu suất sinh học cao nhất. Công thức V có hiệu suất chênh lệch so với VI ít nhất, đạt 69,67%, tiếp đến công thức IV đạt 64,84%. Các công thức II và III có hiệu suất sinh học lần lượt đạt 24,74% và 36,93%.
+ Vụ Xuân Hè: Hiệu suất sinh học giữa các công thức dao động từ 14,99 – 64,51%. Hai công thức IV và V có hiệu suất sinh học cao hơn VI(49,90), công thức V đạt hiệu suất sinh học cao nhất và công thức IV đạt 55,49%. Công thức I có hiệu suất sinh học thấp nhất, tiếp đến công thức II đạt 32,00% và công thức III đạt 41,50%.
- Nấm sò tím
+ Vụ Đông Xuân: Các công thức có hiệu suất sinh học tăng dần theo các cong thức và dao động từ 16,08 – 74,05%. Công thức VI có hiệu suất sử dụng nguyên liệu cao nhất, tiếp đến công thức V đạt 64,98% và công thức IV đạt 58,08%. Hiệu suất sử dụng nguyên liệu trên công thức I đạt thấp nhất. Công thức II và III có hiệu suất sinh học lần lượt là 29,90% và 52,01%.
+ Vụ Xuân Hè: Hiệu suất sinh học trên công thức III, IV, V cao hơn so với VI (50,85%). Công thức V đạt hiệu suất sinh học cao nhất với 63,71%, tiếp đến công thức IV đạt 54,38% và công thức III đạt 51,05%. Công thức I có hiệu suất sử dụng nguyên liệu thấp nhất với 14,02% và công thức II đạt 41,50%.
Qua hình 3.10 cho thấy:
- Giữa các vụ có hiệu suất sinh học khác nhau ở các công thức. Nấm sò trắng trên các công thức II và III có hiệu suất sinh học trong vụ Xuân Hè cao hơn vụ Đông Xuân. Các công thức còn lại có hiệu suất sinh học trong vụ Đông Xuân cao hơn vụ Xuân Hè. Nấm sò tím trên các công thức đều có hiệu suất sinh học trong vụ Đông Xuân cao hơn vụ Xuân Hè, ngoại trừ công thức II. Công thức VIcó độ chênh lệch hiệu suất sinh học cao nhất giữa các vụ ở cả hai chủng giống.
- Hiệu suất sử dụng nguyên liệu giữa các giống cũng khác nhau. Trong vụ Đông Xuân, hiệu suất sinh học trên các công thức I, II, III của nấm sò trắng thấp hơn nấm sò tím. Ngược lại, các công thức IV, V, VIcó hiệu suất sinh học của nấm sò trắng cao hơn nấm sò tím. Trong vụ Xuân Hè, các công thức I, IV và V của nấm sò trắng có hiệu suất sinh học cao hơn nấm sò tím. Còn trên các công thức II, III và VI có hiệu suất sinh học của nấm sò tím cao hơn nấm sò trắng.
Hình 3.10. Hiệu suất sinh học của nấm sò trên các giá thể
0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 CT I CT II CT III CT IV CT V CT VI %
Hiệu suất sinh học
Nấm sò trắng - Vụ Đông Xuân Nấm sò trắng - Vụ Xuân Hè Nấm sò tím - Vụ Đông Xuân Nấm sò tím - Vụ Xuân Hè
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất nấm sò trên các loại giá thể
Giống nấm Công
Thức
Tổng chi (1.000đ)
Vụ Đông Xuân Vụ Xuân Hè
Tổng thu (1.000đ) Lợi nhuận (1.000đ) Tổng thu (1.000đ) Lợi nhuận (1.000đ) Nấm sò trắng I 5.930,0 3.887,5 -2.042,5 4.497,5 -1.432,5 II 6.255,0 6.334,4 79,4 9.830,2 3.575,2 III 6.580,0 9.668,2 3.088,2 13.040,0 6.460,0 IV 7.230,0 17.756,5 10.526,5 18.235,0 11.005,0 V 7.080,0 18.241,8 11.161,8 20.270,0 13.190,0 VI 7.580,0 18.639,6 11.059,6 15.679,0 8.099,0 Nấm sò tím I 5.930,0 5.630,0 -300,0 5.610,0 -320,0 II 6.255,0 10.716,5 4.461,5 16.999,2 10.744,2 III 6.580,0 19.065,3 12.485,3 21.386,5 14.806,5 IV 7.230,0 22.267,2 15.037,2 23.827,7 16.597,7 V 7.080,0 23.818.7 16.738,7 26.689,5 19.609,5 VI 7.580,0 26.043,5 18.463,5 21.300,8 13.720,8