Côn trùng hại nấm sò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất nấm sò tại thừa thiên huế (Trang 62 - 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2. Côn trùng hại nấm sò

Đối với ấu trùng ruồi nhỏ, chúng thường chui vào các khe giữa của phiến nấm, cắn phá làm hư hại nấm. Tốc độ sinh sản của chúng lại rất nhanh, nên thiệt hại gây ra không phải nhỏ. Nhà trồng vì vậy nên có lưới chắn để không cho chúng lọt vào. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn là vệ sinh nhà trại, không để ổ dịch phát sinh. Qua nghiên cứu nhận thấy khả năng nhiễm hại bởi côn trùng của các công thức như sau:

- Nấm sò trắng

+ Vụ Đông Xuân: Mức độ nhiễm hại ấu trùng ruồi nhỏ của nấm sò dao động với tỷ lệ từ 6,7 – 81,1%. Công thức I có mức độ nhiễm ấu trùng ruồi nhỏ cao nhất, tiếp đến công thức II nhiễm hại với tỷ lệ 45,6%. Các công thức IV, V và VI bị nhiễm hại bằng nhau và thấp nhất với 6,7%. Công thức III bị nhiễm ấu trùng ruồi nhỏ với tỷ lệ 10%.

+ Vụ Xuân Hè: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng ruồi nhỏ của các công thức dao động trong khoảng 15,6 – 54,4%. Trong đó chỉ có hai công thức IV và V có mức độ nhiễm hại thấp hơn so với đối chứng. Công thức IV và công thức V có mức độ nhiễm hại lần lượt là 15,6% và 31,1%. Công thức I có tỷ lệ nhiễm ấu trùng ruồi nhỏ cao nhất, tiếp đến là công thức II với 42,2%. Công thức III bị nhiễm hại với 34,4% và công thức VI với 32,2%.

- Nấm sò tím

+ Vụ Đông Xuân: Các công thức trong thí nghiệm bị nhiễm hại ấu trùng ruồi nhỏ dao động với tỷ lệ 3,3 – 55,6%. Công thức IV có tỷ lệ nhiễm hại thấp nhất. Công thức I có tỷ lệ nhiễm hại cao nhất, tiếp đến công thức II bị nhiễm với 35,6%. Công thức V có mức độ nhiễm hại bằng với công thức đối chứng và bằng 6,7%. Công thức III bị nhiễm hại với 11,1%.

+ Vụ Xuân Hè: Tỷ lệ nhiễm hại giữa các công thức dao động với khoảng tỷ lệ 15,6 – 52,2%. Trong đó công thức I có tỷ lệ nhiễm cao nhất, tiếp đến công thức II với 38,9% và công thức IV bị nhiễm hại thấp nhất. Công thức V và VI có mức độ nhiễm ấu trùng ruồi nhỏ bằng nhau và bằng 32,2%. Công thức III bị nhiễm hại với 33,3%.

- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng ruồi nhỏ giữa các vụ của các chủng giống có sự chênh lệch nhau. Nhìn chung tỷ lệ nhiễm ấu trùng ruồi nhỏ của các chủng giống trong vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Xuân Hè. Ngoại trừ công thức I có mức độ nhiễm ấu trùng ruồi nhỏ trong vụ Xuân Hè thấp hơn vụ Đông Xuân ở cả hai chủng giống.

- Mức độ nhiễm hại bởi ấu trùng ruồi nhỏ giữa các chủng giống trên các công thức có sự khác biệt. Nhìn chung ở cả hai vụ nuôi trồng thì nấm sò trắng có mức độ nhiễm hại cao hơn so với nấm sò tím.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất nấm sò tại thừa thiên huế (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)