3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.1. Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết được tính dựa trên năng suất của một bịch phôi được sản xuất trong điều kiện không có hao hụt bởi các tác nhân bất lợi (sâu hại, nấm dại), từ đó tính cho một tấn nguyên liệu chính. Chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào số phôi bịch thay đổi do lượng phụ gia bổ sung ở mỗi công thức. Như vậy năng suất lý thuyết là tích giữa năng suất nấm/bịch và số bịch cho một tấn nguyên liệu chính của từng công thức. Năng suất lý thuyết trên các công thức như sau:
- Nấm sò trắng
+ Vụ Đông Xuân: Năng suất lý thuyết giữa các công thức dao động từ 155,50 – 745,59 kg. Tất cả các công thức đều có năng suất lý thuyết thấp hơn so với VI. Công thức V có sự chênh lệch năng suất so với VI ít nhất, đạt 729,67 kg, tiếp đến công thức IV đạt 710,26 kg. Công thức I có năng suất lý thuyết thấp nhất. còn công thức I và II có năng suất lần lượt là 253,38 kg và 386,73 kg.
+ Vụ Xuân Hè: Các công thức I, II, III, IV có năng suất lý thuyết tăng dần theo tỷ lệ phụ gia bổ sung. Công thức I vẫn là công thức có năng suất lý thuyết thấp nhất, đạt 149,92 kg, tiếp đến công thức II đạt 327,67 kg và công thức III đạt 434,66 kg. Công thức IV có năng suất lý thuyết cao hơn so với công thức VIĐC (522,67 kg) và đạt 607,83 kg. Công thức V có năng suất lý thuyết cao nhất và đạt 675,66 kg.
- Nấm sò tím
+ Vụ Đông Xuân: Năng suất lý thuyết giữa các công thức dao động từ 160,86 – 744,10 kg và tăng dần theo chiều tăng của các công thức. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết thấp hơn so với công thức VI. Công thức I có năng suất thấp nhất. Công thức V có sự chênh lệch năng suất so với VIthấp nhất, đạt 680,53 kg. Tiếp đến công thức IV đạt 636,21 kg và công thức III đạt 544,72 kg. Còn công thức II đạt 306,19 kg.
+ Vụ Xuân Hè: Năng suất tăng dần theo các công thức I, II, III, IV, V, trong đó có công thức III, IV và V có năng suất lý thuyết cao hơn so với VI (532,52 kg). Công thức V có năng suất cao nhất, đạt 667,24 kg, tiếp đến công thức IV đạt 595,69 kg và công thức III đạt 534,66 kg. Công thức I vẫn là công thức có năng suất lý thuyết thấp nhất với 140,25 kg. Năng suất lý thuyết của công thức II đạt 424,98 kg.
Hình 3.8. Năng suất lý thuyết của nấm sò trên các giá thể
Qua hình 3.8 cho thấy:
- Năng suất lý thuyết giữa các vụ nuôi trồng trên cùng công thức có sự khác biệt. Nhìn chung, nấm sò trắng trong vụ Đông Xuân có năng suất lý thuyết cao hơn vụ Xuân Hè. Ngoại trừ các công thức II và III, hai công thức này có năng suất lý thuyết trong vụ Xuân Hè cao hơn trong vụ Đông Xuân. Trong các công thức nuôi trồng, nấm sò trắng trên công thức VIĐC có sự chênh lệch năng suất giữa các vụ cao nhất và công thức I lại có sự chênh lệch năng suất giữa các vụ thấp nhất. Nấm sò tím trên công thức II có năng suất lý thuyết trong vụ Xuân Hè cao hơn vụ Đông Xuân. Còn trên các công thức khác có năng suất lý thuyết của nấm sò tím trong vụ Đông Xuân cao hơn vụ Xuân Hè. Các công thức III, V và I có chênh lệch giữa các vụ thấp, còn công thức VI có chênh lệch giữa các vụ cao nhất.
- Năng suất lý thuyết giữa các giống trên cùng công thức cũng có sự chênh lệch. Trong vụ Đông Xuân, các công thức I, II, III có năng suất lý thuyết của chủng giống nấm sò tím cao hơn nấm sò trắng cùng công thức. Còn trên các công thức IV, V, VI có năng suất nấm sò trắng cao hơn nấm sò tím trên cùng công thức. Công thức VIĐC có năng suất lý thuyết giữa các giống chênh lệch rất thấp, khoảng 1,49kg. Trong vụ Xuân Hè, các công thức II, III, VI có năng suất lý thuyết của chủng giống nấm sò trắng thấp hơn nấm sò tím trên cùng công thức. Còn các công thức I, IV, V có năng suất chủng giống nấm sò tím thấp hơn nấm sò trắng. 0,00 100,00 200,00 300,00 400,00 500,00 600,00 700,00 800,00 CT I CT II CT III CT IV CT V CT VI Kg
Năng suất lý thuyết
Nấm sò trắng - Vụ Đông Xuân Nấm sò trắng - Vụ Xuân Hè Nấm sò tím - Vụ Đông Xuân Nấm sò tím - Vụ Xuân Hè