Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 43)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo, tài liệu của UBND huyện Hải Lăng, Phòng Kinh tế và Hạ

tầng huyện Hải Lăng, UBND xã Hải Quế; Ban Điều hành làng nghề rượu Kim Long, các trang thông tin điện tử của tỉnh, huyện có nguồn gốc rõ ràng. Thông qua đó, thu

thập thông tin về tình hình dân số, lao động, đất đai, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu giá trị sản

xuất của địa bàn nghiên cứu; quy mô, số lượng, tình hình phát triển các làng nghề trên

địa bàn huyện; bản đồ hành chính; thực trạng sản xuất và tiêu thụ làng nghề sản xuất rượu Kim Long.

Bên cạnh đó, thu thập thông qua các nguồn tài liệu, luận văn Thạc sĩ, Đại học

của các Trường đại học Kinh tế, Nông lâm và các nghiên cứu đã được thực hiện; các

sách báo, tạp chí chuyên ngành, các văn bản về chủ trương chính sách của Đảng và

Nhà nước có liên quan đến sản phẩm rượu, nghề, làng nghề, tổ chức sản xuất và tiêu thụ làng nghề, hiệu quả sản xuất; các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài

nước có liên quan đến đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ làng nghề nói chung và làng nghề rượu nói riêng.

- Thu thập thông tin sơ cấp

Các thông tin và số liệu sơ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua

một số phương pháp chủ yếu bao gồm thảo luận nhóm, điều tra phỏng vấn trực tiếp.

- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp:

+ Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn 60 hộ nhằm thu thập các số liệu về tình hình cơ

bản của hộ; tình hình sản xuất rượu của hộ; tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu Kim

Long của hộ, kênh tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ, liên kết của hộ với các đối tác trong

tiêu thụ; hiệu quả sản xuất rượu của hộ, thay đổi doanh thu, tỷ trọng thu nhập từ sản

xuất rượu, thay đổi việc làm, mối quan hệ xã hội; các hoạt động tổ chức sản xuất của

làng nghề mà hộ tham gia, hệ thống tổ chức của làng nghề, tính bền vững, lợi ích các

liên kết hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ rượu của hộ, lợi ích của thương hiệu rượu Kim Long đối với sản xuất rượu của gia đình; những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị, đề

+ Phỏng vấn người am hiểu: Phỏng vấn 10 người, bao gồm: BĐH làng nghề rượu Kim Long, HTX Kim Long, chi bộ thôn Kim Long, UBND xã Hải Quế, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện. Phỏng vấn người am hiểu nhằm thu thập thông tin về sự

hình thành, phát triển của làng nghề rượu Kim Long, năm hình thành, nguồn gốc hình thành, thời điểm đăng ký nhãn hiệu, sản lượng tiêu thụ hàng năm của làng nghề; tổ

chức sản xuất rượu Kim Long, hệ thống tổ chức quản lý làng nghề, hoạt động tổ chức

sản xuất và quản lý làng nghề; tình hình tiêu thụ rượu Kim Long, xây dựng và quảng bá sản phẩm; hiệu quả trong tổ chức sản xuất, tác động xã hội của sản xuất rượu Kim

Long; những kiến nghị, đề xuất.

+ Phỏng vấn đại lý: Phỏng vấn 15 người đại diện cho 15 đại lý tiêu thụ rượu Kim Long trên địa bàn huyện, bao gồm: 5 đại lý tại vùng gò đồi, 5 đại lý tại vùng đồng

bằng và 5 đại lý tại vùng bãi ngang ven biển trên địa bàn huyện Hải Lăng. Phỏng vấn đại lý nhằm thu thập thông tin về tình hình tiêu thụ rượu Kim Long; kênh thu mua, quy mô thu mua, kênh tiêu thụ của đại lý; mặt hàng thu mua; chất lượng rượu Kim Long;

những khó khăn trong liên kết thu mua rượu với hộ sản xuất.

- Thảo luận nhóm:

Tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm, 01 thảo luận nhóm với8 người (bao gồm: Đại diện Ban điều hành làng nghề rượu Kim Long, thôn Kim Long, Ban Giám đốc

HTX Kim Long, lãnh đạo UBND xã Hải Quế) và 01 thảo luận nhóm với 8 người (bao gồm: Đại diện hộ gia đình sản xuất rượu Kim Long, Ban điều hành làng nghề rượu

Kim Long, cấp ủy chi bộ Kim Long, đại diện lãnh đạo UBND xã Hải Quế). Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về cơ cấu tổ chức của làng nghề,

hoạt động tổ chức sản xuất của làng nghề, các hoạt động liên kết, hợp tác trong sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, vai trò của các bên trong tổ chức sản xuất rượu Kim Long, những khó khăn, tồn tại trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ làng nghề rượu Kim Long, nhu cầu hỗ trợ của người dân để phát triển nghề sản xuất rượu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)