Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 76)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.4. Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm

Nghề nấu rượu của làng Kim Long được hình thành cách đây hơn 200 năm, nức

tiếng vào thời Pháp thuộc và phát triển cho đến ngày nay. Nhưng phải đến năm 2014,

làng Kim Long mới được cấp chứng nhận làng nghề truyền thống. Hiện nay, rượu Kim Long được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh và các tỉnh phía Nam, chủ yếu theo hình thức nhỏ lẻ, chưa có thị trường ổn định.

Vào năm 2014, làng Kim Long được công nhận làng nghề nấu rượu thủ công

truyền thống, tuy nhiên rượu Kim Long vẫn chưa được đăng ký thương hiệu và nhãn mác. Theo ông Nguyễn Dõng, Trưởng ban Điều hành làng nghề, Trưởng thôn Kim

Long cho biết:“Trước đây, vào năm 2005 Cục Sở hữu trí tuệđã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền rượu Kim Long cho Công ty TNHH SIKAR vì Công ty này từng thu mua và kinh doanh rượu của làng”. Thông qua kết quả phỏng vấn Ban

điều hành làng nghề có thể thấy được hoạt động xây dựng thương hiệu của làng nghề đang gặp một số khó khăn do trước đây công ty TNHH SIKAR đã sử dụng thương

hiệu rượu Kim Long để chế biến, kinh doanh rượu và lấy tên là rượu SIKAR Kim Long. Từ khi có thương hiệu, Công ty đã ký hợp đồng chính thức với các hộ sản xuất

làng nghề để thu mua. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay do hoạt động sản xuất kinh

doanh gặp nhiều khó khăn nên Công ty đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần rượu, nước giải khát XIKA và kinh doanh thêm nhiều mặt hàng khác, vì vậy sản lượng thu

mua để chế biến hiện nay rất ít, chỉ khoảng 70.000 lít/năm trong khi sản lượng rượu

làng nghề đạt 422.000 lít/năm. Chính vì vậy các hộ sản xuất làng nghề rất mong muốn

lấy lại thương hiệu rượu làng nghề riêng cho mình để xâm nhập thị trường tiêu thụ ổn định.

Trước nhu cầu và mong muốn của người dân, Ban điều hành làng nghề cho biết, đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các cuộc họp để lấy ý kiến của người

Hiện nay Ban điều hành đã hoàn thiện xong hồ sơ, thủ tục để trình cấp có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu tập thểrượu Kim Long.

Qua kết quả thảo luận nhóm cho thấy, những năm gần đây Ban điều hành làng nghề đã tích cực trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tổ chức các hoạt động xây

dựng thương hiệu sản phẩm. Đã phối hợp các cơ quan, ban ngành của tỉnh, huyện tổ

chức các lớp tập huấn về quy trình làm men rượu đảm bảo an toàn thực phẩm. Đề xuất

hỗ trợ máy lọc andehit giảm nồng độ của rượu và máy in phun điện tử trên chai thủy tinh đựng rượu. Kiến nghị tỉnh tổ chức kiểm tra toàn diện làng nghề Kim Long để cấp

giấy chứng nhận chất lượng rượu. Bên cạnh đó, đã thiết kế, đặt làm nhãn mác nhưng chưa có mã vạch cho các sản phẩm rượu của làng nghề. Theo thông tin dự kiến trong

2019, các ngành chức năng sẽ xem xét cấp lại thương hiệu rượu Kim Long cho làng Kim Long.

Hiện nay, do sản phẩm rượu của làng nghề chưa lấy lại được thương hiệu nên việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định rất khó khăn. Tuy nhiên, sau khi làng nghề được UBND tỉnh công nhận, sản lượng sản xuất, tiêu thụ đã có sự gia tăng. Kết quả

thảo luận nhóm với sự tham gia của Ban điều hành làng nghề cho thấy hiện nay việc

quảng bá sản phẩm thông qua 3 hình thức chủ yếu: Thứ nhất là trưng bày các sản

phẩm rượu làng nghề tại các hội chợ thương mại được tổ chức tại thị trấn huyện Hải Lăng và TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị mỗi năm từ 1-2 lần. Thứ hai là thông qua trang

điện tử như: donghuongquangtri.com, trang mạng xã hội facebook.com, chinhgoc.vn... để giới thiệu, quảng bán đến khách hàng. Thứ ba thông qua nhãn mác được gán trên các sản phẩm rượu trước khi xuất bán cho khách hàng.

UBND xã Hải Quế cho biết, định hướng trong thời gian tới, sau khi được công

nhận thương hiệu rượu Kim Long, làng nghề sẽ thành lập Tổ hợp tác sản xuất kinh doanh rượu Kim Long để đi tắt, đón đầu khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, mặc khác nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức sản xuất rượu làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 75 - 76)