3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.5.1. Hiệu quả của bộ máy quản lý sản xuất
Hệ thống tổ chức làng nghề có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làng nghề rượu Kim Long. Việc đánh giá hệ thống tổ chức
làng nghề dựa trên 5 nhóm tiêu chí chủ yếu: Cơ cấu tổ chức, phân công công việc, năng lực cán bộ, trách nhiệm công việc và phối hợp thực hiện.
Bảng 3.12. Đánh giá về hệ thống tổ chức của làng nghề rượu Kim Long ĐVT: Tỷ lệ hộ (%) Tiêu chí Mức đánh giá Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Cơ cấu tổ chức 13,33 38,34 40,00 8,33 0,00
Phân công công việc 35,00 51,67 13,33 0,00 0,00
Năng lực cán bộ 8,33 45,00 33,34 13,33 0,00
Trách nhiệm công việc 26,66 36,67 36,67 0,00 0,00
Trình độ cán bộ 0,00 25,00 45,00 23,33 6,67
Phối hợp thực hiện 30,00 31,67 30,00 8,33 0,00
(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2018) Cơ cấu tổ chức: Có 91,67% các hộ được hỏi ý kiến đánh giá cơ cấu tổ chức của
làng nghề chỉ đạt ở mức 1 đến 3 tức là từ “kém” đến “trung bình”. Các hộ được phỏng
vấn cho rằng, việc tất cả các thành viên của Ban điều hành làng nghề từ trưởng ban đến thành viên đều là người kiêm nhiệm sẽ làm cho việc tập trung quản lý,điều hành, triển khai thực hiện công việc làng nghề chưa đạt hiệu quả cao do phải thực hiện
nhiệm vụ chính trị được đảng, chính quyền và nhân dân địa phương giao phó. Ngoài
ra, họ cho rằng để trưởng thôn giữ chức trưởng ban điều hành làng nghề chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị ở thôn (HTX, mặt trận, đoàn thể thôn) sẽ không toàn diện hơn so
với Bí thư chi bộ thôn. Tuy nhiên 8,33% số hộ có ý kiến đánh giá ở mức “khá” thì cho rằng việc để các trưởng thôn, mặt trận, đoàn thể thôn kiêm nhiệm vào bộ máy ban điều hành sẽ tiết kiệm được chi phí trả lương cho đội ngũ này trong tình hình HTX đang
gặp khó khăn.
Phân công công việc: Công việc của trưởng ban, phó trưởng ban và thành viên
ban điều hành làng nghề được phân công thông qua quy chế hoạt động của Ban điều
hành đã được ban hành. Qua ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất có thể thấy việc phân
công công việc cho các thành viên được người dân đánh giá rất thấp, không có hộ nào cho rằng việc phân công công việc trong ban điều hành đạt mức khá, tốt. 100% hộ đều đánh giá ở mức kém đến trung bình, điều đó nói lên rằng việc phân công công việc chỉ
mang tính lý thuyết cao và chưa đi sâu vào thực tiễn, có sự phân công trong công việc tuy nhiên chưa có sự họp bàn, đánh giá chính xác kết quả thực hiện công việc của các
thành viên.
Năng lực cán bộ: Có 53,33% số hộ sản xuất được hỏi ý kiến đều cho rằng năng
lực cán bộ Ban điều hành chỉ ở mức “yếu”, “kém” không có tính sáng tạo trong điều
hành, quản lý mang lại sự đổi mới có lợi cho sản xuất rượu làng nghề, chưa tích cực,
chủ động trong việc kết nối hộ sản xuất với doanh nghiệp, người tiêu dùng để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm bền vững. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ trong ban điều hành có độ tuổi trung bình là 55 tuổi nên tính sáng tạo, đổi mới trong công việc bị
hạn chế, thiếu tính năng động trong quản lý, vận động các hộ sản xuất, liên kết và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chỉ có số ít 13,33% cho rằng năng lực cán bộ ở
mức “khá” do có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân
tập huấn kỹ thuật sản xuất rượu an toàn, quảng bá thương hiệu rượu Kim Long thông
qua hội chợ thương mại thường niên tổ chức tại tỉnh, huyện.
Trách nhiệm công việc: Mức đánh giá đối với tinh thần trách nhiệm công việc
của ban điều hành làng nghề ở mức từ “kém” đến “trung bình” chiếm tỷ lệ 100%,
không có hộ nào đánh giá “khá”, “tốt”. Bên cạnh đó, kết quả thảo luận cho thấy, thành
viên ban điều hành không được trả lương mà chỉ nhận lương, phụ cấp theo chức vụ
chính quyền, đoàn thể giao, chính vì lương không được đảm bảo nên trách nhiệm đi
kèm hiệu quả đối với công việc không cao. Do thị trường tiêu thụ chưa ổn định, quy mô chưa được mở rộng nên thu nhập thấp do đó các hộ sản xuất không đủ tiền để trả lương cho ban điều hành.
Trình độ cán bộ: Đây là chỉ tiêu được các hộ sản xuất rượu đánh giá cao nhất
trong số các chỉ tiêu được hỏi ý kiến. Có 30% ý kiến đánh giá trình độ cán bộ làng nghề ở mức “khá”, “tốt”. Trình độ cao nhất đối là Giám đốc HTX có trình độ đại học, Phó Giám đốc có trình độ trung cấp nông nghiệp, các thành viên còn lại học hết lớp 12
và hết lớp 9 nhưng đã bổ túc xong lớp 12. Số còn lại cho rằng mặc dù được đào tạo có
trình độ nhưng tuổi đã cao, khó tiếp thu những kiến thức mới để giúp sản phẩm rượu
cạnh tranh được với các sản phẩm rượu khác trên thị trường.
Phối hợp thực hiện: Việc phối hợp diễn ra thiếu thường xuyên giữa các thành viên, có 91,67% số hộ đánh giá từ “kém” đến “trung bình”. Phối hợp chủ yếu là nghe báo cáo tình hình thông qua việc tổ chức lồng ghép họp giao ban hàng quý cùng với các
nội dung khác (họp chi bộ, họp thôn) hoặc cung cấp các thông tin liên quan về sản xuất rượu làng nghề khi có yêu cầu của cấp trên, còn lại phối hợp ngắt quản, thiếu chặt chẽ.
Như vậy, hệ thống tổ chức của làng nghề rượu Kim Long hiện nay chưa thật sự
mang lại hiệu quả từcơ cấu tổ chức, phân công công việc, trách nhiệm công việc đến
khâu phối hợp thực hiện mặc dù trình độ của cán bộ quản lý đã được cải thiện qua các năm. Việc tổ chức làng nghề không mang lại hiệu quả làm ảnh hưởng không tốtđến
chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành việc sản xuất và tiêu thụ sản