Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hải Quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 50 - 54)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hải Quế

3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Hải Quế là một xã đồng bằng của huyện Hải Lăng, cách trung tâm của huyện lỵ

11 km về phía Đông Nam. Diện tích tự nhiên của xã Hải Quế 1.502,10 ha, mật độ dân

số 239 người/km2. Trên địa bàn xã gồm có 3 thôn gắn với 3 Hợp tác xã Nông nghiệp Kim Long, Đơn Quế và Hội Yên.

- Phía Đông giáp xã Hải An, Hải Khê; - Phía Tây giáp xã Hải Thiện, Hải Thành; - Phía Nam giáp xã Hải Dương;

- Phía Bắc xã giáp Hải Ba.

Địa bàn xã Hải Quế có đường tránh lũ cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế và

đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị nối từ Quốc lộ 1A đến cảng nước sâu Mỹ Thủy đi ngang qua. Có đường Quốc lộ 49C chạy theo hướng Bắc - Nam, đường tỉnh 582 chạy theo hướng Đông - Tây. Địa bàn xã giáp với

06 xã của cụm Duyên Hải gồm: Hải Ba, Hải An, Hải Khê, Hải Dương, Hải Thành, Hải

Thiện và giáp với khu Kinh tế Đông Nam sắp sửa khởi công trong năm 2019 nên rất

thuận lợi cho việc phát triển các nghề, làng nghề, ngành nghề dịch vụ, giao thương

buôn bán góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cụm xã.

* Tình hình sử dụng đất đai:

Hải Quế có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.502,10 ha, trong đó đất sản xuất

nông nghiệp có diện tích lớn nhất 1.274,22 ha, chiếm 84,83% tổng diện tích đất với

35,76% diện tích đất trồng lúa, điều đó cho thấy Hải Quế là một xã thuần nông, sản

xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa nước. Ngoài ra, đất phi nông nghiệp có diện tích

214,42 ha, chiếm 14,27%; đất chưa sử dụng có diện tích 13,48 ha, chiếm 0,9%. Chi tiết hiện trạng sử dụng đất ở xã Hải Quế thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất xã Hải Quế STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) A Tổng diện tích đất tự nhiên 1.502,10 100 I Đất sản xuất nông nghiệp 1.274,22 84,83 1 Đất trồng lúa 455,65 35,76 2 Đất trồng cây hàng năm 169,18 13,27

3 Đất trồng cây lâu năm 4,11 0,32

4 Đất khác (rừng phòng hộ, sản xuất, NTTS) 645,29 50,64

II Đất phi nông nghiệp 214,42 14,27

III Đất chưa sử dụng 13,48 0,9

(Nguồn: UBND xã Hải Quế năm 2017)

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Dân số và lao động: Dân số và lao động có một ý nghĩa rất quan trọng trong

sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng. Một mặt nó sẽ tạo ra nguồn nhân lực cho

việc phát triển các ngành nghề. Mặc khác tạo ra áp lực phải giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư. Kết quả thu thập số liệu tại bảng 3.5 cho thấy, năm 2017 tổng

dân số trên địa bàn xã là 4.560 người, trong đó tổng số lao động là 2.670 người, chiếm

Bảng 3.5. Kinh tế, dân số và lao động xã Hải Quế

Chỉ tiêu ĐVT Sốlượng

I. Tổng dân số Người 4.560

II. Tổng lao động Người 2.670

1. Lao động nông nghiệp Người 2.261

2. Lao động Phi nông nghiệp Người 409

III. Tổng số hộ Hộ 963

1. Hộ nông nghiệp Hộ 760

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 203

IV. Thu nhập bình quân Triệu đồng 36

V. Tổng GDP 164.160

1. Nông, lâm, ngư nghiệp Triệu đồng 83.550

2. Công nghiệp Triệu đồng 41.700

3. Dịch vụ Triệu đồng 38.900

(Nguồn: Báo cáo KT-XH của UBND xã Hải Quế năm 2017)

* Kinh tế: Tổng GDP ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 50,90% tổng GDP

của toàn xã, thu nhập trung bình hàng năm trên đầu người vào khoảng 36 triệu đồng/người vào năm 2017. Đây là một mức thu nhập khá cao, chứng tỏ xã đã có rất

nhiều chính sách trong việc tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân và đưa xã ngày càng phát triển, đặc biệt cuối năm 2016, xã đã ban hành chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển cây con chủ lực của địa phương.

Tuy vậy, thời gian đến địa phương sẽ chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ phù hợp với sự chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tế với nhiều cơ hội khi Cảng biển Mỹ Thủy, khu Kinh tế Đông Nam Quảng

Trị được đầu tư xây dựng.

* Văn hóa, xã hội, an ninh chính trị: Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế thường xuyên được quan tâm chăm lo. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,76%, đời sống vật

chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Chính trị ổn định, trật tự an

toàn xã hội được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh của lực lượng vũ trang được củng cố và tăng cường...

3.1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất rượu Kim Long của xã

- Thuận lợi:

Trên địa bàn xã có các tuyến đường lớnđi qua bao gồm: Quốc lộ 49C, đường

tỉnh lộ 582, tuyến đường tránh lũ cứu hộ cứu nạn đảm bảo quốc phòng an ninh và phát triển khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị, tuyến đường giao thông Cam Lộ - Túy Loan đi về cảng biển Mỹ Thủy kết nối với hành lang khu kinh tế Đông Tây của tỉnh

Quảng Trị. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất làng nghề, hình

thành điểm kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm rượu làng nghề Kim Long.

Hải Quế là xã có diện tích sản xuất lúa nước lớn thứ hai toàn huyện (thứ nhất là xã Hải Dương) với diện tích 455,65 ha, sản xuất 2 vụ lúa/năm, có chất đất màu mỡ và hệ thống kênh mươngtưới tiêu nội đồng khá hoàn chỉnh nên thuận lợi quy hoạch trồng

các loại giống lúa mới, chất lượng cao đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào

quanh năm cho sản xuất rượu Kim Long.

Có nguồn mạch nước ngầm ưu đãi từ tự nhiên chảy qua địa phận thôn Kim

Long, xã Hải Quế kết hợp với phương pháp sản xuất rượu của các hộ dân tạo ra hương

vị riêng, đặc biệt hơn so với sản phẩm rượu của các nơi khác, tạo thương hiệu cho làng nghề rượu Kim Long.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông liên xã, liên thôn và giao thông nội đồng

khá hoàn chỉnh, có sự liên kết khá cao giữa các khu vực nên rất thuận lợi cho sinh hoạt, đi lại và giao lưu buôn bán các sản phẩm làng nghề rượu Kim Long.

Tốc độ phát triển dân số trung bình, nguồn lao động tương đối dồi dào, có kinh nghiệm, cần cù, chịu thương chịu khó là nguồn nhân cần thiết trong việc duy trì và phát triển sản xuấtrượu Kim Long.

Phát triển kinh tế làng nghề rượu Kim Long đang được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng hỗ trợ đầu tư. Rượu Kim Long là sản phẩm tiêu biểu của xã Hải Quế được chọn tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do TW, tỉnh tổ chức,

do đó sẽ rất thuận lợi trong việc việc quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết nối thị trường

tiêu thụ mang lại nhiều lợi ích cho các hộ sản xuất rượu Kim Long.

- Khó khăn:

Địa bàn xã Hải Quế nằm ở vùng trũng, thấp hơn mực nước biển 0,8-1m, hàng

năm thường có mưa lũ gây ngập trên diện rộng kéo dài nhiều ngày gây khó khăn trong

Tình hình sâu bệnh diễn ra hàng năm gây giảm năng suất, sản lượng, chất lượng

lúa, gạo sản xuất làm ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào cho sản xuất rượu Kim Long.

Xã Hải Quế tiếp giáp xã Hải Khê về phía Đông, nơi khởi công xây dựng dự án

nhà máy nhiệt điện thuộc khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tự nhiên làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rượu Kim Long.

Nguồn lao động trẻ, có trình độ cao tại địa phương có xu hướng di cư, lập

nghiệp tại các tỉnh, thành phố lớn trong nước. Lao động tại địa phương phần lớn đã có tuổi, trình độ thấp, ít năng động sáng tạo nên rất khó khăn trong việc tiếp cận các tiến

bộ kỹ thuật vào sản xuất rượu Kim Long; khó khăn trong mở rộng quy mô, tìm kiếm

thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)