Hiệu quả trong hợp tác liên kết sản xuất rượu Kim Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 80 - 82)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.3. Hiệu quả trong hợp tác liên kết sản xuất rượu Kim Long

Đã xuất hiện nhiều liên kết bên trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rượu Kim Long như liên kết giữa các hộ sản xuất rượu với hộ sản xuất rượu, với HTX, các đại lý

kinh doanh, các Công ty, thương lái. Nhờ vậy, từng bước giải quyết được một số khó khăn cho người dân như tạo thu nhập để tái sản xuất, mua sắm thêm các thiết bị sản

xuất rượu, hỗ trợ sản xuất giống lúa chất lượng cao làm nguyên liệu sản xuất rượu, hỗ

trợ tập huấn về quy trình sản xuất, quảng bán giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trên cả nước. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ rượu ngày càng tăng, đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân.

Tất cả sự trao đổi giữa các tác nhân trong các liên kết trong sản xuất, tiêu thụ rượu chủ yếu đều dựa trên sự tin tưởng, quan hệ làm ăn, một số rất ít có ký kết hợp đồng bằng văn bản. Mặc dù vậy nhưng qua nghiên cứu việc mua bán vẫn được thực

hiện thuận lợi, nhanh chóng, chưa xảy ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng xảy ra giữa

các tác nhân.

Thông qua kết quả phỏng vấn hộ về đánh giá tính bền vững và lợi ích của các

liên kết hợp tác trong sản xuất và tiệu rượu Kim Long tại Bảng 3.14 cho thấy, liên kết

hợp tác giữa các hộ sản xuất rượu với nhau và liên kết hợp tác giữa hộ sản xuất rượu

với HTX Kim Long được đánh giá cao nhất so với các liên kết hợp tác khác. Có 83,67% số hộ đánh giá liên kết giữa các hộ với nhau mang lại tính bền vững và lợi ích

lâu dài và 41,82% số hộ đánh giá liên kết giữa hộ sản xuất với HTX Kim Long từ mức 4-5 tức là mang lại lợi ích lâu dài và tính bền vững cao. Chứng tỏ rằng hai loại hình liên kết này mang lại hiệu quả cao nhất trong hợp tác liên kết sản xuất rượu Kim Long.

Đối với các liên kết khác, các mối liên kết hầu như không đạt được tính bền

vững và lợi ích lâu dài hoặc tính bền vững và lợi ích mang lại thấp. Theo kết quả đánh

giá của hộ điều tra, tính bền vững và lợi ích của các liên kết giữa hộ sản xuất với đại

lý, công ty và tư thương ở mức 1 đến mức 3 chiếm đa số. Bảng 3.14 mô tả cụ thể đánh

giá của các hộ về tính bền vững và lợi ích của các liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ rượu Kim Long.

Bảng 3.14. Đánh giá về tính bền vững và lợi ích của các liên kết hợp tác trong sản

xuất và tiêu thụ rượu Kim Long

ĐVT: Tỷ lệ hộ (%)

Tiêu chí

Mức đánh giá

1 2 3 4 5

Liên kết hợp tác giữa các hộ sản xuất

rượu với nhau 0,00 8,16 8,16 40,82 42,86

Liên kết hợp tác giữa hộ sản xuất rượu

với các đại lý 17,65 37,25 45,10 0,00 0,00

Liên kết hợp tác giữa hộ sản xuất rượu

với HTX Kim Long 0,00 18,18 40,00 23,64 18,18

Liên kết hợp tác giữa hộ sản xuất với

các Công ty 13,64 31,82 40,90 4,55 9,09

Khác 18,96 34,48 27,59 15,52 3,45

Ghi chú: Từ 1-5 thể hiện tính bền vững và lợi ích từ thấp nhấtđến cao nhất

Mặc dù khảo sát hộ đã cho thấy người dân đánh giá cao về tính bền vững và lợi

ích của một số liên kết, nhưng kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đã chỉ ra một

số hạn chế, tồn tại trong các liên kết này, cụ thể là:

Quy mô sản xuất của các hộ gia đình còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ sản xuất của nông hộ còn thấp; bản thân người nông dân chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của liên kết, có thói quen mua bán bằng miệng. Hầu hết các hộ gia đình đều hoạt động riêng lẽ, mạnh ai nấy làm.

Qua xem xét các mối liên kết, thấy rằng liên kết giữa các tác nhân hầu hết là lỏng lẻo, hình thức trao đổi thông tin chủ yếu là bằng miệng hoặc qua điện thoại, không thông qua hợp đồng mua bán. Các mối quan hệ mua bán chủ yếu dựa trên niềm tin, sự quen biết, bà con, không có cam kết xử phạt, bồi thường... Khi có các sự việc xảy ra ngoài mong muốn sẽ rất khó xửlý theo quy định của pháp luật.

HTX và DN kinh doanh trong lĩnh vực rượu chưa đủ mạnh, chưa thực sự

giúp các hộ sản xuất giải quyết các vấn đề khó khăn mà bản thân mỗi hộ gia đình không thể thực hiện được như thịtrường, nguyên liệu đầu vào, công nghệ, tổ chức sản xuất tập trung.

Chưa có nhãn hiệu tập thể về rượu làng nghề Kim Long, sản phẩm hầu hết

chưa có nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu do hộ tự đặt chưa được đăng ký bảo hộ. Người tiêu dùng khó phân biệt chất lượng sản phẩm rượu. Hiện nay trên địa bàn huyện

chưa có DN nào đứng ra liên kết, bao tiêu toàn bộ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho

người dân trên địa bàn.

Công nghệ sản xuất rượu đang còn theo truyền thống, tiêu tốn nhiều chất đốt, sản lượng không cao; chưa đủ kinh phí đểđầu tư các máy lọc tạp chất, lọc andehit. Cơ

chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất làng nghề theo hợp đồng chưa đủ

mạnh để thu hút DN vào liên kết sản xuất tiêu thụ với người nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 80 - 82)