Hiệu quả của hoạt động sản xuất rượu Kim Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 82 - 87)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.4. Hiệu quả của hoạt động sản xuất rượu Kim Long

3.5.4.1. Về sản xuất

- Thay đổi về quy mô sản xuất:

Quy mô sản xuất có sự thay đổi qua các năm mặc dù mức thay đổi chậm tuy

nhiên cho thấy được sự chuyển biến tích cực. Từ 235 hộ tham gia sản xuất rượu Kim Long trong năm 2013 thì đến năm 2015 tăng lên 270 hộ và năm 2017 tăng lên 300 hộ.

Việc số lượng hộ sản xuất tăng kéo theo sản lượng rượu hàng năm tăng, theo số liệu

phỏng vấn thì sản lượng rượu bình quân của hộ sản xuất năm 2013 đạt 1.191,83 lít, năm 2015 đạt 1.777,91 lít và đến năm 2017 đạt 2.145,83 lít, bình quân giai đoạn 2013- 2015 và 2015-2017 tăng 477 lít.

- Thay đổi về chủng loại sản phẩm:

Các sản phẩm rượu ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bắt đầu từ năm 2013, khi các giống lúa chất lượng cao, lúa bồ đề, lúa thảo dược được

trồng thử nghiệm thành công tại địa phương, các hộ đã sử dụng các giống lúa này để

làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm rượu gạo đỏ, rượu nếp, rượu thảo dược và

được thị trường yêu thích. Sản lượng rượu gạo thảo dược sản xuất tăng nhanh qua các

năm từ 2013-2017, từ 182,58 lít năm 2015 tăng lên thành 389,50 lít vào năm 2017, sản lượng rượu nếp 556,33 lít năm 2015 tăng lên thành 654,75 lít năm 2017, trong khi đó rượu gạo đã tăng chậm lại. Bên cạnh đó, mặc dù chưa được đăng ký bảo hộ nhãn mác,

thương hiệu tuy nhiên các làng nghề đã thiết kế các nhãn mác bắt mắt để kích thích thị

hiếu của người tiêu dùng.

- Thay đổi về kỹ thuật sản xuất:

Việc sản xuất rượu vẫn được tiến hành theo phương pháp thủ công truyền thống

“Thủy thượng”, các dụng cụ sản xuất rượu vẫn được hộ làng nghề duy trì, chưa áp

dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất. Theo ông Nguyễn Hữu Phước, Giám đốc

HTX Kim Long, phó trưởng Ban Điều hành làng nghề cho biết: “Dù sản xuất theo phương pháp truyền thống là vất vả nhưng chúng tôi không chuyển sang phương thức

nấu công nghiệp, tuy cho nhiều rượu nhưng làm mất hương vị do ông bà dày công sáng tạo và lưu giữ”. Đối với việc sản xuất men thì đã có sự thay đổi, theo kết quả

thảo luận nhóm cho biết trong thời gian qua chính quyền địa phương đã tổ chức các

lớp tập huấn về quy trình làm men rượu do đó hiện nay có khoảng 45% số hộ làng nghề đã chủ động làm được men rượu, giảm chi phí mua men từ các nơi khác, một số

hộ khác vẫn đặt men tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Trị hoặc mua men tại chợ.

- Thay đổi về chất lượng sản phẩm:

Thông qua kết quả đánh giá của các đại lý và thảo luận nhóm, có thể thấy chất lượng sản phẩm rượu có sự thay đổi, biểu đồ 3.3 thể hiện như sau:

35 5 5 10 15 75 55 80 20 1 10 100 Rượu gạo Rượu nếp Rượu thảo dược

Không thay đổi

Tốt hơn Kém hơn

Biểu đồ 3.3. Đánh giá chất lượng rượu Kim Long

(Nguồn: Phỏng người tiêu dùng năm 2018)

Thông qua biểu đồ 3.3 cho thấy được chất lượng của các sản phẩm rượu có sự thay đổi khác nhau. Đối với rượu gạo có 55% ý kiến đánh giá chất lượng không thay đổi so các năm trước, tuy nhiên có 35% cho rằng kém hơn nguyên nhân do một số hộ

sử dụng men rượu không rõ nguồn gốc và pha chế thêm nước để làm giảm nồng độ

làm ảnh hưởng đến chất lượng rượu làng nghề. Đối với rượu nếp 80% ý kiến cho rằng

chất lượng rượu không thay đổi qua các năm. Đối với rượu thảo dược được đánh giá

cao nhất so với 2 loại rượu còn lại, rượu có chức năng chữa bệnh, kết hợp với các loại

sâm, rễ cây thường dùng sẽ tốt cho sức khỏe do vậy sản lượng tiêu thụ tăng lên nhanh

qua các năm, theo đánh giá có 75% ý kiến cho rằng rượu thảo dược có chất lượng tốt hơn so với trước đây.

3.5.4.2. Thay đổi về thu nhập

- Hiệu quả kinh tế:

Bảng 3.15 cho ta thấy được một cách chi tiết kết quả, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rượu Kim Long trong một năm của hộ sản xuất rượu làng nghề. Qua đó

nhận thấy, bình quân thu nhập trong một năm sản xuất rượu Kim Long, sau khi trừ đi

chi phí nguyên liệu, chi phí công lao động, chi phí khấu hao, chi phí khác thì mỗi năm

lãi ròng 6.510,40 nghìn đồng. Theo cách tính toán kinh tế này thì lợi nhuận thu được

từ các hộ sản xuất rượu Kim Long là rất ít trong một năm, tuy nhiên theo đặc thù của

sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất làng nghề rượu Kim Long nói riêng thì đa

số hộ bỏ công ra để làm lãi, không thuê lao động bên ngoài và nếu tính thêm công của

Bảng 3.15. Đánh giá hiệu quả kinh tế

STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (1.000đ) I TỔNG CHI PHÍ 71.851,45 1 Nguyên liệu 54.019 - Chi phí Kg 39.356 + Gạo Kg 1.836 9.000 16.524 + Nếp Kg 1.091 12.000 13.095 + Thảo dược Kg 649 15.000 9.738

- Chi phí củi đun Đồng 5.365

- Chi phí men Đồng 7.153

2 Lao động 15.926,67

- Công nấu chính gạo,

nếp, thảo dược Ngày công 16,38 100.000 1.638,33

- Công ủ rượu Ngày công 12,73 100.000 1.273,33

- Công nấu rượu Ngày công 130,15 100.000 13.015

3 Chi phí khấu hao Đồng 465,45

4 Chi phí khác Đồng 1.440

II TỔNG DOANH THU 78.361,85

1 Giá trị sản xuất rượu Lít 72.997,27

- Rượu gạo Lít 1.101,58 20.900 23.041,67 - Rượu nếp Lít 645,75 41.917 27.435,42 - Rượu thảo dược Lít 389,50 57.818 22.520,18 2 Sản phẩm phụ (hèm) Lít 894,10 6.000 5.364,58

III LỢI NHUẬN Đồng 6.510,40

Hơn nữa, theo kết quả điều tra hộ tại Bảng 3.15 cho ta thấy được 03 chỉ tiêu chủ

yếu liên quan đến hiệu quả kinh tế, cụ thể như sau:

● Chỉ tiêu 1: VA/IC = (78.361,85-55.459,33)/55.459,33 = 2,42.

Với chỉ tiêu này cho biết, cứ 1,0 đồng chi phí trung gian hộ sản xuất rượu Kim

Long bỏ ra thì sẽ thu lại được 2,42 đồng.

● Chỉ tiêu 2: VA/GO = (78.361,85-55.459,33)/78.361,85 = 0,29.

Chỉ tiêu này cho biết, trong 1,0 đồng giá trị sản xuất rượu Kim Long thì hộ sản

xuất tích lũy được 0,29 đồng giá trị gia tăng.

● Chỉ tiêu 3: GO/IC = 78.361,85/55.459,33 = 1,41.

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 1,0 đồng chi phí trung gian hộ sản xuất rượu Kim

Long bỏ ra thì sẽ thu được 1,14 đồng giá trị sản xuất.

Như vậy, có thể thấy rằng việc sản xuất rượu Kim Long của các hộ sản xuất đã thực sự mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.

- Thay đổi về doanh thu:

Qua kết quả phỏng vấn hộ sản xuất cho ta thấy được doanh thu từ hoạt động sản

xuất rượu của các hộ từ năm 2013 đến năm 2017 có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng. Doanh thu năm 2017 so với năm 2015 tăng 10,88% và tăng 21,82% so với năm

2013. Việc tăng doanh thu qua các năm sẽ kích thích các hộ trong việc mở rộng quy

mô sản xuất.

- Thay đổi về thu nhập:

Thay đổi thu nhập được đánh giá thông qua sự thay đổi của tỷ trọng thu nhập từ

sản xuất rượu của các hộ làng nghềqua các năm. Theo kết quả điều tra hộ, năm 2013

thu nhập từ hoạt động sản xuất rượu chỉ chiếm 19,58% trong tổng thu nhập của hộ thì

đến năm 2015 đã tăng lên 10% so với năm 2013 và đến năm 2017 tiếp tục tăng 12% so

với năm 2015.

Ngoài ra, việc sản xuất rượu đóng vai trò rất quang trọng vào việc chăn nuôi,

theo kết quả điều tra thì đa số các hộ sản xuất rượu đều đi kèm với việc chăn nuôi lợn trong gia đình và việc tận dụng thức ăn hèm rượu sau khi sản xuất sản phẩm rượu là một nguồn thức ăn dinh dưỡng cho lợn, góp phần giảm chi phí mua thức ăn, tăng thu

nhập cho người dân. Theo kết quả phỏng vấn hộ, trong tổng số thu nhập của hộ sản

xuất rượu thì thu nhập từ hoạt động sản xuất rượu là cao nhất 42% và chăn nuôi xếp

Nhìn chung, qua các biểu số liệu điều tra, phân tích ở trên, cho ta thấy rằng hoạt động sản xuất rượu Kim Long thật sự mang lại được hiệu quả về mặt kinh tế, tăng

nguồn thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)