Hiệu quả hoạt động quản lý sản xuất của làng nghề rượu Kim Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 79 - 80)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.2. Hiệu quả hoạt động quản lý sản xuất của làng nghề rượu Kim Long

Hoạt động tổ chức sản xuất của làng nghề rượu Kim Long được thực hiện thông

qua 4 hoạt động chủ yếu bao gồm: Tổ chức sản xuất theo một quy trình kỹ thuật

chung; hỗ trợ sản xuất thông qua dịch vụ tín dụng nội bộ của HTX Kim Long, tập

huấn kỹ thuật, tập huấn an toàn thực phẩm, hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị sản xuất; tiêu thụ sản phẩm thông qua việc quảng bá, giới thiệu, tự thiết kế nhãn hiệu các sản

phẩm rượu; cung cấp yếu tố đầu vào thông qua việc cung cấp các loại giống lúa mới và cho thuê đất để tích tụ ruộng đất làm nguyên liệu sản xuất rượu Kim Long. Việc đánh giá tổ chức thực hiện giúp ta thấy rõ được hiệu quả mà các hoạt động làng nghề

mang lại cho người dân như thế nào.

Bảng 3.13. Đánh giá về tổ chức thực hiện của làng nghề rượu Kim Long ĐVT: Tỷ lệ hộ (%) Hoạt động của làng nghề Mức đánh giá Kém Yếu Trung bình Khá Tốt Về tổ chức sản xuất 0,00 32,44 45,95 16,22 5,39 Về hỗ trợ sản xuất 31,58 31,58 26,31 10,53 0,00 Về tiêu thụ sản phẩm 21,43 50,00 21,43 7,14 0,00 Về cung cấp yếu tố đầu vào 3,45 31,03 41,38 24,14 0,00

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2018)

Về tổ chức sản xuất: Có 78,39% số hộ được hỏi ý kiến đánh giá tổ chức sản

xuất làng nghề chỉ đạt ở mức từ “yếu” đến “trung bình”. Các hộ được phỏng vấn cho

rằng, mặc dù làng nghề có thống nhất dụng cụ, nguyên liệu để sản xuất rượu nhưng

việc kiểm tra, giám sát lại thiếu thường xuyên và thiếu quan tâm, bên cạnh những hộ

tự sản xuất men theo tiêu chuẩn của làng nghề thì còn một số hộ sử dụng men dạng

lỏng hoặc men viên không rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng không tốt đến sản phẩm rượu

của làng nghề; ngoài những hộ sử dụng nồi đồng, lao nhôm để chưng cất thì còn nhiều

hộ sử dụng nồi gan, lao gỗ để chưng cất; chất đốt được sử dụng từ nhiều loại gỗ cây

khác nhau thay cho gỗ cây phi lao như trước đây. Tuy nhiên, 21,62% số hộ có ý kiến đánh giá ở mức “khá” đến “tốt” thì cho rằng làng nghề quản lý tốt trong việc duy trì sản xuất rượu theo phương pháp thủ công “thủy thượng” mà ông cha từ xưa truyền lại.

Về hỗ trợ sản xuất: Mức đánh giá về hoạt động hỗ trợ sản xuất ở mức từ “kém” đến “trung bình” chiếm tỷ lệ phổ biến 89,47%, các hộ được phỏng vấn cho rằng làng

nghề có tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn sản xuất thông qua HTX Kim Long nhưng do số lượng người muốn vay nhiều mà nguồn vốn của HTX hạn chế nên chưa đáp ứng được

yêu cầu của các hộ sản xuất. Ngoài ra, việc hỗ trợ các trang thiết bị máy móc rất ít, chỉ

hỗ trợ được 2 máy lọc andehit nhưng lại nằm ở nhà của lãnh đạo thôn.

Về tiêu thụ sản phẩm: Có 92,86% số hộ tham gia vào hoạt động này cho ý kiến đánh giá từ mức “kém” đến “trung bình” và chỉ có 7,14% đánh giá ở mức “khá”, không có hộ đánh giá mức “tốt”. Các hộ này cho rằng khâu kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định chưa được làng nghề quan tâm, chú trọng. Việc tiêu thụ sản

phẩm rượu chủ yếu ở dạng thô chưa qua xử lý và chưa có nhãn hiệu tập thể độc quyền,

công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm diễn ra thiếu thường xuyên.

Cung cấp yếu tố đầu vào: Có 75,86% số hộ được hỏi ý kiếnđánh giá hoạt động

cung cấp yếu tố đầu vào của làng nghề từ “kém” đến “trung bình”. Kết quả phỏng vấn được biết, làng nghề cùng với HTX, chính quyền cấp trên đã nỗ lực để hỗ trợ người

dân trong việc tích tụ ruộng đất xây dựng cánh đồng lớn làm nguyên liệu phục vụ cho

sản xuất rượu của người dân, nhưng các cơ chế chính sách tích tụ đưa ra còn chung chung, vì các hộ đa số làm nông nghiệp nên không muốn cho các hộ khác thuê đất

ruộng để tích tụ sản xuất. Bênh cạnh đó, có 24,14% số hộ được phỏng vấn đánh giá ở

mức “khá” lại cho rằng làng nghề đã làm tốt trong việc liên kết với Công ty giống cây

trồng vật nuôi tỉnh Quảng Trị và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện

Hải Lăngđể du nhập các giống lúa mới: Thảo dược, bồ đề, gạo đỏ,… hỗ trợ người dân

làm nguyên liệu đầu vào sản xuất đa dạng các sản phẩm rượu Kim Long.

Như vậy có thể nói các hoạt động tổ chức quản lý sản xuất của làng nghề chưa được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học. Tất cả 04 hoạt động từ tổ chức sản xuất, hỗ

trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đến cung cấp yếu tố đầu vào đều triển khai chưa tốt,

trong đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm quan trọng nhất nhưng hiệu quả lại thấp nhất,

hoạt động hỗ trợ sản xuất chưa đến được tay hộ dân nên chưa khuyến khích sự sản

xuất của người dân, hoạt động tổ chức sản xuất và cung cấp yếu tố đầu vào thiếu sự

quan tâm, chú trọng. Chính vì hiệu quả mang lại trong từng hoạt động không cao nên

chưa thu hút được sự tham gia đa số của hộ sản xuất rượu vào làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 79 - 80)