Liên kết hợp tác trong tiêu thụ rượu Kim Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 72 - 75)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.3. Liên kết hợp tác trong tiêu thụ rượu Kim Long

Qua kết quả khảo sát tại bảng 3.11 cho thấy các hộ sản xuất tham gia vào 3 hình thức liên kết chủ yếu bao gồm: Trao đổi miệng, mang tính chất thời điểm; cam kết,

Bảng 3.11. Hình thức liên kết hợp tác tiêu thụ rượu Kim Long ĐVT: Tỷ lệ hộ (%) Các liên kết Hình thức liên kết Không liên kết Trao đổi miệng, mang tính chất thời điểm Cam kết, thỏa thuận ngầm Hợp đồng chính thức Liên kết giữa các hộ 18,33 55,00 26,67 0,00

Liên kết giữa hộ với tư thương 33,33 41,67 25,00 0,00

Liên kết giữa hộ với các đại lý 15,00 66,67 18,33 0,00

Liên kết giữa hộ với HTX 8,33 26,67 40,00 25,00

Liên kết giữa hộ với công ty 26,67 35,00 28,33 10,00

Khác 13,33 41,67 45,00 0,00

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2018)

Liên kết giữa các hộ sản xuất: Trong số các hộ điều tra, có 81,67% hộ tham gia

liên kết giữa các hộ sản xuất rượu. Các hình thức tham gia chủ yếu là trao đổi miệng,

mang tính chất thời điểm, thông qua điện thoại và không có hợp đồng chính thức. Các hộ liên kết với nhau cả về sản xuất và tiêu thụ. Đối với sản xuất, hộ liên kết với nhau để thống nhất quy trình làm men, hỗ trợ nhau nguyên liệu đầu vào như gạo, nếp, thảo dược khi thiếu hụt nguyên liệu sản xuất với mức giá gốc. Đối với việc tiêu thụ, hộ liên kết hợp tác với nhau để trao đổi thông tin về mức giá bán sản phẩm rượu ra thị trường, bán với giá gốc hoặc cho mượn sản phẩm rượu khi nguồn cung bán đi bị thiếu hụt,

không đủ cung cấp theo đơn đặt hàng. Hình thức cam kết, thỏa thuận ngầm được xem

là hình thức liên kết cao nhất gữa các hộ sản xuất với nhau. Mặc dù không có hợp đồng chính thức với nhau nhưng do tin tưởng, quen biết lâu năm nên các hộ liên kết

với nhau khá chặt.

Liên kết giữa hộ sản xuất với tư thương: Các hộ liên kết với tư thương thông

qua 2 hình thức chủ yếu: Trao đổi miệng và thỏa thuận ngầm, trong đó trao đổi miệng,

gọi qua điện thoại chiếm đa số. Các hộ liên kết với tư thương để bán các sản phẩm rượu thô do chính hộ sản xuất, còn các tư thương liên kết với hộ sản xuất để thu mua chủ yếu hai sản phẩm rượu gạo và rượu nếp để bán lại khách hàng với giá cao hơn để

kiếm lời hoặc chế biến, làm giảm nồng độ rượu để tiêu thụ tại các quán nhậu, quán ăn và người tiêu dùng. Việc liên kết với tư thương chỉ mang tính thời điểm, lúc mua được

giá thì tiêu thụ sản phẩm nhiều, không được giá thì người sản xuất không bán, một số

hộ bán cho tư thương quen biết thu mua lâu ngày nhưng không duy trì được lâu dài, do

đó liên kết này diễn ra rất lỏng lẻo.

Liên kết giữa hộ sản xuất với HTX: Khi liên kết với HTX Kim Long các hộ

tham gia vào nhiều hình thức liên kết khác nhau, trong đó có cả hợp đồng chính thức.

Khi liên kết HTX sẽ tạo điều kiện cho các hộ vay vốn sản xuất, hỗ trợ giống lúa chất lượng cao làm nguyên liệu cho sản xuất rượu, thiết kế các nhãn mác giúp cho sản

phẩm của hộ tiêu thụ được tốt hơn, mang sản phẩm của hộ quảng bá, giới thiệu tại các

Hội chợ thương mại. Ngược lại các hộ sản xuất phải sản xuất theo đúng quy trình, đảm

bảo an toàn thực phẩm, không pha trộn tạp chất và đảm bảo số lượng sản lượng các

sản phẩm rượu khi HTX cần. Việc liên kết với HTX mang lại rất nhiều thuận lợi cho

việc sản xuất, tiêu thụ cho các hộ sản xuất, hơn nữa HTX Kim Long do chính quyền

trực tiếp quản lý và đóng vai trò “bà đỡ” cho các thành viên HTX nên khi tham gia vào HTX các hộ yên tâm về quyền lợi của mình được đảm bảo. Theo kết quả điều tra, hiện

nay có 15 hộ tham gia liên kết với HTX thông qua hình thức hợp đồng chính thức và

quy định rõ quy chế xử phạt, có sự cam kết giữa các bên và các quy định rõ ràng, do vậy đây được xem là các mối liên kết có mức độ rất chặt. Tuy nhiên do sản lượng hàng

năm tiêu thụ không nhiều nên chỉ hợp đồng chính thức với 15 hộ và các hộ này phải là thành viên của HTX, tham gia vào làng nghề rượu Kim Long, có sử dụng các giống

lúa do HTX cung cấpđể sản xuất lúa làm nguyên liệu sản xuất rượu, còn các hộ khác

thông qua thỏa thuận ngầm và trao đổi miệng, mang tính chất thời điểm, khi có đơn đặt hàng lớn dịp hội chợ hoặc lễ, tết thì sẽ mua sản phẩm từ các hộ này.

Liên kết giữa hộ sản xuất với đại lý: Liên kết này diễn ra thông qua hình thức trao đổi miệng, mang tính chất thời điểm là chủ yếu. Các đại lý không chỉ thu mua sản

phẩm rượu từ hộ sản xuất mà còn mua thông qua nhiều kênh khác nhau như HTX, DN.

Khi mua các sản phẩm chủ đại lý thường gọi điện đặt trước số lượng hoặc về trực tiếp

hộ đặt vấn đề thông qua các thông tin từ người quen. Liên kết này rất lỏng lẻo khi

không có một sự ràng buộc hay cam kết nào giữa các hộ sản xuất với đại lý.

Liên kết giữa hộ và Công ty: Theo các hộ được điều tra cho biết, trước đây trên

địa bàn huyện có công ty TNHH SIKAR thu mua các sản phẩm của hộ để chế biến thành thương hiệu rượu Sika Kim Long và có các hợp đồng liên kết thua mua sản

phẩm với người dân. Tuy nhiên, từ năm 2016 khi chuyển thành Công ty Cổ phần rượu, nước giải khát Xika thì sản lượng thu mua đã giảm đi rất nhiều. Kết quả khảo sát hộ

cho thấy, trong số 60 hộ thì chỉ có 6 hộ tham gia liên kết hợp đồng chính thức do các hộ này có sản lượng sản xuất hàng năm lớn nhất trong các hộ, có đầu tư trang thiết bị

khác và còn lại là liên kết thỏa luận, trao đổi mang tính chất thời điểm do nhu cầu của

công ty không nhiều nên không ký hợp đồng chính thức. Do mức độ thu mua giảm dần

của công ty nên mức độ liên kết giảm dần và các hộ phải tìm đến các đối tác liên kết

mới để đảm bảo cho tiêu thụ sản phẩm của mình.

Liên kết khác: Ngoài các hình thức liên kết nêu trên, các hộ còn liên kết tiêu thụ

thông qua qua con em quê hương, họ hàng trong gia đình làm ăn xa để đem đi tiêu thụ

các tỉnh, thành trong nước, nhất là các tỉnh phía Nam. Đối với hình thức liên kết này,

đa số các hộ thường bán sản phẩm với giá gốc, một số ít không lấy tiền, không có hợp đồng liên kết nhưng diễn ra rất chặt do có sự tin tưởng ruột thịt trong gia đình, tuy vậy

sản phẩm tiêu thụ hàng năm ít, ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ của làng nghề rượu kim long tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 72 - 75)