CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 27)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Chính sách đất đai ở một số nước

1.2.1.1. Lào

Hiến pháp năm 1991, Luật đất đai năm 1997 của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào đều khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá.

Chính sách về quản lý và sử dụng đất đai là một bộ phận quan trọng cùng với các chính sách phát triển kinh tế, ổn định xã hội của Đảng và Nhà nước. Trải qua từng thời điểm khác nhau, chính sách sử dụng đất đai cũng có nhiều thay đổi và bổ sung phù hợp với sự thay đổi của tình hình mới. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào đã có Luật đất đai năm 1997, nhưng những quy định của Luật chưa lường hết được những biến động của quan hệ đất đai. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, có nhiều vấn đề đặt ra cần phải được xem xét, tổng kết để xây dựng và hoàn chỉnh chính sách đất đai phục vụ cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã nêu: “ Luật đất đai năm 1997 sau hơn 6 năm thực hiện, bên cạnh những mặt tích cực đã bộc lộ một số điểm chưa thật phù hợp, chưa đủ cụ thể để xử lí những vấn đề mới phát sinh, nhất là trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, làm cho quan hệ về đất đai trong xã hội rất phức tạp, không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cả ổn định xã hội”. Cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị trung ương 4 khóa VII, nhà nước Lào ban hành Luật Đất đai năm 2003.

Trong quan hệ đất đai, nước Cộng hòa Nhân dân Lào vẫn giữ nguyên hình thức sở hữu toàn dân nhưng giao người sử dụng đất các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn kinh doanh, liên kết sản xuất kinh doanh. Đất đai là “tư liệu sản xuất đặc biệt”, sử dụng nó phải thông qua Nhà nước điều tiết để có hiệu quả hơn. Nhà nước lập quy hoạch, kế hoạch và xác định mục đích sử dụng đất, tạo cơ sở cho người sử dụng đất vừa phát huy được tính chủ động của mình trong quá trình sử dụng đất, vừa đảm bảo các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả cộng

đồng, nhất là việc đảm bảo an toàn lương thực cho đất nước, nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và môi trường sống [22].

1.2.1.2. Trung Quốc

Hệ thống sở hữu đất ở Trung Quốc kết hợp giữa quyền sử dụng cá nhân với sở hữu công cộng nhằm mục đích ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế cho các hộ nông dân. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc chưa cho phép trao toàn quyền sở hữu và chuyển nhượng đất cho nông dân. Thông thường, đất nông nghiệp thuộc sở hữu chung của một nhóm từ 30 - 40 hộ gia đình, trong một số trường hợp, một làng là chủ sở hữu (có khoảng 10 nhóm trong mỗi làng).

Theo cách sở hữu chung, nông dân Trung Quốc không có quyền sở hữu đối với đất đai và đương nhiên càng không có quyền mua bán. Thay vào đó, các quan chức địa phương tiến hành phân bổ quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình hoặc quyền canh tác trên những mảnh đất chuyên canh.

Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc không thừa nhận tư hữu đối với đất đai. Dưới hệ thống kinh tế kế hoạch XHCN, quyền sở hữu tài sản đối với tài nguyên thiên nhiên và các phương tiện sản xuất phần lớn đều bị quốc hữu hóa ngay sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lực [12].

1.2.1.3. Đài Loan

Chính quyền đã thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân. Điêù này đã tạo điều kiện cho ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm... Nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ cho dù đã có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp, vì người dân coi ruộng đất là tiêu chí để đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên ít có sự chuyển nhượng đất. Năm 1983, Đài loan công bố Luật phát triển nông nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, Nhà nước công nhận sự chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ khác nhưng chủ ruộng cũ vẫn được thừa nhận quyền sở hữu, ước tính đã có tới trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô sản xuất các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp [4].

1.2.2. Chính sách pháp luật đất đai của Việt Nam

Các chính sách đất đai nói chung và chính sách ruộng đất nói riêng đối với nông dân luôn có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, các chính sách ruộng đất ở nước ta

luôn luôn phải xem xét giải quyết mọi hiện tượng và tình huống về đất đai không đơn thuần chỉ về mặt hiệu quả kinh tế mà còn cả về các mặt chính trị - xã hội đan xen và phải giữ được các nguyên tắc cơ bản theo định hướng XHCN, nhằm đáp ứng yêu cầu của các thời điểm phát triển nông nghiệp và nông thôn một cách ổn định, bền vững, thuận theo tiến trình đổi mới chung của đất nước.

Hiến pháp năm 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa... đều thuộc sở hữu toàn dân”; “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động cuả mình theo quy định của pháp luật... Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, đánh dấu một bước chuyển cơ bản và quan trọng về chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta kể từ sau cải cách ruộng đất và tập thể hoá nông nghiệp.

Luật Đất đai năm 1993 quy định: "... Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất... Nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất"; "Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Thời gian giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm [1].

Luật Đất đai năm 1993 sau 5 năm thực hiện, bên cạnh những mặt tích cực đã bộc lộ một số điểm chưa thật phù hợp, chưa đủ cụ thể để xử lý những vấn đề mới phát sinh, nhất là trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, làm cho quan hệ về đất đai trong xã hội rất phức tạp, không chỉ về mặt kinh tế mà có ảnh hưởng đến cả ổn định xã hội.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993, nhằm hoàn chỉnh thêm một bước về pháp luật, đáp ứng tình hình mới, yêu cầu mới của phát triển đất nước, nâng cao tính pháp lý các chế định của Luật mà trước hết là các chế định có liên quan đến việc bảo đảm các quyền, nghĩa vụ chính đáng của tổ chức, hộ gia đình, và cá nhân sử dụng đất. Đối với các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo mục đích được giao và quyền của tổ chức kinh tế sử dụng đất vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối...

Luật đất đai năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện luật đất đai đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Công tác quản lý nhà nước về đất đai dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện; hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường; chính

sách, pháp luật đất đai đã trở thành một trong những động lực chủ yếu để đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản và thủy sản. Kinh tế nông nghiệp đã thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc và chuyển sang sản xuất hàng hóa; bộ mặt nông thôn được cải thiện. Tuy nhiên, hệ thống chính sách, pháp luật đất đai đã được sửa đổi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật đất đai ban hành, sửa đổi nhiều lần, vừa thiếu đồng bộ vừa chồng chéo, mâu thuẫn và trong nhiều trường hợp thiếu sự thống nhất.

Luật đất đai năm 2003 quy định việc Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất như Luật đất đai năm 2001; Bổ sung nội dung Nhà nước có chính sách phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động trong nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển đổi cơ cấo kinh tế, đảm bảp đời sống của nông dân và về sử dụng đất đai trong giai đoạn mới.

Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các mối quan hệ về đất đai. Qua hơn 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 2003 đã phát huy khá tốt vai trò ổn định các mối quan hệ về đất đai. Tuy nhiên, nó cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, dẫn đến việc thực thi pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, cần thiết phải ban hành Luật Đất đai mới thay thế Luật Đất đai năm 2003.

Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2014. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003.

Luật Đất đai năm 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật Đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003.

Luật Đất đai năm 2013 đã cụ thể hóa các quyền của Nhà nước đối với đất đai như: Quy định rõ các quyền của Nhà nước đối với đất đai như quyền của đại diện chủ sở hữu; quyền quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyền quyết định thu hồi, trưng dụng đất đai; quyền quyết định giá đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai…

Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai như: trách nhiệm cụ thể của Nhà nước về quản lý đất đai, những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số; trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai và trách nhiệm của công chức địa chính tại xã, phường, thị trấn.

Luật mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản suất nông nghiệp; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể: nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm, thống nhất cho các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp); cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp). Luật quy định hoàn chỉnh hơn các chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp [24].

1.2.3. Du lịch và hoạt động du lịch ở Việt Nam

Sự bùng nổ của ngành kinh tế du lịch là một xu hướng tất yếu, khách quan trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, sự đi lại của con người và ăn nghỉ là quá trình tự nhiên. Do vậy, nhu cầu này trở nên ngày càng cao trong xã hội hiện đại.

Mặt khác, xu hướng hợp tác đa phương và song phương của các quốc gia trên thế giới để đạt mục tiêu hòa bình và hữu nghị chính là động lực làm cho du lịch phát triển và có vị thế hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia.

Du lịch giúp thúc đẩy các hoạt động thương mại, giúp cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau về mặt văn hóa, ngôn ngữ và du lịch cũng góp cho người của quốc gia này mang tiền, tài sản của mình sang đầu tư ở quốc gia khác.

Theo Tổ chức du lịch thế giới, năm 2012 tổng thu từ du lịch quốc tế ở các điểm đến trên toàn thế giới đạt 1.075 tỷ USD, tăng 4% so với con số đạt 1.042 tỷ USD năm 2011. Con số tăng trưởng này đại diện cho 4% tăng về số lượt khách du lịch quốc tế, đạt 1.035 triệu lượt năm 2012. Tổng thu từ hoạt động vận chuyển khách du lịch quốc tế tăng 219 triệu USD, đưa tổng thu xuất khẩu từ du lịch quốc tế năm 2012 lên 1,3 nghìn tỷ USD.

Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.

Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu không đạt được, từ năm 2011,

"Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối.

Sự phát triển du lịch gắn liền với dòng khách du lịch, bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu và khách đến từ hai lần trở lên lần lượt là 60,4% và 39,6% (năm 2009); 61,1%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)