Giải pháp nhằm phát triển nhanh, bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 99 - 104)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.6.2. Giải pháp nhằm phát triển nhanh, bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa

3.6.2.1. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư

Trong những năm tới Khánh Hòa nên tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch một cách đồng bộ, tránh tình trạng manh mún, chắp vá; tăng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước tương xứng với ngành kinh tế mũi nhọn; huy động nhiều nguồn vốn để phát triển du lịch, đặc biệt vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị lớn tại Nha Trang và các trung tâm du lịch lớn của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách; xây dựng các khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho loại hình du lịch tàu biển, du lịch kết hợp giữa tham quan và hội nghị (MICE).

3.6.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai, trong đó tập trung hoàn thiện cơ chế tài chính cho thị trường bất động sản. Định hướng, điều tiết và kiểm soát thị

- Hoàn thiện chính sách sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng bằng cách hướng dẫn đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với thu chi ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách.

- Cần ban hành các quy định về trình tự thủ tục, giới thiệu địa điểm, phê duyệt dự án, cấp giấy phép đầu tư…Thực hiện quy chế “một cửa” nhằm đơn giản các thủ tục, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.

- Có chính sách đầu tư thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào quận bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ dự án triển khai dự án theo đúng tiến độ thời gian.

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Áp dụng ISO 9001. 2000 vào công tác quản lý nhà nước. Xoá bỏ những thủ tục, giấy tờ mang tính hình thức, rườm rà, tránh gây phiền hà, ách tắc và không vi phạm dân chủ.

- Phát huy tính năng động, tự chủ sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các cơ sở. Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và hành lang pháp lý chặt chẽ cho mọi hoạt động của các doanh nghiệp, bảo đảm bình đẳng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh.

3.6.2.3. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch

Việc quy hoạch phát triển du lịch nên đảm bảo tính cân bằng giữa các vùng, miền trong tỉnh, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào khu vực Nha Trang và vùng phụ cận; xây dựng vịnh Nha Trang kết hợp với đảo Hòn Mun, Hòn Tre và khu du lịch Bãi Dài, Bắc bán đảo Cam Ranh thành hai khu du lịch Quốc gia để thu hút khách du lịch cao cấp; tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại những vùng như Vân Phong, Cam Ranh, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường vào những KDL lớn như Vân Phong – Đầm Môn, Yang Bay, suối khoáng nóng Tháp Bà...

3.6.2.4. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị, tạo môi trường hấp dẫn cho phát triển du lịch, dịch vụ

Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận loại cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư cho phát triển các ngành dịch vụ du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho phát triển ngành du lịch. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện các tuyến đường chính. Đầu tư nâng cấp, mở rộng để hoàn chỉnh mạng giao thông nội thị ở các khu vực còn lại. Trong đó quan trọng hàng đầu là xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn về môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính

sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020” , tôi

rút ra một số kết luận như sau:

1. Khai thác sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch sẽ là thế mạnh góp phần tạo tiền đề phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung trong tương lai. Vì vậy, trong những năm tới, các khu vực này sẽ được đầu tư phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng, các công trình vui chơi giải trí phục vụ cho du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

2. UBND tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nửa cho các nhà đầu tư được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất du lịch sang đất ở (không hình thành đơn vị ở) trong các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa bền vững trong thời gian tới.

3. Các dự án giao đất, cho thuê đất sau khi được bàn giao đất nhưng chưa đảm bảo đúng tiến độ, gây lãng phí quỹ đất trong khi nhu cầu sử dụng đất lại rất cao. Do đó, cần phải kịp thời có biện pháp xử lý các dự án treo để cho cơ cấu sử dụng đất được hợp lý hơn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

4. Chính sách đất đai trong việc phát triển du lịch là điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội và đất đai. Trong khi nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi chính sách đất đai bao quát rộng và toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư, du lịch, qui hoạch, giao thông, kinh doanh bất động sản...cho nên việc hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 là rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng đất, chính sách đất đai đối với phát triển du lịch ở trên địa bàn, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại. Để công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiệu quả và chất lượng hơn, xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, cũng như các ngành khác, chưa quy định về hình thức sử dụng đối với loại đất ở (không hình thành đơn vị ở) trong khu du lịch nghỉ dưỡng, nên cũng cần thí điểm một số địa phương trước khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho toàn quốc.

- Chính sách đặc thù đất đai về loại hình thức sử dụng ở (không hình thành đơn vị ở) trong khu du lịch đã mang lại hiệu quả thiết thực từ việc thu hút nhiều nhà đầu tư

có tiềm lực (vì khả năng thanh khoản cao); tạo nguồn lực lớn cho việc đầu tư cơ sở lưu trú du lịch một cách hiện đại và đồng bộ; thu ngân sách được nhiều hơn..., nhưng hệ quả việc quản lý loại đất còn nhiều bất cấp đối với người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng do đó chính sách phải công khai minh bạch và sớm được luật hóa.

- Cần thông báo công khai quy hoạch phát triển các dự án du lịch, để những hộ dân nằm trong vùng dự án có kế hoạch định hướng nghề nghiệp riêng cho mình.

- Đối với các chủ dự án cần phải đủ năng lực về tài chính, phải thực hiện đúng cam kết và triển khai xây dựng, hoàn thành dự án theo đúng tiến độ. Tỉnh cần kiên quyết và sớm thu hồi đất đối với những dự án không triển khai hoặc chậm triển khai để bố trí xây dựng các điểm du lịch công cộng, nâng cao chỉ số về tiếp cận đất đai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật về

tài nguyên và môi trường năm, Nhà xuất bản bản đồ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật về

tài nguyên và môi trường năm, Nhà xuất bản bản đồ.

3 . Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật

về tài nguyên và môi trường năm, Nhà xuất bản bản đồ.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Báo cáo nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp.

5. Ngô Đức Cát (2005), Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai, Nhà xuất bản Hà Nội. 6. Cục Thống Kê (2015), Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 2010-2015.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia.

8. Phan Thị Thái Hà (2014), Nhìn nhận về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. 9. Phan Xuân Hòa (2011), Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến

năm 2020, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đại học kinh tế.

10. Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Hữu Ngữ (2013), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp.

11. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Khánh Hòa (2015), Báo cáo thuyết minh quy

hoạch sử dụng đất tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015, Phân viện QH & TKNN miền Trung.

12. Lưu Quốc Thái (2007), Quá trình “thị trường hóa đất đai” ở Trung Quốc: Một

số đánh giá và bài học kinh nghiệm, Tạp chí KHPL số 2.

13. Trung tâm điều tra Quy hoạch đất đai Bộ Tài nguyên Môi trường (2006),

Nghiên cứu đổi mới hệ thống đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam.

14. Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2010), Chuyên đề I cơ sở

khoa học, pháp lý và các quy định chung của quy hoạch sử dụng đất

15. Thủ tướng chính phủ (2014), Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh phát

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2013). Luật đất

đai năm 2013. Hà Nội ngày 29 tháng 11 năm 2013

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm

2003. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

18. UBND tỉnh Khánh Hòa (2015), Quy hoạch thủy lợi tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015. 19. UBND tỉnh Khánh Hòa (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Khánh Hòa.

20. UBND tỉnh Khánh Hòa (2015), Báo cáo chương trình phát triển du lịch năm 2015 và kế hoạch năm 2016.

21. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

*Tài liệu internet:

22. KhămLaLoVanXay (2013), Một số vấn đề về quản lý và sử dụng đất ở Cộng hoà Dân Chủ nhân dân Lào hiện nay, http://www.moj.gov.vn.

23. http://www.mlr.gov.cn/pub/mlr/english/t20040625_73387.htm-China's

Management and Legal Systems for Land Resources.

24. Minh Minh (2014), Những đổi mới quan trọng về chính sách đất đai trong Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)