Đánh giá tác động của chính sách đất đai đối với việc thu hút đầu tư phát triển du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 95 - 97)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.2. Đánh giá tác động của chính sách đất đai đối với việc thu hút đầu tư phát triển du

triển du lịch tỉnh Khánh Hòa

Chính sách đất đai trong việc phát triển du lịch là điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội và đất đai. Trong khi nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi chính sách đất đai bao quát rộng và toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư, du lịch, qui hoạch, giao thông, kinh doanh bất động sản…Chúng điều khiển hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch mang tính tài nguyên rõ rệt, luôn gắn liền tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên, trong đó tài nguyên du lịch gồm có: đất đai, sông suối, biển đồi rừng để đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú ăn uống, khu vui chơi gải trí, hội nghị hội thảo, các hoạt động trải nghiệm khác, vậy đất đai có thể nói là yếu tố quyết định cho đầu tư cơ sở lưu trú và khu du lịch.

Mặc dù trong những năm gần đất, chính sách đất đai của Nhà nước có nhiều thay đổi, tác động không nhỏ đến hoặc động đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú và khu du lịch đến hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch. Bên cạnh những tác động tích cực, việc thực hiện chính sách đất đai mới đã gây ra nhiều khó khăn cho các cơ sở lưu trú và khu du lịch tại đia phương.

3.5.2.1. Về quy hoạch phát triển du lịch và mời gọi đầu tư

Khánh Hòa là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước sớm có bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (1995). Bản quy hoạch này liên tục được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trên cơ sở đó, việc triển khai quy hoạch chi tiết cácvùng, các khu du lịch cũng được tiến hành đồng bộ, thu hút khá nhiều dự ánđầu tư trong và ngoài nước. Tính đến cuối năm 2010, có 110 dự án đầu tư vào các khu du

đồng, vốn thực hiện đến cuối 2010 ước khoảng 992 tỷ đồng, đạt 75.5% tổng vốn đăng ký. Giai đoạn 2010 – 2015, tổng vốn đầu tư của các doanhnghiệp vào du lịch là 2.058 tỷ đồng, chỉ trong 2 năm 2006 – 2007, tổng số vốn đầu tư của các dự án đang triển khai lên tới 6.800 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với giai đoạn 2010 – 2015, riêng năm 2015 toàn tỉnh có hơn 80 dự án du lịch với tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng.

Trong đó, bán đảo Cam Ranh là một điểm đến mới với nhiều tiềm năng du lịch. Tính đến cuối năm 2015, có hơn 30 dự án được cấp phép đầu tư, 13 dự án trong số đó hiện đang trong quá trình xây dựng và dự kiến ra mắt trong một vài năm tới.

Sự phát triển sôi động của Cam Ranh đã thu hút được rất nhiều đơn vị quản lý quốc tế như Accor, Carlson Residor và Mövenpick. Với sự xuất hiện của nhiều siêu dự án, hầu hết các dự án nằm dọc Bãi Dài và thuộc phân khúc 4 đến 5 sao.

Đồng thời, nhiều dự án nghỉ dưỡng mở bán sản phẩm biệt thự ven biển cao cấp, được quản lý bới các thương hiệu quốc tế và đi kèm chương trình cho thuê lại.

3.5.2.2. Về công tác đầu tư hạ tầng trực tiếp cho ngành du lịch

Năm 2010, Khánh Hòa đã huy động 3.300 tỷ đồngphát triển cơ sở hạ tầng. Các dự án cấp thoát nước cho khu du lịch đã được hoàn thành, các cảng biển, nhà ga, sân bay cũng đang chuyển đổi mục đích sang phục vụ cho phát triển du lịch. Các tuyến đường phục vụ du lịch như; Nha Trang -Sân bay Cam Ranh, Đầm Môn, Hòn Bà, Vĩnh Lương – Mũi Kê Gà, Yangbay, Dốc Lết, đường đi Đà Lạt đã và đang hoàn thành, góp phần thúc đẩy kinh tế cũng như du lịch phát triển, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cũng đang được Khánh Hoà mời gọi.

3.5.2.3. Về công tác kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định số 1295/QĐ-UBND về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch, nhằm hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện nay, Khánh Hoà vẫn tiếp tục thực hiệc cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch, hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh trong việc quản lý, quy hoạch và phát triển du lịch.

3.5.2.4. Về công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

Năm 2010, UBND tỉnh Khánh Hòa thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch– Thương mại, từ khi ra đời, Trung tâm đã tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch Khánh Hoà tham gia nhiều hoạt động nhằm xúc tiến, quảng bá cho ngành du lịch của tỉnh như: Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội (2001, 2003, 2005, 2007), Tuần lễ văn hoá Việt – Nhật tại Tp. Hồ Chí Minh (2004), Hội chợ du lịch quốc tế ITE (2004 – 2006), Hội chợ Du lịch Quốc tế TRAVEX 2009 tại Hà Nội…

Ngoài ra, Trung tâm còn tiếp xúc và cung cấp thông tin quảng bá du lịch Khánh Hoà cho nhiều hãng truyền hình trên thế giới, tranh thủ các kênh tham tán và tuỳ viên thương mại, các chuyến tham quan, học tập tại nước ngoài để quảng bá du lịch Khánh Hoà, đưa website thông tin về Du lịch – Thương mại của tỉnh lên mạng kinh doanh Á – Âu (Asemconect–2005), lập các website nhằm cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch.Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị có chức năng phát hành các ấn phẩm phục vụ công tác quảng bá du lịch như: đĩa VCD tiếng nước ngoài, bản đồ du lịch, tờ rơi, cẩm nang, sách ảnh, bản tin Du lịch - Thương mại Khánh Hoà...Ngoài ra, Khánh Hòa còn tranh thủ các lễ hội, cuộc thi do tỉnh tổ chức, đăng cai tổ chức như: Festival biển (2007, 2009); chung kết Hoa hậu Việt Nam (2006); Hoa hậu thế giới người Việt (2007, 2010); Hoa hậu Trái đất (2010); hoa hậu Hoàn Vũ (2008); chung kết giải Sao Mai 2007; các tháng du lịch định kỳ hàng năm; các lễ hội truyền thống của địa phương... để quảng bá du lịch của tỉnh. Những thành công trong hoạt động quảng bá du lịch là một phần quan trọng làm nên thương hiệu du lịch Khánh Hòa như ngày nay.

3.5.2.5. Về công tác đào tạo nguồn nhân lực

Tính đến nay, Khánh Hòa có 1 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 1 trường THCN và một số trung tâm đào tạo chuyên ngành du lịch, hàng năm có từ 1300–1600 sinh viên tốt nghiệp phục vụ cho nhu cầu nhân lực du lịch của tỉnh và hiện có hơn 3.000 học viên đang theo học. Sở Du lịch – Thương mại cũng tổ chức khóa bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch (2007) cho 138 người, cấp 52 thẻ hướng dẫn viên dài hạn, nâng tổng sốhướng dẫn viên được cấp thẻ lên 72 người. Các doanh nghiệp xếp hạng từ 3 sao trở lên cũng chủ động có kế hoạch đào tạo tại chỗ hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu phát triển của đơn vị. Do đó nguồn nhân lực du lịch của tỉnh không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)