Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 35 - 38)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các chính sách đất đai và sự phát triển du lịch ở trên thế giới và khu vực. Và cũng nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình phát triển du lịch. Trong những năm gần đây các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam. Đó là các nghiên cứu về tác động kinh tế xã hội môi trường của quá trình phát triển du lịch đối với các vùng đô thị lớn.

Những đề tài này cũng đã cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc hoạch định cuộc sống, kế hoạch và quá trình phát triển du lịch, quan hệ phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề quản lý sử dụng đất trong quá trình phát triển du lịch nói chung và quản lý sử dụng đất du lịch là một vấn đề nóng bỏng cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, đã có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như:

- Phương Linh, “Du lịch trách nhiệm vì sự phát triển bền vững”, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Tác giả đã nêu bật lên những vấn đề của quá trình phát triển du lịch trong thời đại mới và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

- Xuân Lộc, “6 chiến lược phát triển bền vững khu vực Hạ Long”, Tạp chí Hà Nội mới, ngày 8 – 11 – 2012. Tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh, chỉ ra được tác động tích cực và tiêu cực của vấn du lịch ở đây. Đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp và đưa ra 6 chiến lược phát triển du lịch

- TS. Hà Văn Siêu, “Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở

Quảng Ngãi và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ”, Viện Nghiên cứu phát triển

du lịch. Tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Quảng Ngãi đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở đây.

- Đỗ Minh Tứ, “Sự phát triển của ngành du lịch Khánh Hòa trong 22 năm thực

hiện đường lối đổi mới phát triển du lịch của Đảng (1989-2010), Tạp chí Văn hóa du

lịch. Tác giả đã đánh giá những thành tựu đạt được của ngành du lịch Khánh Hoà trong 22 năm qua là kết quả của quá trình vận dụng, tìm tòi, sáng tạo trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà, nhờ đó mà những tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh đã và đang được đánh thức.

Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu của các sinh viên, học viên cao học khác về vấn đề phát triển du lịch và các chính sách liên quan đến tỉnh Khánh Hòa như: Thân Trọng Thụy (2012), Du lịch Khánh Hòa: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp, Luận

văn Thạc sĩ Du lịch, Đại học KHXH&NV Hà Nội, Nguyễn Thị Hoàng Điệp (2007),

Phát triển du lịch Khánh Hòa trong xu thế hội nhập, Luận văn Thạc sĩ Địa lí, Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Thị Kim Hoa (2004), Sự phát triển của du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỷXIX đến nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, ĐH KHXH&NV

Tp.HCM …Các luận văn ấy có góc nhìn khác nhau từ thực trạng cụ thể của từng địa phương đã chỉ rõ ảnh hưởng của sự phát triển du lịch đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Về chính sách đất đai đối với thì hiện tại ở nước ta ngoài mô hình chuyển mục đích đất trong dự án du lịch sang đất ở không hình thành đơn vị ở tại tỉnh Khánh Hòa có mô hình chuyển một phần diện tích đất trong dự án du lịch nghỉ dưởng thành đất ở để xây dựng biệt thự du lịch bảo đảm không hình thành đơn vị ở tại các dự án phát triển du lịch trên địa bàn đảo Phú Quốc, theo đó UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 2503/QĐ-UBND ngày 26/10/2015 về việc ban hành Quy chế quản lý việc chuyển đổi đất du lịch sang đất ở để xây dựng biệt thự du lịch nghĩ trên địa bàn đảo Phú Quốc. Nhằm quy định với các nội dung như:

- Tỷ lệ cho phép chuyển đổi từ đất du lịch sang đất ở tối đa là 10% trên tổng diện tích đất dự án. Yêu cầu để được chuyển đổi, dự án du lịch phải có quy mô từ hơn 40ha và chưa có bố trí đất ở trong dự án.

- Chủ đầu tư phải đầu tư xây dựng hoàn thành 100% các công trình hạ tầng kỹ thuật và tối thiểu 30% các công trình kiến trúc theo quy hoạch chi tiết. Không bố trí đất xây dựng các công trình hạ tầng xã hội để phục vụ việc hình thành đơn vị ở, trừ các công trình phục vụ chung cho toàn khu du lịch.

- Về vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với biệt thự du lịch, Chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng các công trình biệt thự du lịch.

Quy chế cũng nêu rõ, không được sử dụng các biệt thự du lịch được chuyển đổi cho bất kỳ mục đích nào khác.chỉ được sử dụng cho mục đích nghỉ dưỡng và cho thuê phục vụ du lịch thông qua chủ đầu tư dự án phát triển du lịch. Không đăng ký hộ khẩu thường trú đối với đất ở gắn liền với biệt thự du lịch. Tính đến mốc cuối tháng 7/2015, Phú Quốc đã thu hút 196 dự án đầu tư trên đảo có 136 dự án đang triển khai, tổng vốn đăng ký hơn 144.000 tỉ đồng, với tổng diện tích 5.110 ha, phần lớn là tập trung vào lĩnh vực du lịch.

Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến thực trạng phát triển du lịch và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, ở tỉnh Khánh Hòa chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy, đề tài mà tôi lựa chọn làm luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp là công trình độc lập, không trùng lặp với các công trình đã được công bố.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)