Định hướng phát triển khu vực kinh tế dịch vụ-du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 97 - 99)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.6.1. Định hướng phát triển khu vực kinh tế dịch vụ-du lịch

3.6.1.1.Quan điểm phát triển dịch vụ

- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh phát triển du lịch- thương mại-dịch vụ trở thành ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh, đạt mức tăng trưởng cao, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, phục vụ tốt hơn đời sống dân cư.

- Phối hợp, gắn kết chặt chẽ với du lịch, dịch vụ khu vực miền Trung, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh. Tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hoá với các vùng và cả nước, đặc biệt là với các tỉnh lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và thị trường TP. Hồ Chí Minh trong việc trao đổi vật tư hàng hóa, xuất-

nhập khẩu, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học-kỹ thuật... Xây dựng thị trường mở, hòa nhập với thị trường trong nước và thế giới.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ trình độ cao, có tiềm năng như tài chính-ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, khoa học-kỹ thuật; du lịch cao cấp, siêu thị, trung tâm thương mại. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ mới như bảo hiểm, tư vấn pháp luật, y tế, văn hoá- thể dục thể thao, giáo dục-đào tạo,...

- Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch theo hướng theo hướng văn minh, lành mạnh; áp dụng các loại hình kinh doanh tiên tiến, hiện đại. Chú trọng nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ, tạo dựng thương hiệu hàng hóa. Từng bước xây dựng văn minh thương mại, văn minh đô thị đáp ứng yêu cầu hội nhập trong nước và quốc tế.

* Một số chỉ tiêu phát triển dịch vụ

- Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng GDP của khối ngành dịch vụ đạt khoảng 15% giai đoạn 2011-2015 và 17-18% giai đoạn 2016-2020.

- Đưa tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ chiếm trên 45% trong cơ cấu GDP vào năm 2015 và duy trì ổn định đến năm 2020.

- Mục tiêu xuất- nhập khẩu: Phấn đấu tăng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 15-16%, đến năm 2015 đạt 1.200 triệu USD, năm 2020 đạt 2.500 triệu USD. Trong đó dịch vụ hàng công nghiệp chế biến khoảng 50%, dịch vụ xuất khẩu tại chỗ thông qua các hoạt động du lịch và các lĩnh vực dịch vụ khác khoảng 40%, hàng nông sản và các mặt hàng khác khoảng 10%.

- Khối dịch vụ thu hút khoảng 36% lao động xã hội vào năm 2015 và 40% lao động vào năm 2020.

3.6.1.2. Quan điểm phát triển Du lịch

- Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng du lịch biển, du lịch văn hóa nhân văn; điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi về cảng biển, hàng không, hệ thống giao thông đường bộ,.. đẩy mạnh phát triển du lịch Khánh Hòa thành ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh, xây dựng thương hiệu du lịch Nha Trang-Khánh Hòa trên bản đồ du lịch thế giới.

- Gắn kết chặt chẽ du lịch tỉnh Khánh Hòa với du lịch các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh. Mở rộng các tuyến du lịch trực tiếp đến các nước trong khu vực và thế giới.

- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, vui chơi giải trí, du lịch văn hóa, lễ hội, mua sắm, thưởng thức ẩm thực,... Đặc

biệt chú trọng phát triển các loại hình du lịch đặc trưng Khánh Hòa như du lịch sinh thái biển, vui chơi giải trí, thể thao biển, du lịch hội nghị-sự kiện quốc tế,…

- Gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn sinh thái biển, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đảm bảo an ninh biển đảo quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

* Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu tăng doanh thu du lịch đạt tốc độ tăng trưởng đạt 16-18%/năm thời kỳ 2011-2020.

- Đến năm 2020, xây dựng Khánh Hoà thành trung tâm du lịch lớn trong tam giác du lịch Nha Trang - Đà Lạt - Mũi Né (một trong 3 tam giác du lịch của dải ven biển miền Trung).

* Định hướng phát triển các cụm du lịch trọng điểm

- Cụm du lịch TP. Nha Trang và phụ cận: Đây là cụm du lịch trọng tâm- trung

tâm tiếp nhận và điều phối du lịch toàn tỉnh. Xây dựng thành phố Nha Trang thành trung tâm lớn về du lịch biển, trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế.

- Cụm du lịch TP Cam Ranh và phụ cận: Xây dựng khu du lịch biển Bắc bán đảo Cam Ranh (khu vực bãi Dài) thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, mang tính hiện đại, hấp dẫn cao đối với các du khách quốc tế.

- Cụm du lịch vịnh Vân Phong- khu vực Dốc Lết: Hình thành phát triển cụm du

lịch vịnh Vân Phong- khu vực Dốc Lết thành trọng điểm du lịch biển cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)