Hiện trạng sử dụng đất phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 78 - 79)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.1. Hiện trạng sử dụng đất phát triển du lịch

Tỉnh Khánh Hòa là một địa điểm hấp dẫn với bãi biển trải dài, kết hợp với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị được nâng lên nhiều lần bởi các bãi tắm và các cảnh quan này không xa trung tâm thành phố, cách nội thành Nha Trang chưa đầy 2km, có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Cũng như đã tạo cho Khánh Hòa lợi thế so sánh rất lớn về phát triển kinh tế biển cũng như phát triển các loại hình du lịch biển trong chiến lược phát triển kinh tế biển và tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa , vùng miền Trung và của cả nước.

Qua số liệu thống kê, kiểm kê tổng hợp ở các năm từ 2010 đến 2015 của tỉnh Khánh Hòa, diện tích đất sử dụng cho mục đích phát triển du lịch qua các năm thu được ở bảng 3.7.

Bảng 3.8. Diện tích đất sử dụng cho mục đích phát triển du lịch qua các năm từ 2010 đến 2015 của tỉnh Khánh Hòa Đơn vị: ha Năm Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh Đất có di tích, danh lam thắng cảnh Đất khu bảo tồn thiên nhiên Đất tôn giáo Tổng diện tích đất phục vụ phát triển du lịch 2010 5474,75 90,86 23000 303,13 28868,74 2011 5506,75 91,25 23000 303,24 28901,24 2012 5555,92 93,10 23000 302,30 28951,32 2013 5720,40 93,10 23000 307,78 29121,28 2014 4976,61 122,01 23000 283,12 28381,74 2015 5100,78 122,01 23000 282,94 28505,73 (Nguồn:[11])

Theo thống kê ở bảng trên, tính đến 1/1/2016 tỉnh Khánh Hòa có 28.505,73 ha diện tích đất phục vụ cho phát triển du lịch, chiếm 5,55% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (513.779,50 ha). Trong đó, đất khu bảo tồn thiên nhiên chiếm hầu như toàn bộ phần diện tích đất phát triển du lịch tỉnh, tới 23.000 ha chiếm 80,69% tổng diện tích đất phục vụ phát triển du lịch toàn tỉnh. Đất bảo tồn Tỉnh Khánh Hòa có 02 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) gồm khu BTTN Hòn Bà (rừng đặc dụng) và khu

BTTN biển Hòn Mun (TP Nha Trang); gồm khu bảo tồn Hòn Bà 19.200 ha thuộc 04 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Diên Khánh và khu bảo tồn biển Hòn Mun ở TP Nha Trang có diện tích 3.800 ha.

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có tổng diện tích 5.100,78 ha chiếm 17,89% tổng diện tích đất phục vụ phát triển du lịch toàn tỉnh, đất SXKD tập trung chủ yếu ở Cam Lâm (1.395,84 ha) với KCN Suối Dầu, Suối Hiệp, đất khai thác cát trắng ở Cam Hải Đông, đất kinh doanh du lịch ở Bãi Dài,...;ở Ninh Hoà (1.192,46 ha) với khu đóng tàu Vinashin Huyndai, khu du lịch Dốc Lết, Ba Hồ, suối Hoa Lan, ...;ở TP Nha Trang (993,97 ha) với khu du lịch Vinpearl Land, Hòn Tằm, khu du lịch sông Lô ở xã Phước Đồng, khu dịch vụ du lịch ven đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng,... ;ở Khánh Vĩnh (629,24 ha) với khu du lịch sinh thái thác Yang Bay;...

Đất có di tích, danh thắng cảnh trên địa bàn tỉnh chỉ chiếm một phần rất nhỏ (122,01ha), chiếm 0,43% so với diện tích phục vụ du lịch tỉnh, tập trung chủ yếu ở các vịnh biển tỉnh Khánh Hòa như vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang với các thắng cảnh nổi tiếng : Hòn Tre (Vinpearl Land), Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Miếu, Bãi Trũ, Hòn Chồng, Tháp Bà, Chùa Long Sơn…Loại đất này tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang, Cam Ranh, huyện Diên Khánh.

Đất tôn giáo sử dụng vào mục đích du lịch với diện tích 282,94 ha chiếm 0,99% diện tích phục vụ du lịch tỉnh, với rất nhiều điểm du lịch tôn giáo thu hút khách trong nước và quốc tế như tháp Bà Pô Nagar, Chùa Long Sơn, Di tích Am Chúa, khu tưởng niệm Bác sĩ Alexandre Yersin, Bộ đàn đá Khánh Sơn… Đất tôn giáo, tín ngưỡng tập trung nhiều ở TP Nha Trang, TX Ninh Hòa, huyện Cam Lâm.

Ngoài ra còn có một số diện tích đất ở đô thị được người dân ở đây sử dụng để mở các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của du khách và một số nhỏ diện tích đất cơ sở văn hóa cũng được sử dụng cho mục đích tham quan du lịch như viện Hải Dương Học, bảo tàng tỉnh Khánh Hòa,đây là địa điểm du lịch nhân văn được các du khách thường xuyên lui tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)