Tình hình biến động đất phục vụ cho phát triển du lịch và sự ảnh hưởng đến cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 83 - 86)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.4. Tình hình biến động đất phục vụ cho phát triển du lịch và sự ảnh hưởng đến cơ cấu

đến cơ cấu sử dụng đất

Trong giai đoạn 2010-2015, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch, dịch vụ và các khu đô thị mới. Do vậy, nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho các ngành du lịch - dịch vụ cũng phát triển rất nhanh làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều dự án phát triển ngành du lịch - dịch vụ như: Khu du lịch - dịch vụ ven biển, Khu du lịch VinPearl Land, Khu du lịch Bãi Dài, Khu du lịch hòn Hèo… do vậy trong giai đoạn 2010-2015,

Bảng 3.10. Biến động diện tích đất phục vụ phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa so với năm 2010

(Đơn vị: Ha)

Năm

Đất sản cơ sở xuất kinh doanh

Đất có di tích,

danh thắng Đất tôn giáo Đất khu bảo tồn thiên nhiên Diện tích (ha) Tăng, giảm so với năm trước (+/-) Diện tích (ha) Tăng, giảm so với năm trước (+/-) Diện tích (ha) Tăng, giảm so với năm trước (+/-) Diện tích (ha) Tăng, giảm so với năm trước (+/-) 2010 5474,75 - 90,86 - 303,13 - 23000 - 2011 5506,75 +32,00 91,25 +0,39 303,24 +0,11 23000 0,00 2012 5555,92 +49,17 93,10 +1,85 302,30 -0,94 23000 0,00 2013 5720,40 +164,48 93,10 0,00 307,78 +5,48 23000 0,00 2014 4976,61 -743,79 122,01 +28,91 283,12 -24,66 23000 0,00 2015 5100,78 +124,17 122,01 0,00 282,94 -0,18 23000 0,00 (Nguồn:[11])

Hình 3.3. Biểu đồ biến động diện tích đất phục vụ phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2015

Qua hình 3.3 cho thấy, hầu hết các loại đất đều có sự biến động qua các năm nhưng biến động không đáng kể và đặc biệt loại đất bảo tồn thiên nhiên là không biến động do quỹ đất cần bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch có tính nhân văn cao, thuộc di sản thế giới do đó không chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Kết quả biến động cụ thể được phân tích như sau:

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh là có sự thay đổi nhưng cũng không lớn. Năm 2011, tăng 32 ha so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do chủ yếu do chuyển sang từ đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản.

Năm 2012, tăng 49,17 ha chủ yếu do chuyển sang từ đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.

Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch, dịch vụ và các khu đô thị mới. Do vậy, nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho các ngành du lịch - dịch vụ tương đối ổn định. Trong năm vừa qua, tỉnh cơ bản chỉ tiếp tục thực hiện các dự án trỉnh trang đô thị, mở rộng đường giao thông, khu Trung tâm hành chính quận và tiếp tục thực hiện các dự án cũ đã đưa số liệu vào các kỳ thống kê trước. Tuy nhiên, để tiếp tục chỉnh trang đô thị, diện tích đất phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn có một số biến động. Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 164,47 ha, nguyên nhân do chuyển sang từ đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

Năm 2014, đất cơ sở sản xuất kinh doanh giảm 743,79 ha so với năm 2013. Nguyên nhân do điều chỉnh lại các quyết định quy hoạch, chuyển sang đất ở, chỉnh trang đô thị, mở đường giao thông và giải tỏa một phần để phục vụ cho các hoạt động du lịch.

Năm 2015, tăng 124,17 ha do chuyển sang từ đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất ở tại nông thôn, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất cơ sở tôn giáo, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông ngòi kênh rạch suối, đất đồi núi chưa sử dụng.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Năm 2011 là 303,24 ha tăng 0,11 ha so với năm 2010 chủ yếu do chuyển sang từ đất trồng cây hàng năm khác, đất cây lâu năm; Năm 2012 là 302,30 ha giảm 0,94 ha so với năm 2011 chủ yếu do chuyển sang đất có mục đích công cộng; Năm 2013 là 307,78 ha tăng 5,49 ha so với năm 2012. Cụ thể:

- Đất di tích, danh lam thắng cảnh: diện tích đây ít có sự thay đổi chỉ tập trung vào năm 2011, 2012 và 2014. Trong đó, diện tích tăng chủ yếu do chuyển sang từ đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất bằng chưa sử dụng.

- Đất bảo tồn thiên nhiên có các công trình mang tính chất lịch sử, văn hóa lâu đời, có giá trị nhân văn cao, cần được bảo tồn nên không thể thu hồi để phục vụ cho việc chỉnh trang đô thị hay chuyển qua đất ở nên không có biến động và vẫn ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế đặc thù chính sách đất đai để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2020 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)