Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 43)

1.2.2.1. Đặc điểm dân cư:

Năm 2019, dân số toàn thành phố có 124.983 người, chiếm trên 21% dân số cả tỉnh. Trong đó, dân số thành thị có 78.568 người (chiếm 68,93%), dân số trong độ tuổi lao động có 67.130 người (chiếm 58,90%) và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,26%. Nhìn chung, dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính phường, xã; mật độ bình quân là 719 người/km2. Tại khu vực các phường nội thị, nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, mật độ dân số thường cao: phường Đồng Mỹ 4.652 người/km2; Nam Lý 3.504 người/km2, Hải Đình 2.607 người/km2; thấp nhất là xã Thuận Đức 80 người/km2 và xã Nghĩa Ninh 271 người/km2.

Thành phố Đồng Hới là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình, đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thể hiện trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, y tế và các lĩnh vực kỹ thuật khác.

1.2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Năm 2019 là một năm có ý nghĩa quan trọng để thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, nên ngay từ đầu năm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã bám sát các chủ trương chính sách của trung ương, của tỉnh, để tích cực chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, vì vậy tình hình kinh tế xã hội của thành phố đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những thành quả đáng phấn khởi: Kinh tế tiếp tục phát triển; sản xuất công nghiệp vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định; sản lượng thủy sản tăng mạnh; hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, lượt khách doanh thu tăng cao; hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư; lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, công tác cải cách hành chính chuyển biến tích cực; quốc phòng an ninh được tăng cường, giữ vững; công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực như sau:

1.2.2.2.1. Lĩnh vực phát triển kinh tế

a, Sn xut Nông, lâm nghip và thy sn

Sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản năm 2019 gặp nhiều khó khăn, do hạn hạn hán và biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng các loại cây trồng, trong đó sản lượng lúa giảm 2.695 tấn so với năm trước; dịch tả lợn Châu Phi đã làm cho tổng đàn và trọng lượng xuất chồng của ngành chăn nuôi giảm, riêng khai thác thủy sản đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản cả năm ước đạt 596 tỷ đồng, bằng 99,7% KH, tăng 2,1% so với năm 2018. Chia ra giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 159 tỷ đồng giảm 8,1%; giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 35 tỷ đồng, giảm 12,5%; giá trị sản xuất nghành thủy sản ước đạt 402 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2018 [36].

* Nông nghiệp:

- Trng trt: sản xuất vụ Đông xuân thời tiết đầu vụ không được thuận lợi, rét đậm, rét hại đã làm chết 152 ha lúa; vụ Hè thu thời tiết nắng hạn kéo dài làm cho 218 ha lúa bị mất trắng do bị thiếu nước; nạn chuột và sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng dẫn đến năng suất các loại cây trồng đều đạt thấp. Diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2019 đạt 1.597,7 ha, trong đó diện tích lúa 1.556 ha giảm 228,9 ha so với năm 2018; sản lượng lúa cả năm đạt 7.033 tấn, giảm 27,7%. Gía trị sản xuất trồng trọt ước đạt 46 tỷ đồng giảm 20,7% so với năm 2018 [36]. .

- Chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của Dịch tả lợn Châu Phi làm cho tổng đàn và trọng lượng xuất chuồng giảm mạnh. Tổng thịt hơi xuất chuồng năm 2019 ước đạt 3270 tấn giảm 2% so với năm 2018. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn các loại đều tăng, riêng đàn lợn giảm mạnh (đàn trâu 415 con, tăng 4,3%; đàn bò 2.150 con, tăng 1,2%; đàn lợn 18.120 con, giảm 13,9%; đàn gia cầm 154.400 con). Công tác tuyên truyền về phòng trừ dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm được tăng cường. Chủ động phát

hiện sớm các ổ dịch, kịp thời xử lý, có biện pháp khống chế, dập tắt không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng [36]. .

* Thủy sản:

Sản lượng đánh bắt năm 2019 ước đạt 12.650 tấn, tăng 7,47% so với năm 2018. Năng lực đánh bắt tàu, thuyền ngày càng tăng, tính đến cuối năm 2019 có 598 chiếc, với tổng công suất 107.640 cv, tăng 3.418 cv so với năm 2018, trong đó tàu có công suất từ 90 cv trở lên là 233 chiếc.

Sản lượng nuôi trồng đạt 877 tấn, giảm 2,8% so với năm 2018, do công ty Đức Thắng giảm diện tích nuôi; các cơ sở nuôi đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống có năng xuất cao, chất lượng tốt vào sản xuất có hiệu quả [36].

* Lâm nghiệp

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được chú trọng. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng năm 2019 ước đạt 16.810 m3, giảm 14,5% so với năm 2018, do diện tích đưa vào khai thác năm nay ít hơn năm 2018. Công tác trồng rừng được triển khai đúng kế hoạch của UBND tỉnh giao với diện tích 85 ha. Duy trì bảo vệ an toàn 2.400 ha rừng đảm bảo không bị chặt phá. Các địa phương đã chủ động triển khai công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”. Đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn , xử lý các trường hợp khai thác, buôn bán, vận chuyển, động vật trái phép [36].

b, Công nghip

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố nhìn chung ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 dự ước thực hiện 3.188,9 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 9% so với năm 2018. Một số ngành công nghiệp có mức tăng trưởng khá như: chế biến thực phẩm tăng 9,8%; chế biến gỗ và lâm sản khác tăng 9,4%; sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại tăng 8,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 9,3%; sản xuất mộc dân dụng tăng 8,6%.

Đến nay, thành phố đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện 06 cụm CN có tổng diện tích đất là 25,7 ha; đã xét phê duyệt cho 85 doanh nghiệp, cơ sở thuê đất với tổng diện tích 24 ha, chiếm tỷ lệ 93,2%, trong đó có 51 cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động; 34 cơ sở, doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục thuê đất, lập hồ sơ thiết kế và thi công các hạng mục để đưa vào sản xuất [36].

c, Dch v

* Hoạt động thương mại

Mạng lưới dịch vụ thương mại trên địa bàn khá phát triển, các sản phẩm, hàng hoá đa dạng, đáp ứng ngày càng cao cho nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước thực hiện 12.658 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch, tăng 18,2% so với năm 2018.

* Du lịch

Đã chỉ đạo phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của thành phố. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, hiện đại đáp ứng nhu cầu của du khách. Từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Đồng Hới – Quảng Bình.

Tổ chức thành công các hoạt động Tuần Văn hóa du lịch Đồng Hới năm 2019 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như: dịch vụ vui chơi mô tô nước, dù bay, thể thao trượt cát, trải nghiệm câu mực... Lượng khách du lịch đến Đồng Hới dự ước cả năm 2019 đạt 1.497.000 lượt, tăng 18,4% so với năm 2018. Doanh thu lưu trú và ăn uống năm 2019 ước đạt 1.287 tỷ đồng, tăng 15,7% so với năm 2018 [36].

* Các loại hình dịch vụ khác

Hoạt động vận tải năm 2019 tiếp tục duy trì và phát triển toàn diện cả hệ thống giao thông và chất lượng phương tiện đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vận chuyển hàng hoá cũng như đi lại của người dân. Tổng doanh thu vận tải năm 2018 dự ước đạt 481,2 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2018; khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 11.220 nghìn người, tăng 7,7% [36].

Các hoạt động dịch vụ như: bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khám chữa bệnh và các dịch vụ tư vấn khác tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Tuy vậy, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch vẫn còn hạn chế; tỷ lệ khách lưu trú tại thành phố còn thấp; nhân lực cho hoạt động du lịch còn thiếu, tính chuyên nghiệp chưa cao; các sản phẩm du lịch và các mặt hàng lưu niệm chưa phong phú; các loại hình vui chơi, giải trí kết hợp mua sắm du lịch còn đơn điệu.

d, Xây dng cơ bn

Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2019 thực hiện 495,3 tỷ đồng, bằng 96,5% kế hoạch, trong đó ngân sách thành phố quản lý 351,2 tỷ đồng bằng 95,3% kế hoạch. Công tác thanh tra, quyết toán vốn đầu tư thực hiện đảm bảo theo đúng quy định, dự ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển phần vốn ngân sách thành phố quản lý đạt 245 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch đề ra (kể cả phần vốn chuyển nguồn) [36].

1.2.2.2.2. Lĩnh vực văn hóa xã hội

a, Giáo dc - đào to:

Quy mô, mạng lưới trường lớp trên địa bàn thành phố phát triển đa dạng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu người học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được chuẩn hóa, đồng bộ, kiên cố. Môi trường giáo dục lành mạnh, khuôn viên trường, lớp xanh-sạch-đẹp-thân thiện. Công tác xây dựng Trường đạt chuẩn Quốc gia được quan tâm. Công tác xã hội hóa giáo dục đã phát huy, thu hút được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp trong việc thành lập các trường ngoài công lập.

Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 và đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi được duy trì, củng cố và phát triển vững chắc. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được củng cố vững chắc. Hoạt động khuyến học khuyến tài tiếp tục đạt kết quả tốt, động viên kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường, góp phần

giảm tỉ lệ học sinh bỏ học. Các trung tâm học tập cộng đồng duy trì hoạt động đều đặn, tạo điều kiện cho mọi người dân được tham gia học tập.

b, Công tác y tế, dân s kế hoch hoá gia đình:

Triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đặc biệt là công tác tiêm chủng mở rộng; chú trọng công tác vệ sinh phòng dịch, chủ động triển khai và khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong điều kiện thời tiết chuyển mùa như các loại dịch bệnh liên quan đến hô hấp, sốt xuất huyết... Công tác quản lý hành nghề y, dược được chú trọng. Hiện nay thành phố có 16/16 xã, phường đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế giai đoạn 2010 - 2020; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 6,8%.

Chỉ đạo các đơn vị tích cực phối hợp thực hiện công tác truyền thông, giáo dục, vận động, mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao chất lượng và cân bằng cơ cấu dân số. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, cơ sở vật chất, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được duy trì và thực hiện tốt. Đến nay, trên địa bàn thành phố tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 96% .

c, Lĩnh vc lao động, vic làm, chính sách xã hi và xoá đói gim nghèo:

Các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn luôn được triển khai thực hiện kịp thời. Công tác lao động, tiền lương và việc làm được tăng cường, dự ước năm 2018 giải quyết việc làm cho hơn 5.200 lao động (khoảng 370 lao động đi làm việc ở nước ngoài). Tập trung chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 4114/QĐ- UBND của Chủ tịch UBND thành phố về đào tạo nghề cho lao động phục vụ phát triển du lịch, triển khai hỗ trợ dạy nghề cho người học bị ảnh hưởng do sự cố môi trường Biển theo Công văn 1918/BLĐTBXH-VL ngày 18/5/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và tổ chức hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân luôn được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Các hoạt động

tri ân người có công với cách mạng trên địa bàn được duy trì thường xuyên, đời sống vật chất, tinh thần người có công với cách mạng ổn định. Thực hiện tốt các chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)