Các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 66)

51

* Các yếu t v khí hu nh hưởng đến cháy rng

Thành phố Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, lượng mưa hàng năm bình quân 2.450 mm, nhiệt độ trung bình từ 230C- 240C.

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình của các tháng từ 270C- 280C cao nhất tháng 6 lên đến 380C, có khi lên đến 390C, 400C, lượng mưa ít, chiếm 30% - 34% lượng mưa cả năm, kết hợp với gió Tây Nam khô nóng nên thường gây ra hạn hán nghiêm trọng. Đây là thời điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao nhất, các vụ cháy có diện tích lớn thường tập trung tại thời điểm này.

- Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, mùa mưa thường trùng với bão và có gió mùa Đông Bắc nên thời tiết rất lạnh, nhiệt độ trung bình các tháng 200C - 220C, thấp nhất tháng 12 và giữa tháng 1 năm sau, nhiệt độ xuống 80C - 100C, lượng mưa bình quân chiếm 65% - 70% tổng lượng mưa cả năm. Mùa này nguy cơ cháy thường ít xảy ra do độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy cao.

Do đặc điểm của vùng khí hậu khô nóng, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu có liên quan mật thiết với đặc điểm của điều kiện khí hậu, trong đó quan trọng nhất là đặc điểm chế độ nhiệt, mưa ẩm và gió.

Số liệu thống kê ở Trạm khí tượng thủy văn Đồng Hới cho thấy, sự chênh lệch giữa các tháng mùa khô và mùa mưa là rất lớn; mùa khô bắt đầu vào đầu tháng 4 - 8; lượng mưa thấp nhất xảy ra vào các tháng 4 và 5; tháng 6, cũng có năm lượng mưa có tăng lên nhưng vẫn chưa đủ để cải thiện điều kiện khô hạn của khu vực.

Qua phân tích số liệu thực tế tại thành phố Đồng Hới, tôi nhận thấy vào mùa cháy nhiệt độ trung bình các tháng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên đại bàn toàn tỉnh Quảng Bình, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 4 (21,3oC) độ ẩm vật liệu cháy đã giảm xuống rất nhiều, do đó nguy cơ xảy ra cháy rừng là

52

khá cao. Sự xuất hiện của gió Tây Nam hàng năm trên địa bàn đã làm nguy cơ cháy rừng ngày càng cao, đặt biệt là vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 trên địa bàn thành phố đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Thời gian và mức độ xảy ra cháy rừng hàng năm trên địa bàn thành phố Đồng Hới được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Thời gian và mức độ xảy ra cháy rừng hàng năm trên địa bàn thành phốĐồng Hới.

Thời gian

trong năm Mô tả lượng mưa

Mức độ cháy rừng

% Ý kiến đồng ý

Tháng 1 Mưa nhỏ nhưng số ngày mưa nhiều 0 100

Tháng 2 Mưa nhỏ và đủ ẩm cho đất * 100

Tháng 3 Mưa nhỏ và đủ ẩm cho đất * 96,2 Tháng 4 Ít mưa, nhưng nhiều sương mù ** 76,9 Tháng 5 Thỉnh thoảng có mưa dông, nắng

nóng, khô hạn, gió tây nam *** 96,2 Tháng 6 Thỉnh thoảng có mưa dông, nắng

nóng, khô hạn, gió tây nam *** 92,3 Tháng 7 Không có mưa, nắng nóng, khô hạn,

gió tây nam *** 84,6

Tháng 8 Không có mưa, nắng nóng, khô hạn,

gió tây nam *** 88,5

Tháng 9 Có mưa rải rác, nắng nóng ** 53,8 Tháng 10 Mưa lớn và số ngày mưa nhiều 0 100 Tháng 11 Mưa lớn và số ngày mưa nhiều 0 100 Tháng 12 Mưa vừa và số ngày mưa nhiều 0 100

(Nguồn: Theo số liệu điều tra 2019) Ghi chú: *** cao, trung bình ** và thấp *

Qua bảng số liệu cho thấy, cháy rừng ở bắt đầu xảy ra vào tháng 4 và kết thúc vào khoảng tháng 9, khác với các năm trước đây. Đặc biệt các tháng 5 đến

53

tháng 8 là 4 tháng có số vụ cháy rừng xảy ra nhiều nhất, bởi vì các tháng này nhiệt độ cao năng nóng và kết hợp với gió tây nam (gió lào), ngoài ra đây là thời điểm du khách thăm quan nhiều, học sinh nghỉ hè.

Kết quả ở bảng trên cho thấy mọi người thống nhất cao (trên 85% ý kiến đồng ý) về nguyên nhân khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ và gió tây nam) là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng (***) đến cháy rừng trên địa bàn thành phố Đồng Hới và tập trung vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

* Din tích rng trng tăng và rng thun loài

- Diện tích rừng trồng tăng: Hiện nay, do nhu cầu thị trường cung cấp gỗ cho nguyên liệu giấy và gỗ xây dựng dân dụng ngày càng tăng, vì vậy diện tích rừng trồng tăng lên nhiều. Diện tích rừng trồng tăng, NCCR ngày càng cao đã trở thành mối quan tâm của lực lượng PCCCR, các chủ rừng và người dân.

- Phương thức trồng rừng truyền thống là thuần loại: Thành phố Đồng Hới có diện tích rừng trồng là 3.749,89 ha, chủ yếu là rừng thông, keo, phi lao, bạch đàn với nhiều cấp tuổi khác nhau. Đây là những trạng thái rừng thường có nhiều thực bì là cây bụi và thảm tươi. Vào mùa khô nguồn vật liệu cháy này trở thành nguồn vật liệu cháy nguy hiểm. Các vụ cháy lớn hàng năm trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu tập trung ở rừng trồng, đặc biệt là rừng thông nhựa.

- Thiếu sự hợp tác của các chủ rừng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó có PCCCR. Đặc biệt rừng trồng của các hộ gia đình, do thiếu sự hợp tác giữa các hộ nên không phát hiện kịp thời vi phạm về lửa rừng từ trẻ chăn trâu, người nhặt phế liệu, đốt mã....thậm chí do thù hằn cá nhân mà đốt rừng.

* Các yếu t kinh tế nh hưởng đến cháy rng

Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến cháy rừng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, các hoạt động phục vụ kế sinh nhai của người dân hàng ngày như:

- Các cá nhân đi tìm phế liệu, rà sắt.

- Đi lấy mật bằng việc đốt ong, thu hái các lâm sản phụ dưới tán rừng. - Xử lý thực bì rừng trồng.

54

Mặc dù mức độ tạo ra thu nhập của các hoạt động trên không lớn, nhưng đó là hoạt động truyền thống của người nghèo, trẻ chăn trâu và người đồng bào, tuy nhiên các hoạt động này của người dân chính là nguy cơ gây cháy rừng.

* Các yếu t văn hóa xã hi nh hưởng đến cháy rng

- Văn hóa thờ cúng và tâm linh của người dân thành phố: Do nhu cầu đời sống ngày càng cao, người dân đô thị thờ cúng nhiều và đốt vàng mã tăng, kết hợp với ý thức không tốt, nên đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cháy rừng trong thời gian gần đây.

- Người dân chưa hiểu các điều cấm lửa khi vào rừng: Thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật về PCCCR đầy đủ, đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm gia tăng nguyên nhân cháy rừng ở những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao.

- Thiếu sự liên kết trong công tác bảo vệ rừng trồng của các chủ rừng. Một trong những nguyên nhân xuất hiện cháy rừng ở địa bàn nghiên cứu là do chủ rừng trồng chủ quan và hơn nữa họ thiếu liên kết với nhau để bảo vệ rừng.

- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Đồng Hới và Phong Nha Kẻ Bàng cũng làm một trong những nguyên nhân gây cháy rừng do sự bất cảnh của người du khách và sựa quản lý không chặt chẻ của các bên liên quan.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đến công tác PCCCR trên địa bàn thành phố được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đến công tác PCCCR trên địa bàn thành phố.

Các yếu tốảnh hưởng Nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp Mức độ quan trọng % ý kiến đồng ý

1.Mưa ít, nhiệt độ cao và gió Tây Nam trong tháng

Nguyên nhân trực

tiếp. Khó khắc phục *** 92,3 2.Diện tích trồng rừng tăng, Nguyên nhân trực *** 88,5

55 trồng thuần loài, thiếu sự hợp tác về QLBVR của các hộ gia đình

tiếp, có thể khắc phục được

Các yếu tốảnh hưởng Nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp Mức độ quan trọng % ý kiến đồng ý 3.Các hoạt động phục vụ kế sinh nhai của người dân (đốt ông, đốt rẫy, phế liệu, xử lý thực bì...) Nguyên nhân trực tiếp, có thể khắc phục được *** 96,2 4.Đốt vàng mã trong rừng, sự bất cẩn của du khách của các lễ hội, du lịch...

Nguyên nhân gián tiếp, khó khắc phục được

** 73,1

5.Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm đám cháy còn hạn chế

Nguyên nhân gián

tiếp, khắc phục được * 69,2

6. Thiếu sự phối hợp của các bên có liên quan

Nguyên nhân gián

tiếp, khắc phục được ** 76,9 7. Thiếu kinh phí cho hoạt động

PCCCR: chi trả, phương tiện....

Nguyên nhân gián

tiếp, khắc phục được * 73,1

(Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2020)

Tóm li: Các yếu tố khí hậu (lượng mưa, gió nóng) có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đến cháy rừng và rất khó khắc phục (có 92,3% ý kiến đồng ý), bởi vì nó thuộc điều kiện tự nhiên; các yếu tố rừng trồng (diện tích tăng, trồng rừng thuần loài...) và các hoạt động mưu sinh (đốt rẫy, đốt ong, khai thác phế liệu…) cũng có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến cháy rừng, tuy nhiên có thể khắc phục được (có từ 88-96% ý kiến đồng ý), bởi vì đây là những nhân tố kinh tế ở các địa phương ít nhiều có tác động đến nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.

56

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)